Đề xuất chuyển công an khởi tố 7 đơn vị chây ỳ, trốn đóng bảo hiểm
Ngày 3.12, trong một động thái cương quyết xử lý, Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh đã có cuộc họp tham vấn với các cơ quan: LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh, Sở LĐTBXH, Công an tỉnh… nhằm hoàn thiện quy trình hồ sơ để sớm đưa 7 doanh nghiệp chây ỳ, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (gọi tắt là BHXH) khởi tố trước cơ quan pháp luật.
Rất nhiều công nhân lao động ở Cty CP may Quảng Ninh thiệt thòi do doanh nghiệp chậm đóng BHXH kéo dài đã ảnh hưởng đến quyền lợi của chính họ. Ảnh: T.N.D
7 doanh nghiệp này có số nợ cao nhất và đã bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính về vi phạm nêu trên, là: Cty CP may Quảng Ninh (trên 10,3 tỉ đồng); Cty CP sửa chữa tàu biển Nosco- Vinalines (hơn 6,6 tỉ đồng); Cty CP xây dựng vật liệu xây dựng Kim Sơn (9,6 tỉ đồng)…, nằm trong số 30 đơn vị, doanh nghiệp có số nợ BHXH cao và kéo dài từ 6 tháng trở lên với số nợ chiếm 50% trên tổng số tiền nợ 160 tỉ đồng của cơ quan BHXH tỉnh Quảng Ninh (tính đến 30.11.2018).
Video đang HOT
Tại cuộc họp này, Cơ quan BHXH và LĐLĐ, Sở LĐTBXH, Công an tỉnh Quảng Ninh đã đưa ra ý kiến đồng thuận, cùng xem xét kỹ lưỡng những doanh nghiệp đủ dấu hiệu, đủ căn cứ khởi tố theo điều 216 Bộ luật Hình sự về tội danh “trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN” cho người lao động.
Do chỉ còn gần 1 tháng kết thúc năm 2018, đại diện Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đề nghị BHXH tỉnh Quảng Ninh sớm trao đổi thông tin và cung cấp tài liệu cụ thể 1 đến 2 trường hợp ban đầu, nhằm xử lý điểm để các doanh nghiệp khác tự giác chấp hành.
T.N.D
Theo Laodong
Gần 200 giáo viên bị thôi việc sẽ được trả lại 2,3 tỷ bảo hiểm
Ông Đinh Xuân Hướng - chủ tịch UBND huyện Như Thanh (Thanh Hóa) vừa ký kết luận thanh tra đột xuất việc thực hiện chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp đối với giáo viên, nhân viên ngành giáo dục và đào tạo thôi hợp đồng lao động tính đến năm 2017 tại huyện Như Thanh.
Theo đó, tính đến năm 2017, trên địa bàn huyện Như Thanh có tổng số 182 giáo viên các môn đặc thù, nhân viên hành chính trong ngành giáo dục và đào tạo thôi hợp đồng lao động tại 53 trường học (bao gồm giáo viên, nhân viên hành chính, kế toán) ở các bậc học mầm non, tiểu học, THCS, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.
Qua thanh tra, cho thấy tổng số tiền Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm thất nghiệp những trường hợp trên phải đóng là gần 5 tỷ đồng (từ năm 2005 đến 2017). Trong đó, chủ sử dụng lao động (UBND huyện Như Thanh) phải đóng cho người lao động số tiền hơn 3,3 tỷ đồng (số còn lại người lao động phải đóng). Tuy nhiên, đến thời điểm thanh tra số tiền người sử dụng lao động mới đóng có 2,5 tỷ đồng (còn nợ hơn 834 triệu đồng). Trong đó, người sử dụng lao động chỉ đóng có 178 triệu đồng bằng tiền ngân sách nhà nước, còn 2,3 tỷ đồng người lao động phải "đóng hộ".
Nguyên nhân của tình trạng trên là do thiếu một số vị trí, môn đặc thù để xây dựng trường chuẩn Quốc gia; nguồn thu ngân sách thấp, khả năng tự cân đối ngân sách dành để chi trả các chế độ bảo hiểm cho giáo viên, nhân viên hợp đồng gặp khó khăn; công tác đánh giá, dự báo sự biến động tăng, giảm học sinh theo chu kỳ biến động dân số trong từng thời kỳ của ngành giáo dục của huyện Như Thanh chưa được quan tâm đúng mức để làm hợp đồng lao động cho phù hợp với thực tế. Các phòng, ban liên quan chưa ý thức đầy đủ về quyền lợi và trách nhiệm đối với người lao động hợp đồng; chưa thường xuyên đấu mối, phối hợp kiểm tra, rà soát, tham mưu kịp thời cho UBND huyện thực hiện chế độ bảo hiểm cho người hợp đồng lao động.
Kết luận trên nêu rõ: UBND huyện có trách nhiệm chi trả lại cho người lao động đã đóng thay cho người sử dụng lao động với số tiền hơn 2,3 tỷ đồng, hoàn thanh xong trong quý 3 năm 2019... Những khuyết điểm, tồn tại nêu trên trách nhiệm trước hết thuộc về tập thể, cá nhân có liên quan thuộc UBND huyện, phòng Nội vụ, phòng Giáo dục và Đào tạo, phòng Tư Pháp...
HOÀNG LAM
Theo TPO
"Cứu cánh" của người lao động Theo ông Nguyễn Công Chánh - Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Kiên Giang, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được xem là "cứu cánh" cho người lao động (NLĐ) khi vừa mất việc, đời sống lâm vào cảnh khó khăn, thiếu thốn. Thủ tục chi trả rườm rà Theo ông Nguyễn Công Chánh, quá trình triển khai và thực hiện...