Đề xuất cho người lao động nghỉ thêm ngày Gia đình Việt Nam 28/6
“Nhiều ý kiến tiếp tục đề nghị bổ sung quy định về việc tăng thêm ngày nghỉ hưởng nguyên lương đối với người lao động và chọn ngày Gia đình Việt Nam (28/6)”, bà Thúy Anh nêu.
Hôm nay, Quốc hội dành nguyên một ngày thảo luận ở hội trường dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi).
Trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo luật, Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thuý Anh cho hay, một số ý kiến đại biểu Quốc hội và nhiều Đoàn đại biểu Quốc hội tán thành với đề xuất của Chính phủ về việc tăng thêm một ngày nghỉ có hưởng lương
Bà Nguyễn Thúy Anh.
“Nhưng không tán thành lựa chọn ngày 27/7 mà đề xuất chọn Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) hoặc một ngày khác”, bà Anh nói.
Về vấn đề này, theo Ủy ban TVQH, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Trưởng Ban soạn thảo dự án Bộ luật xin rút đề xuất tăng thêm một ngày nghỉ có hưởng lương là ngày 27/7 hằng năm sau khi Quốc hội thảo luận tại Hội trường tại Kỳ họp 7.
Chính phủ đề nghị “giữ nguyên số ngày nghỉ lễ như hiện nay, không đề xuất thêm ngày nghỉ”.
“Tuy nhiên, quá trình lấy ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội về dự thảo Bộ luật và kiến nghị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nhiều ý kiến tiếp tục đề nghị bổ sung quy định về việc tăng thêm ngày nghỉ hưởng nguyên lương đối với người lao động và chọn ngày Gia đình Việt Nam (28/6)”, bà Nguyễn Thuý Anh báo cáo trước Quốc hội.
Video đang HOT
Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục xin ý kiến đại biểu Quốc hội theo hai phương án.
Phương án 1: không bổ sung ngày nghỉ lễ.
Phương án 2: bổ sung một ngày người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương và chọn ngày Gia đình Việt Nam (ngày 28/6 dương lịch).
Cũng theo bà Thuý Anh, Ủy ban TVQH không tán thành việc đề xuất mở rộng khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa dù thực tế người sử dụng lao động và người lao động có nhu cầu.
“Việc tăng thời giờ làm thêm trong điều kiện công tác thanh tra, kiểm tra, chế tài xử lý vi phạm còn hạn chế sẽ có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp lợi dụng thời giờ làm thêm, khai thác tối đa sức lao động, hậu quả là người lao động sẽ cạn kiệt sức lao động sớm hơn so với tuổi lao động”, bà Thúy Anh nêu.
Song, Chính phủ vẫn mong muốn tiếp tục trình Quốc hội phương án tăng thời giờ làm thêm như đã trình tại kỳ họp thứ 7 để Quốc hội tiếp tục thảo luận.
Vì vậy, Ủy ban TVQH quyết định đề xuất 2 phương án để Quốc hội xem xét, cho ý kiến:
Cụ thể, phương án 1: quy định theo hướng giữ khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa như Bộ luật hiện hành.
Đồng thời, ghi rõ nâng thời giờ làm thêm theo tháng là 40 giờ/tháng thay vì 30 giờ/tháng và bổ sung quy định cụ thể về các trường hợp được tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm để người lao động biết, làm cơ sở cho việc giám sát tuân thủ, bảo vệ được quyền lợi, sức khỏe của người lao động.
Phương án 2: nâng khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa từ 300 giờ theo quy định hiện hành lên 400 giờ/năm theo đề xuất của Chính phủ.
Theo bà Thuý Anh, quy định theo phương án này không khống chế thời gian làm thêm giờ theo tháng, nhưng Chính phủ phải tiếp tục nghiên cứu các kiến nghị của ĐBQH, chuẩn bị danh mục cụ thể các ngành, nghề được mở rộng khung làm thêm từ trên 300 giờ đến 400 giờ.
Bên cạnh đó, đánh giá tác động và bổ sung quy định trả lương lũy tiến làm thêm giờ kể từ giờ thứ 201 hoặc từ giờ thứ 301 trở đi và trình Quốc hội dự thảo Nghị định chi tiết.
