Đề xuất cơ chế lương, thưởng “đặc thù” cho Công ty mua bán nợ
Bộ Tài chính đề xuất giao cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn cơ chế tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người lao động và người quản lý phù hợp với đặc thù của Công ty mua bán nợ Việt Nam (DATC).
DATC từng gây xôn xao dư luận vì mức lương “khủng” trả cho nhân viên.
Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo Nghị định về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam (DATC).
Một trong những điểm mới đáng chú ý tại dự thảo này là các quy định liên quan đến tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người lao động và người quản lý của DATC (chương II, điều 31)
Cụ thể, Bộ Tài chính đề xuất cơ chế tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người lao động và người quản lý của DATC thực hiện theo quy định của pháp luật đối vơi doanh nghiêp nha nươc và phù hợp với tính chất đặc thù, nhiệm vụ hoạt động của công ty.
Bên cạnh đó, cơ quan này cũng đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn cơ chế tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người lao động và người quản lý phù hợp với đặc thù của DATC.
Video đang HOT
Theo Bộ Tài chính, hiện nay cơ chế tiền lương của DATC thực hiện theo quy định chung đối với doanh nghiệp nhà nước (Nghị định số 51/2016/NĐ-CP và Nghị định số 52/2016/NĐ-CP). Tuy nhiên, thực tế thời gian qua, tiền lương và thu nhập của người lao động, người quản lý DATC diễn biến không ổn định.
“Gần đây nhất là năm 2017 và kế hoạch năm 2018, tiền lương của DATC giảm so với năm 2016 mặc dù chỉ tiêu doanh số mua nợ không giảm, và phụ thuộc vào các chỉ tiêu như năng suất lao động, tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có lương, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước…”, Bộ Tài chính cho biết.
Cũng theo đơn vị này, với đặc thù hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh rủi ro, mua và xử lý nợ xấu, các doanh nghiệp DATC tham gia xử lý nợ, tái cơ cấu là các doanh nghiệp có tình hình tài chính khó khăn nên việc thu hồi nợ (là doanh thu của DATC) cũng phụ thuộc vào khả năng phục hồi hoạt động của doanh nghiệp tái cơ cấu.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng cho rằng, hoạt động tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản loại trừ của các doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu cũng là nguồn thu của DATC, phụ thuộc vào tiến độ sắp xếp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp và cũng không có tính ổn định.
“Do đó, diễn biến của các chỉ tiêu tính lương của DATC cũng phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan, vì vậy việc nghiên cứu quy định cơ chế tiền lượng phù hợp với đặc thù hoạt động của DATC là cần thiết”, Bộ Tài chính đề xuất.
Trước đó vào năm 2016, DATC từng gây xôn xao dư luận vì mức lương “khủng” trả cho nhân viên. Cụ thể năm 2016, doanh nghiệp này đã chi gần 67 tỷ đồng quỹ tiền lương và gần 17 tỷ đồng quỹ tiền thưởng cho 192 lao động. Thu nhập bình quân (tiền lương) của người lao động DATC cả năm đạt 29 triệu đồng/người/tháng, cao hơn mức thu nhập bình quân năm 2015 là 28,1 triệu đồng/người/tháng.
Riêng với người quản lý của DATC, mức lương năm 2016 là 54,8 triệu đồng/người/tháng, tăng mạnh so với mức dự kiến trước đó là 40,8 triệu đồng/người/tháng.
Còn theo báo cáo mới nhất về quỹ tiền lương, thưởng năm 2017 được DATC công bố vào tháng 4/2018 thì mức lương bình quân của người lao động là 26,3 triệu đồng/người/tháng, người quản lý là 49,4 triệu đồng/người/tháng.
Theo vneconomy.vn
Hiệu trưởng Trường Marie Curie: Không cần tăng lương giáo viên, chỉ cần cho nghỉ việc những người yếu kém
Hiệu trưởng Trường THPT Marie Curie (Hà Nội) cho rằng, khi sắp xếp lại đội ngũ quản lý, cho nghỉ việc những người có năng lực yếu kém thì năng suất lao động tăng, lương nhà giáo sẽ tăng mà không cần chính sách ưu đãi nào.
Ngày 24/8, Thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng tổ chức hội nghị đóng góp ý kiến về dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) và dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) cho rằng, chỉ có năng suất lao động mới tạo ra của cải vật chất và tiền bạc, chính sách không vẽ được ra tiền.
Vì vậy, ngành giáo dục cũng giống như những ngành khác, cần phải cơ cấu lại hệ thống các trường công lập; sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên; giảm biên chế thừa; cho nghỉ việc những người năng lực yếu kém...
"Làm được việc này năng suất lao động sẽ tăng, lương nhà giáo sẽ tăng, cuộc sống nhà giáo sẽ ổn định bền vững. Không cần chính sách ưu đãi kiên cường nào khác", ông Khang nhấn mạnh.
Hiệu trưởng Trường Marie Curie Nguyễn Xuân Khang phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Quốc hội)
Hiệu trưởng Trường Marie Curie cũng nhận định, lương cán bộ, công chức hành chính sự nghiệp công lập của nước ta rất thấp, người lao động không sống được bằng lương là do năng suất lao động của người Việt Nam quá thấp.
Trước đó, tại hội nghị, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng cần có chính sách ưu tiên chế độ lương cho các nhà giáo.
Các đại biểu cho hay, nếu có tiền lương thích đáng thì có thể thu hút người giỏi vào ngành sư phạm, không cần tín dụng sư phạm.
Vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng số lượng tuyển sinh ngành Sư phạm phải được dự báo tương đối chính xác nhu cầu theo phát triển dân số, phát triển giáo dục bắt buộc từng giai đoạn.
Các đại biểu cho biết, nghị quyết của Đảng là "Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp", nếu luật hóa được điều này sẽ có ý nghĩa tôn vinh nhà giáo rất lớn. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lại cho rằng, việc ưu đãi này trong bối cảnh hiện nay không cải thiện được nhiều cuộc sống của nhà giáo.
Theo vtc.vn
Sáng kiến kinh nghiệm, sao lại bị phản đối dữ dội thế? Trong giáo dục và đào tạo, sáng tạo là rất cần thiết. Thế nhưng, tại sao "sáng kiến kinh nghiệm" lại bị phản ứng dữ dội từ giáo viên? LTS: Những ý tưởng sáng kiến trong việc giảng dạy rất cần thiết tuy nhiên giáo viên lại ngán ngẩm việc làm "sáng kiến kinh nghiệm". Thầy giáo Sơn Quang Huyến chỉ ra nguyên...