Đề xuất chưa siết vốn ngân hàng vào BĐS: Đừng tùy tiện!
Đề xuất chỉ là một kênh tham khảo, ngân hàng là bên cho vay, chịu nhiều rủi ro nên phải rất thận trọng.
Không thể tùy tiện mở room
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho rằng, chưa cần thiết áp dụng quy định kể từ ngày 1/01/2019, các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn.
Hiệp hội kiến nghị Chính phủ và NHNN tiếp tục cho các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng tối đa 45% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn; hệ số rủi ro của các khoản vay để kinh doanh bất động sản là 200%.
Trao đổi với Đất Việt về đề xuất này của HoREA, TS Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN Việt Nam cho rằng, việc NHNN chặt chẽ trong cho vay bất động sản là điều tất yếu nhằm đảm bảo chất lượng được tốt hơn, đặc biệt khi bài học từ cơn sốt bất động sản năm 2007-2008 khiến hệ thống ngân hàng phải trả giá rất nhiều khi xử lý nợ xấu vẫn còn đó.
Phân tích cụ thể, nguyên Thống đốc NHNN Việt Nam chỉ rõ, bất động sản và tiêu dùng nằm trong diện đối tượng đầu tư nhưng là đối tượng rủi ro cao đối với hệ thống tín dụng. Khi xét độ an toàn của hệ thống ngân hàng, nếu lạm phát hay bội chi ngân sách ở mức cao hoặc hiệu kinh doanh thấp, lập tức cơ quan quản lý phải nghĩ ngay đến việc thắt chặt cho vay bất động sản và cho vay tiêu dùng.
Cho vay bất động sản vẫn chứa nhiều rủi ro. Ảnh minh họa
Trong bối cảnh hiện nay, lạm phát của Việt Nam vẫn phụ thuộc vào bên ngoài, quan hệ Mỹ-Trung, vấn đề xuất nhập khẩu…, vì thế kiểm soát tín dụng để chống lạm phát, đảm bảo kinh tế bền vững là nhiệm vụ phải đặt lên hàng đầu, trong đó phải xem xét mức độ gia tăng cho vay bất động sản và cho vay tiêu dùng có đảm bảo an toàn, chống được rủi ro hay không.
“Để đối phó với tình hình thực tế của Việt Nam và đối phó với áp lực bên ngoài có xu hướng đe dọa đến nền kinh tế Việt Nam phải khống chế và kiểm soát chặt chẽ cho vay bất động sản. Ngân hàng là đơn vị quản lý nguồn vốn nên biết được độ an toàn ra sao.
Một khi ngân hàng thấy việc cho vay đã đến ngưỡng, thấy được khả năng quản lý và tình trạng của thị trường bất động sản ra sao, ngân hàng có thể khống chế việc cho vay lại.
Video đang HOT
HoREA đại diện cho các doanh nghiệp bất động sản, phải bảo vệ quyền lợi của hội viên, nhưng đề nghị của HoREA cũng chỉ là một kênh tham khảo.
Ngân hàng là người bỏ tiền ra cho vay, gặp rủi ro có thể khiến ngân hàng mất vốn, rơi vào thế nguy nan. Vì lẽ đó, doanh nghiệp cứ kiến nghị còn quyết định nằm ở ngân hàng. Nếu ngân hàng xem xét diễn biến thị trường bất động sản, thấy nhiều dự án tốt, an toàn, chống được rủi ro thì vẫn có thể mở room. Bản thân doanh nghiệp bất động sản cũng phải chứng minh được hiệu quả kinh tế của dự án.
Ngược lại, khi thấy việc cho vay chứa nhiều rủi ro, đe dọa đến sự an toàn của hệ thống thì đương nhiên ngân hàng phải siết lại, khống chế việc cho vay”, TS Cao Sĩ Kiêm phân tích.
Bởi việc siết cho vay bất động sản căn cứ vào tình hình thực tế của thị trường nên vị chuyên gia bày tỏ lo ngại, nếu tiếp tục nới room cho vay bất động sản, tín dụng sẽ khó đến được với các ngành sản xuất, kinh doanh có nhu cầu vốn thực sự, trái mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam.