Theo Trí Thức Trẻ
Bộ Y tế: 'Tha thiết giữ quỹ phòng chống tác hại thuốc lá'
Một vấn đề được đặt ra tại phiên họp là sự tồn tại của Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Ngày 4-10, tiếp tục phiên họp toàn thể của Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, tổ chức thẩm tra báo cáo của Chính phủ về kết quả hoạt động và quản lý, sử dụng Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2018 - 2019.
Một vấn đề được đặt ra tại phiên họp là sự tồn tại của Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá, khi vừa qua đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ xây dựng lộ trình để bãi bỏ quỹ.
Bà Nguyễn Thúy Anh phát biểu tại phiên họp toàn thể lần thứ 15. Ảnh: HOÀNG HẢI
Bà Nguyễn Thúy Anh, Chủ nhiệm Ủy ban, cho rằng tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bà vẫn bảo vệ quỹ, vì chỉ cách đây mấy năm, chính Quốc hội sau khi tranh luận đã quyết định có quỹ này, giờ phải đánh giá lại xem nó có cần thiết nữa không?
Theo bà Thúy Anh, quỹ cũng có vấn đề vì chỉ có nguồn thu từ tiền đóng của doanh nghiệp, mà theo quy định còn hai nguồn thu khác là nguồn tài trợ đóng góp từ thiện của cơ quan tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, nguồn thu hợp pháp khác.
Liên quan đến vấn đề trên, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế, Giám đốc quỹ) nói: "Chúng tôi tha thiết nếu được thì duy trì quỹ, vì đây là vấn đề sức khỏe nhân dân, vấn đề cộng đồng chứ không phải của một cá nhân nào".
"Quốc hội mà bỏ thì bỏ thôi nhưng đây là sức khỏe nhân dân. Trước đây khi thông qua luật này, chị Mai (bà Trương Thị Mai, Trưởng ban Dân vận Trung Ương, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội), nói là luật này không phải vì tiền mà là nhân văn, vì sức khỏe con người", ông Khuê nói.
Theo ông Khuê, đơn vị cũng thấy rằng cần phải nỗ lực rất nhiều. Đây là vấn đề cộng đồng, rất khó đồng bộ tất cả. Đặc biệt phải làm sao để tránh chuyện sử dụng kinh phí không hiệu quả. "Ở đây có một số anh biết, bản thân anh em chúng tôi ở trong quy hoạch nọ kia, không bao giờ dám làm cái gì, làm việc cũng rất là sợ, lo lắng", ông Khuê giãi bày.
Giải ngân chậm, sợ hợp thức hóa
Ông Nguyễn Ngọc Phương (ĐB Quốc hội tỉnh Quảng Bình) cho rằng nghe công tác giải ngân chỉ đạt 20% trong 6 tháng đầu năm là không chấp nhận được.
"Vì sao lại chậm phê duyệt kế hoạch, từ đầu năm mà đến tháng 8 mới phê duyệt được kế hoạch, cái này đâu phải chỉ năm này mà là từ năm 2014 đến bây giờ? Kế hoạch chậm thì ở các tỉnh, địa bàn làm sao người ta triển khai được? Đến bây giờ mới quyết toán được 20%, mà còn mấy tháng nữa thì làm sao làm hết được?
Nói thật kiểu phê duyệt kế hoạch chậm, rồi đưa về cho các tỉnh không khéo lại có cái hợp lý hóa hồ sơ để thanh toán, điều này rất có thể xảy ra", ông Phương nêu hàng loạt câu hỏi, và đề nghị Ban Quản lý quỹ phải làm rõ nguyên nhân.
V.LONG - ĐỨC MINH
Theo PLO
Đại biểu Quốc hội đề nghị kiểm soát tình trạng tư nhân hóa các bệnh viện công lập Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, hiện nhiều bệnh viện được giao tự chủ nhưng còn thiếu các cơ chế kiểm soát dẫn đến hiện tượng lạm dụng các dịch vụ y tế không cần thiết, làm tăng chi phí cho người bệnh... Phiên giải trình của Ủy ban về các...