Đề xuất cấp giấy phép bay cho IPP Air Cargo: Bộ Công Thương nói gì?
Bộ Công Thương vừa có công văn gửi Văn phòng Chính phủ về việc cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty cổ phần IPP Air Cargo.
Theo Bộ Công Thương, hiện Việt Nam có 5 hãng hàng không đang khai thác vận chuyển hàng hóa kết hợp trên chuyến bay chuyên chở hành khách, chưa có hãng bay hàng hóa chuyên dụng.
Thị trường vận chuyển hàng hóa quốc tế của Việt Nam đang có 29 hãng hàng không nước ngoài đến từ 16 quốc gia tham gia khai thác. Trong khi đó, thị phần hàng hóa quốc tế của các hãng hàng không Việt Nam giai đoạn 2020 – 2021 chỉ vào khoảng 11%.
Máy bay của IPP Air Cargo. (Ảnh: IPP Air Cargo)
Với xu thế chung trên thế giới hiện nay là phát triển chuỗi cung ứng toàn cầu, cộng thêm bối cảnh Việt Nam đã ký kết và thực thi nhiều hiệp định thương mại tự do, trong đó có thị trường mục tiêu là các nước phát triển với những phân khúc hàng hóa cần được vận chuyển với thời gian ngắn, mang tính thời vụ cao thì việc có một hãng hàng không chuyên chở hàng hóa do nhà đầu tư trong nước đầu tư sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của logistics hàng không Việt Nam, giúp mở rộng thị trường cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Video đang HOT
Từ đó, Bộ Công Thương đề nghị Văn phòng Chính phủ, căn cứ vào ý kiến của Bộ Giao thông Vận tải (cơ quan quản lý chuyên ngành) và ý kiến của các bộ, ngành khác có liên quan, báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.
Tháng 8/2022, Văn phòng Chính phủ có công văn gửi các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Công an, Quốc phòng nhằm trưng cầu ý kiến về báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải liên quan đến đề xuất cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho IPP Air Cargo.
Trong văn bản gửi Văn phòng Chính phủ mới đây, Bộ Quốc Phòng ủng hộ việc cấp giấy phép kinh doanh vận tải hàng không cho IPP Air Cargo.
“Việc cấp phép cho Công ty cổ phần IPP Air Cargo thực hiện dịch vụ vận tải hàng hóa, góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành Logistics Việt Nam, phù hợp mục tiêu phát triển tổng thể và chiến lược chung phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Bộ Quốc phòng đồng ý chủ trương cấp phép cho Công ty cổ phần IPP Air Cargo thực hiện dịch vụ vận tải vận chuyển hàng không, đặc biệt thời điểm thị trường hàng không phục hồi sau đại dịch COVID-19″, văn bản của Bộ Quốc phòng nêu.
IPP Air Cargo có vốn điều lệ 300 tỷ đồng do ông Nguyễn Hạnh làm Chủ tịch Hội đồng quản trị xin được cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không hàng hóa với số lượng tàu bay khai thác năm đầu tiên là 5 tàu bay, tăng dần đến năm thứ 5 khai thác 10 tàu bay. Loại tàu bay sẽ đưa vào khai thác là B737/B777/A330 và các loại tàu bay tương đương.
Mạng đường bay nội địa mà IPP Air Cargo kết nối trung tâm sản xuất như Cần Thơ, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Tây Nguyên (Lâm Đồng, Pleiku), Hải Phòng, Quảng Ninh…với trung tâm trung chuyển hàng hóa Hà Nội, TP.HCM để kết nối quốc tế khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á, châu Âu.
Đường sắt đề xuất cơ chế vận chuyển hàng hóa sang Trung Quốc
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam vừa đề xuất với Bộ Giao thông vận tải (GTVT) một số giải pháp cấp bách và dài hạn nhằm nâng cao sản lượng, hiệu quả công tác vận tải liên vận quốc tế bằng đường sắt.
Theo đó, để thúc đẩy nâng cao năng lực tổ chức hiệu quả tuyến vận tải đường sắt đến châu Âu và ngược lại, cũng như với Trung Quốc, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đề xuất các cơ quan có thẩm quyền triển khai 5 nhóm giải pháp cấp bách và 2 nhóm giải pháp mang tính dài hạn.