Ông cũng nhắc lại bài học vỡ bong bóng bất động sản năm 2007-2008 khiến hệ thống ngân hàng ôm khối nợ xấu khổng lồ và cảnh báo, nếu ngân hàng tùy tiện mở room trong khi không quản lý được việc đầu tư, giá ảo bất động sản tăng lên, nguy cơ vỡ thị trường này là khó tránh khỏi và kéo theo đó là cả nền kinh tế lao đao.
Vay bất động sản núp bóng vay tiêu dùng: Dân gánh nhiều rủi ro
Trong một thông tin liên quan, theo HoREA, trong 8 tháng đầu năm 2018, dư nợ bất động sản cả nước chiếm tỷ trọng khoảng 7% tổng dư nợ tín dụng, chưa bao gồm một phần tín dụng tiêu dùng có liên quan bất động sản. Nếu thống kê cả phần tín dụng tiêu dùng có liên quan bất động sản thì tỷ trọng tín dụng bất động sản lên đến khoảng 14,43%.
Tại TP.HCM, dư nợ bất động sản là 10,8% cao hơn mức bình quân của cả nước. Nếu tính cả tín dụng cho vay tiêu dùng có liên quan bất động sản thì cho vay bất động sản trên địa bàn thành phố chiếm tỷ trọng khoảng 15% tổng dư nợ.
Về vấn đề này, TS Cao Sĩ Kiêm cho rằng, cho vay bất động sản cũng là cho vay tiêu dùng và nếu tính gộp vào sẽ rất rủi ro cho hệ thống ngân hàng, ảnh hưởng đến an toàn của cả nền kinh tế.
Bản thân người dân khi vay cũng chịu nhiều rủi ro.
“Khi không có khả năng trả nợ, người dân sẽ bị siết nhà, căn nhà đó bị đem đấu giá và như vậy khó bằng được giá ban đầu. Trường hợp nhà chưa đấu giá được cũng bị tịch thu, rất phức tạp”, ông nói.
Theo vị chuyên gia, thị trường bất động sản thời gian tới vẫn phát triển bởi đời sống của người dân tăng lên kéo theo nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu về nhà ở cũng tăng lên.
“Vì thế, cho vay bất động sản rất cần sự quản lý chặt chẽ của NHNN, tuyệt đối không thể nới lỏng”, TS Kiêm nhấn mạnh.
Thành Luân
Theo baodatviet.vn
VCB thoái vốn MBB và EIB
Vietcombank (VCB) vừa công bố thông tin chào bán ra công chúng cổ phần tại NH Quân Đội - MB (mã CK: MBB) và Eximbank (mã CK: EIB) mà VCB sở hữu. Thời gian đấu giá dự kiến vào giữa tháng 10 tới. Theo các dự báo đưa ra gần đây, trong đợt thoái vốn này, việc đấu giá thành công hay không còn tùy vào khẩu vị của nhà đầu tư trước tình hình sức khỏe của các NH.
Yêu cầu cấp thiết để giải sở hữu chéo
Ngày 17 và 21-9 vừa qua, VCB đã lần lượt công bố thông tin chào bán cổ phần tại MBB và EIB đang thuộc sở hữu của NH này. Cụ thể VCB chào bán 53,4 triệu cổ phiếu MBB với giá khởi điểm 19.641 đồng/cổ phiếu. Thời gian đấu giá dự kiến ngày 12-10. Đồng thời, VCB cũng đăng ký chào bán với phương thức đấu giá công khai 45,6 triệu cổ phiếu EIB cho nhà đầu tư tổ chức và cá nhân. Giá khởi điểm là 14.497 đồng/cổ phiếu, thời gian đấu giá dự kiến ngày 22-10.
Hồi đầu năm, VCB cũng cho biết việc thoái vốn khỏi Eximbank sẽ được tiến hành trong tháng 1-2018, sau đó lại dời đến quý II và đến nay mới chính thức mở đấu giá. Dù vậy, giới chuyên gia cũng kỳ vọng sau khi giải quyết ổn thỏa vụ việc của bà Chu Thị Bình, việc bán vốn của VCB tại Eximbank sẽ thuận lợi hơn.
Mục đích thực hiện 2 đợt chào bán cổ phiếu lần này của VCB nhằm tuân thủ Thông tư 36/2014 của Thống đốc NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động của các TCTD, chi nhánh NH nước ngoài, và phê duyệt của NHNN tại Công văn 2706 ngày 24-4-2018 về việc người đại diện phần vốn nhà nước tại VCB đề nghị điều chỉnh phương án thoái vốn của VCB tại Vietnam Airlines, MB và Eximbank.
