“Đề xuất chính sách, tôi không vì chuyện “quyền anh, quyền tôi”
“Chính tôi là người đề xuất chính sách, đã bàn thảo rất thận trọng, không có chuyện cẩu thả, cũng không có chuyện “quyền anh, quyền tôi” ở đây” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định trước Quốc hội.
Kết thúc buổi làm việc chiều qua, 10/11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhắc tới vấn đề làn sóng lao động rời bỏ Thành phố Chí Minh và các tỉnh trọng điểm kinh tế phía Nam về các địa phương không chỉ một lần mà 3 lần, theo số liệu của Bộ trưởng Bộ Lao động là khoảng 1,3 triệu người. Lãnh đạo Quốc hội yêu cầu, không chỉ Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, cho đến khi kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn vào trưa mai, 12/11, các thành viên Chính phủ cùng tập trung báo cáo, giải trình, làm rõ thêm vấn đề này trước cử tri và Quốc hội.
Phiên chất vấn Bộ trưởng LĐ-TB&XH tại Quốc hội kéo từ chiều 10/11 sang sáng 11/11 (Ảnh: Quốc Chính).
Theo Chủ tịch Quốc hội, ngoài vấn đề xác định nguyên nhân, trách nhiệm, nhất là trách nhiệm của nhà nước đối với dân thì quan trọng là giải pháp để giải quyết việc thiếu hụt lao động ở các thị trường này, giải quyết sinh kế và việc làm cho người lao động đang đi về các tỉnh. Hơn nữa, Chủ tịch Quốc hội đặt câu hỏi, qua việc này, cả nước rút ra được bài học kinh nghiệm gì trong việc phân tích, đánh giá, dự báo và nhà nước có cam kết là không để xảy ra tình trạng này trong tương lai không?
Đó là trách nhiệm của cả chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương, ở cả nơi có lao động rời đi và nơi có lao động trở về.
Video đang HOT
Các Bộ trưởng, Trưởng ngành và các đại biểu Quốc hội trao đổi thêm với Bộ trưởng Lao động bên hành lang Quốc hội.
Cũng trong buổi chiều qua, có 4 đại biểu đã đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, chờ câu trả lời trong sáng nay, 11/11.
Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt
Đây là yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Đào Ngọc Dung đưa ra tại Lễ ký kết chương trình phối hợp công tác giữa Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và Cục Việc làm (thuộc Bộ LĐ-TB&XH), diễn ra ngày 22/4, tại Hà Nội.
Phát biểu tại lễ ký kết, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung biểu dương lãnh đạo hai đơn vị đã chủ động bàn thảo, bắt tay để xúc tiến những công việc có tính chất nền tảng của toàn ngành trong thời gian tới về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và việc làm.
Điểm lại một số kết quả nổi bật của ngành trong lĩnh vực GDNN, lao động việc làm 5 năm qua, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh: Đổi mới nâng cao chất lượng GDNN, gắn kết công tác đào tạo với thị trường lao động, việc làm bền vững, an sinh xã hội được thực hiện đồng bộ; Giải quyết việc làm gần 8 triệu lao động; Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị luôn duy trì ở mức dưới 4 %; Cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực, tỷ lệ lao động khu vực nông lâm ngư giải từ 45% năm 2015 xuống còn 32% năm 2020...
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đặt ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá chiến lược. Một trong 3 khâu đột phá chiến lược là phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt.
Ông Trương Anh Dũng, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp (bên phải) và ông Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm ký kết chương trình phối hợp công tác trước sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH (Ảnh: TG)
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, một trong những nhiệm vụ của 5 năm tới là chuyển đổi kỹ năng cho người lao động nhằm mục tiêu phát triển bao trùm bền vững với 3 trụ cột cơ bản là kỹ năng lao động, việc làm thỏa đáng và an sinh bền vững. Phải nâng cao tỉ lệ lao động qua đào tạo lên 70-75%, trong đó tỷ lệ có chứng chỉ, bằng cấp đạt 30% (hết nhiệm kỳ 2021-2025) tiến đến 40% vào năm 2030. Đây là tỉ lệ tương đương mặt bằng chung các nước phát triển.
"Nghị quyết Đại hội XIII nhấn mạnh việc phát huy tối đa nhân tố con người; con người là trung tâm, chủ thể, là nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển. Điều đó đã đặt ra mục tiêu thời gian tới của ngành phải khơi dậy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN theo hướng linh hoạt và mở" - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung lưu ý.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh nhiệm vụ tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động, nhất là ở nông thôn; giảm tỉ lệ lao động khu vực phi chính thức. Hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và sử dụng lao động.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung việc gắn kết GDNN và việc làm là yêu cầu tất yếu và bắt buộc chúng ta phải đổi mới trong 5 năm tới.
Để làm được điều đó, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung yêu cầu các Bên thực hiện tốt nhiệm vụ chính: Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cho cha mẹ, người học, xã hội coi việc học nghề là tất yếu; tập trung xây dựng hệ thống và dự báo cung cầu lao động; gắn chặt giữa đào tạo với tạo việc làm...
Theo chương trình phối hợp, giai đoạn 2021-2025, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và Cục Việc làm sẽ phối hợp nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung nhiệm vụ sau:
Xây dựng, tham mưu xây dựng các chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của các Bên.
Xây dựng, triển khai chương trình, dự án, đề án tăng cường mối quan hệ giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các tổ chức dịch vụ việc làm.
Xây dựng, triển khai các chương trình, dự án, đề án đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho các đối tượng chính sách....
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Thị trường lao động đang phục hồi Các khu công nghiệp chế xuất phía Nam đã phục hồi sản xuất từ 50 đến 80%, số lao động trở lại làm việc 70 đến 75%, có địa phương tới 90%. Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết thông tin trên, tại phiên thảo luận của Quốc hội chiều 8/11. Theo ông, đại dịch ảnh...