Đề xuất chuyển giao 11 con hổ ở Thanh Hoá cho trung tâm cứu hộ
Đàn hổ ở Thanh Hoá bị đề nghị chuyển giao do không đủ điều kiện nuôi nhốt và không có khả năng bảo tồn đa dạng sinh học.
Trung tâm giáo dục thiên nhiên (EVN) và Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa vừa thống nhất không tiếp tục cấp đổi, gia hạn hoặc cấp mới giấy chứng nhận nuôi 11 cá thể hổ của gia đình ông Nguyễn Mậu Chiến và bà Lê Thị Hồng tại khu vực cồn Tàu Voi (xã Xuân Tín, huyện Thọ Xuân).
Đàn hổ này được đề xuất chuyển giao đến các Trung tâm cứu hộ có đủ điều kiện tiếp nhận.
Trước mắt gia đình ông Chiến, bà Hồng tiếp tục chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo đảm các điều kiện thiết yếu đến khi hoàn thiện các thủ tục chuyển giao đàn hổ cho Trung tâm cứu hộ. Gia đình cũng không được phép di chuyển, giết mổ hoặc buôn bán số hổ kể trên. Chủ trang trại buộc phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và vật nuôi.
Đàn hổ trong trang trại của gia đình ông Chiến. Ảnh: Lam Sơn.
Video đang HOT
Tổ chức EVN và cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa giao Hạt kiểm lâm và UBND xã Xuân Tín có trách nhiệm giám sát đảm bảo giữ nguyên số cá thể hổ trong trại. Nếu để xảy ra tình trạng hổ chết, hoặc thất thoát thì lực lượng kiểm lâm Thọ Xuân phải chịu trách nhiệm.
Đại diện chủ hộ, ông Lê Văn Toàn cho biết gia đình vẫn có nguyện vọng được nuôi 11 cá thể hổ nhưng với những quyết định mới của cơ quan chức năng, họ sẵn sàng tuân thủ. Tuy nhiên, gia đình mong muốn các cơ quan chức năng có phương án hỗ trợ quá trình nuôi 11 cá thể hổ trong suốt 11 năm qua, bởi bình quân mỗi ngày gia đình phải mua 50 kg đầu, cánh gà làm thức ăn cho đàn hổ.
Theo hồ sơ từ kiểm lâm Thanh Hoá, đàn hổ được ông Chiến mua bên Lào về nuôi nhốt từ năm 2006. Ban đầu, việc nuôi nhốt hổ không được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Đến năm 2011, ông Chiến được Chi cục Kiểm lâm cấp phép nuôi nhốt đàn hổ trong 5 năm (22/5/2012 đến 22/5/2017).
Hiện trang trại nuôi 11 cá thể hổ trưởng thành, gồm 4 đực và 7 cái, trọng lượng mỗi con 150-170 kg.
Trại hổ này từng xảy ra vụ tai nạn hổ vồ nghiêm trọng. Vào ngày 28/5, sau buổi tổng kết năm học, em Mai Văn Chiến (13 tuổi, xã Quảng Phú, huyện Thọ Xuân) và hai bạn cùng lớp rủ nhau tới trang trại nuôi hổ ở xã Xuân Tín chơi. Khi hai bé trai trèo lên tường rào xem hổ, bất ngờ một con trong đàn vồ trúng chân Chiến khiến phần bắp thịt và nhiều mạch máu bị đứt. Không có người lớn phát hiện trợ giúp, một bạn đi cùng đã cởi áo băng bó vết thương rồi chở Chiến về nhà.
Chiến sau đó được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa huyện Thọ Xuân cấp cứu. Do vết thương nặng, em được chuyển ra Viện bỏng quốc gia (Hà Nội) điều trị. Cháu bé may mắn giữ được chân phải.
Lê Hoàng
Theo VNE
Được bạn tặng khỉ quý hiếm, người đàn ông giao nộp để bảo tồn
Được một người bạn tặng một cá thể Khỉ mặt đỏ quý hiếm, người đàn ông không để nuôi nhốt làm cảnh hay giết thịt mà tự nguyện giao nộp cho các cơ quan chức năng để bảo tồn.
Ngày 22-6, Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật VQG Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) cho biết đơn vị này vừa tiếp nhận 1 cá thể khỉ mặt đỏ từ Công an Phường Nam Lý (TP Đồng Hới) để tiến hành chăm sóc, cứu hộ.
Tại thời điểm tiếp nhận, cá thể Khỉ mặt đỏ có biểu hiện mất tập tính hoang dã - ảnh VQG Phong Nha - Kẻ Bàng cung cấp
Theo thông tin cung cấp, cá thể Khỉ mặt đỏ có trọng lượng 4kg được ông Lê Đức Phúc, trú tại Tổ dân phố 5 (phường Nam Lý, TP Đồng Hới) giao nộp cho Công an Phường Nam Lý.
Theo tường trình của ông Phúc , vào ngày 18-6, ông được một người bạn tặng cho cá thể khỉ này để nuôi làm cảnh. Tuy nhiên, được sự tuyên truyền, vận động của các cán bộ công an phường Nam Lý, ông Phúc đã tự nguyện giao nộp cá thể này để thả về môi trường tự nhiên. Tại thời điểm tiếp nhận, cá thể khỉ mặt đỏ có biểu hiện mất tập tính hoang dã.
Công an phường Nam Lý bàn giao Khỉ mặt đỏ cho các cơ quan chức năng để bảo tồn
Khỉ mặt đỏ có tên khoa học là Macaca arctoides là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB theo quy định tại Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ quy định về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Hiện tại các bác sĩ thú y của Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật đang chăm sóc, cứu hộ để thả về môi trường tự nhiên khi đủ điều kiện./.
Theo M. Tuấn (Người lao động)
Thả khỉ mặt đỏ quý hiếm về rừng Ông Đào Xuân thủy - Phó Giám đốc Vườn quốc gia Chư Mom Ray (huyện Sa Thầy, Kon Tum) cho biết, đơn vị vừa thả thành công cá thể khỉ mặt đỏ quý hiếm về rừng. Trước đó, vào khoảng cuối tháng 9, ông Nguyễn Văn Nam (TP Kon Tum) đã mang 1 cá thể khỉ mặt đỏ, thuộc nhóm IIB, là loài...