Liên quan đến vấn đề này, năm ngoái, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu NHNN giải trình làm rõ về việc VCB còn tồn tại sở hữu chéo, chưa tuân thủ quy định của NHNN. Sau đó Thống đốc NHNN cho biết, VCB còn sở hữu cổ phần tại một số NH nhằm tạo thuận lợi cho các NH này, tuy nhiên phải thoái vốn theo quy định.
Sau đó, tại Công văn 6375 ngày 10-8-2017, Thống đốc đã yêu cầu VCB thực hiện thoái vốn đầu tư tại các TCTD khác (bao gồm cả phần vốn góp tại MB và Eximbank), nhằm đảm bảo hết ngày 31-1-2018 VCB tuân thủ giới hạn NHTM mua, nắm giữ cổ phiếu của TCTD khác quy định tại Khoản 3, Điều 20, Thông tư 36/2014. Tuy nhiên, đã quá thời hạn yêu cầu, VCB chưa hoàn thành được, do đó NHNN yêu cầu người đại diện phần vốn nhà nước tại VCB chỉ đạo VCB khẩn trương thực hiện thoái vốn để tuân thủ quy định tại Công văn 2706.
Theo Điều 20 của Thông tư 36/2014, NHNN đã quy định NHTM mua và nắm giữ cổ phiếu của TCTD khác phải đáp ứng các điều kiện tại thời điểm mua; nắm giữ cổ phiếu như giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn vốn đã đăng ký; đảm bảo giới hạn về tỷ lệ an toàn quy định; có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%...
Theo đó, NHTM chỉ được mua, nắm giữ cổ phiếu tối đa không quá 2 TCTD khác, trừ trường hợp TCTD khác là công ty con của NHTM đó; chỉ được mua, nắm giữ dưới 5% vốn có quyền biểu quyết của TCTD khác đó. NHTM không được cử người tham gia HĐQT tại TCTD mà NHTM đã mua, trừ trường hợp là công ty con, tham gia tái cơ cấu theo chỉ định của NHNN.
Tại thời điểm này, VCB đang nắm khoảng 150,6 triệu cổ phiếu MBB (tương đương 6,97% vốn điều lệ) và 101,2 triệu cổ phiếu EIB (tương đương 8,19% vốn điều lệ). Nếu chào bán thành công 53,4 triệu cổ phiếu MBB, VCB sẽ thu về ít nhất 1.048 tỷ đồng, giảm tỷ lệ sở hữu xuống 4,5% và không còn là cổ đông lớn của MB. Tương tự, nếu bán hết 45,6 triệu cổ phiếu EIB, VCB thu ít nhất 661 tỷ đồng và chỉ còn nắm giữ hơn 55,6 triệu cổ phiếu, chính thức không còn là cổ đông lớn của Eximbank.
Vẫn lo ngại EIB
Trước khi thực hiện 2 đợt đấu giá nói trên, hồi tháng 4-2018, VCB cũng đã thực hiện thành công phiên đấu giá bán 6,67 triệu cổ phiếu OCB. Mức giá khởi điểm bán cổ phần đưa ra 13.000 đồng, nhưng nhà đầu tư trả giá cao nhất lên đến 28.500 đồng. Đợt chào bán cổ phần này giúp VCB thu về 171,96 tỷ đồng, trong đó có 128 nhà đầu tư đã mua cổ phần gồm 127 nhà đầu tư cá nhân và 1 nhà đầu tư tổ chức, tất cả đều là nhà đầu tư trong nước.
Trong các phiên đấu giá sắp diễn ra, đối tượng tham gia chủ đạo cũng là nhà đầu tư trong nước. Bởi vì MB đã khóa tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài ở mức 20% và NH cũng đã kín room ngoại. Trong khi đó, tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài tại EIB là 30%, tính đến thời điểm 31-8-2018, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài là 29,9506%, room còn lại chỉ 0,0494%. Do room ngoại đã cạn, nên các chuyên gia dự báo giá bán có thể chỉ cao hơn một chút so với giá khởi điểm cũng như giá cổ phiếu vào ngày thực hiện đấu giá.