Với nhóm giải pháp cấp bách, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam kiến nghị Tổng cục Hải quan bố trí nhân viên, thời gian làm thêm để giải quyết thủ tục cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường sắt (hiện Hải quan tại một số ga đường sắt còn chưa làm đủ toàn thời gian do đang làm việc theo chế độ phòng chống dịch).
Các giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao sản lượng và hiệu quả công tác vận tải liên vận quốc tế bằng đường sắt (Ảnh: BGT).
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đề nghị Bộ GTVT kiến nghị với Đường sắt Trung Quốc và Chính quyền sở tại Quảng Tây, Hà Khẩu mở hoạt động lại Trung tâm kiểm định thực vật tại ga Bằng Tường, ga Sơn Yêu làm cơ sở tiếp nhận trái cây, nông sản bằng đường sắt; đồng thời tăng thêm số lượng hàng trái cây (hiện có 9 loại) được phép vận chuyển qua đường sắt.
Đơn vị này mong muốn Bộ GTVT và tỉnh Bắc Giang sớm bổ sung ga Kép thành ga liên vận quốc tế. Bên cạnh đó, các địa phương có ga đường sắt tạo điều kiện kết nối bãi hàng với đường bộ và không cấm tải các đoạn đường bộ kết nối với bãi hàng, nhà ga.
Đặc biệt, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đề nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép bổ sung danh mục các sản phẩm lắp ráp, chế tạo đầu máy, toa xe vào và danh mục sản phẩm cơ khí trọng điểm được ưu tiên đầu tư phát triển theo Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 15/3/2018 về việc phê duyệt chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 để Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam chủ động việc đầu tư đóng mới đầu máy, toa xe.
Với các cơ chế, chính sách dài hạn, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành triển khai nghiêm túc, đầy đủ Quyết định 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021 để giúp phát triển đồng bộ, toàn diện mạng lưới đường sắt quốc gia.
Để có đủ nguồn hàng vận tải liên vận đường sắt quốc tế, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính hướng dẫn các doanh nghiệp chuyển sang xuất nhập khẩu theo hình thức chính ngạch để rút ngắn thủ tục, thời gian thông quan cũng như có được kế hoạch xuất nhập khẩu hàng hóa để có thể vận chuyển được bằng đường sắt.
Từ đầu năm 2020 do tác động của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, đặc biệt vận tải hành khách đã giảm sâu. Trước tình hình đó, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam xác định tập trung vận tải hàng hóa, trong đó phát triển mạnh vận tải hàng hóa liên vận quốc tế.
Năm 2021, sản lượng vận tải hàng hóa liên vận quốc tế bằng container tăng cao, trong đó hàng xuất là 8.200 container, hàng nhập là 11.000 container và hàng quá cảnh là 3.400 container, tăng ít nhất 180% so với năm 2020.
Tuy nhiên, do hiện nay hệ thống kho, bãi hàng tại các ga còn thiếu, không đủ tiêu chuẩn và không được kết nối với các loại hình vận tải khác là điểm nghẽn dẫn đến hàng hóa bị ách tắc, giảm năng lực thông qua.
Hệ thống bãi hàng tại các ga chưa có được bãi hàng đủ tiêu chuẩn vận hành container, đặc biệt là container lạnh. Mặt khác hiện chỉ có các ga: Đồng Đăng, Lào Cai, Yên Viên, Hải Phòng có tổ chức thực hiện thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu (có hải quan) nên khi khối lượng tăng thì tập trung ở ga Đồng Đăng, Yên Viên nên dẫn đến ách tắc.
Bộ Công Thương nêu loạt giải pháp giải quyết ùn tắc tại cảng biển Trả lời Công văn số 8823/BTC-TCHQ ngày 6/8/2021 của Bộ Tài chính về việc xin ý kiến dự thảo Thông tư Quy định về giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu ùn tắc tại cảng biển (dự thảo Thông tư), Bộ Công Thương nhấn mạnh, về cơ bản, nhất trí...