Liên quan đến việc đấu giá, tại bản cáo bạch, VCB cũng nhận định về rủi ro của đợt chào bán lần này. Cụ thể, đợt chào bán cổ phiếu tại 2 NH này sẽ phụ thuộc vào diễn biến tình hình thị trường chứng khoán niêm yết tại thời điểm chính thức đấu giá, tâm lý của nhà đầu tư cũng như tính hấp dẫn của cổ phần MBB và EIB. Vì vậy có thể có rủi ro không bán hết số cổ phần dự định chào bán. Tuy nhiên, trên thị trường hiện các chuyên gia tài chính nghiêng về khả năng đấu giá thành công cổ phần tại MBB hơn EIB, xuất phát từ khẩu vị rủi ro đối với các NH này.
Đối với MBB, thông báo về kế hoạch thoái vốn của VCB đã được nhà đầu tư chờ đợi trong thời gian qua. Đồng thời, MBB đang nằm trong danh mục nhóm cổ phiếu được chú ý. NH này hứa hẹn mức tăng trưởng ấn tượng trong năm nay khi lợi nhuận trước thuế hợp nhất 6 tháng đạt đến 3.800 tỷ đồng, vượt lợi nhuận hợp nhất cả năm 2016. Dư nợ của MBB trong 6 tháng cũng đã đạt 200.000 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2017, tỷ lệ nợ xấu chỉ 1,23%.
Ngoài ra, NH này còn đang đẩy mạnh các mảng kinh doanh tiềm năng khác như bancassurance, tài chính tiêu dùng, mở rộng mảng NH đầu tư với sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp có tài sản bảo đảm G-Bond. Ngay từ đầu năm, NH này cũng đã mạnh dạn đặt mục tiêu lợi nhuận lên đến 6.800 tỷ đồng, tăng 47% so với năm 2017. Đồng thời, tỷ lệ chi trả cổ tức và cổ phiếu thưởng dự kiến cho năm 2018 đến 25%.
Trong khi đó, hoạt động của EIB trong 6 tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn hơn. Mặc dù NH lãi ấn tượng 921 tỷ đồng, cao gấp đôi cùng kỳ năm 2017, nhưng phần này chủ yếu đến từ khoản tăng đột biến của thu nhập góp vốn (nhờ thoái vốn khỏi Sacombank) và giảm mạnh trích lập dự phòng rủi ro. Trong khi đó, tại thời điểm 30-6-2018, tổng tài sản của Eximbank sụt giảm 1,7% so với đầu năm xuống còn 146.802 tỷ đồng. Cho vay khách hàng giảm nhẹ 0,7%, đạt 99.601 tỷ đồng, huy động tiền gửi của khách hàng đạt 114.223 tỷ đồng, giảm 2,8% so với đầu năm.
Sự sụt giảm huy động vốn được các chuyên gia nhận định là do ảnh hưởng từ vụ việc khách hàng Chu Thị Bình bị ông Lê Nguyễn Hưng, Phó Giám đốc Eximbank TPHCM làm giả giấy tờ chiếm đoạt 245 tỷ đồng vào ngày 28-2-2018. Điều này cũng đã đưa cổ phiếu EIB đi xuống từ mức đỉnh trong gần 4 năm là 16.200 đồng/cổ phiếu hồi tháng 2, xuống 14.050 đồng/cổ phiếu tại thời điểm 26-9. Mới đây, Eximbank đã đền bù khoản tiền gốc 245 tỷ đồng cho bà Chu Thị Bình. Khoản tiền này chiếm khoảng 30% lợi nhuận sau thuế cả năm 2017 của Eximbank.
Trong mùa đại hội cổ đông vừa qua, các cổ đông của NH này cũng nằm trong nhóm không được chia cổ tức năm 2017. Đó là những điểm dẫn đến dự báo việc thoái vốn tại NH sẽ khó hơn. Thực tế việc thoái vốn không thành công cũng đã từng diễn ra trong lĩnh vực NH do thị trường chưa phù hợp, không có người mua, giá quá thấp, hoặc một vài lý do khác cũng đã từng diễn ra.
ĐỖ LINH
Theo saigondautu.com.vn
AIIB muốn đầu tư vào Việt Nam: Quyền mặc cả? Theo chuyên gia, Việt Nam không thiếu các địa chỉ cho vay tiền, nhưng như thế không có nghĩa là chúng ta tăng được quyền mặc cả Lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) vừa có buổi làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Việt Nam. Tại buổi làm việc, lãnh đạo AIIB cho...