Đề xuất cấp 6.000 tấn gạo hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bão lũ
Bộ Tài chính vừa có các công văn trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định xuất cấp hàng dự trữ Quốc gia hỗ trợ các địa phương để khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của mưa lũ.
Ngập lụt tại xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN.
Để kịp thời khắc phục hậu quả thiên tai, sớm ổn định đời sống cho nhân dân bị ảnh hưởng mưa lũ, UBND các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và các Bộ, Ngành hỗ trợ hàng dự trữ quốc gia (DTQG). Theo đó, các địa phương đề nghị hỗ trợ từ nguồn DTQG là 6.000 tấn gạo (trong đó Quảng Bình 3.000 tấn gạo; Quảng Trị 1.000 tấn gạo; Thừa Thiên Huế 1.000 tấn gạo; Quảng Nam 1.000 tấn gạo) và các trang thiết bị như: máy phát điện, xuồng cao tốc, phao áo, phao tròn, phao bè, nhà bạt, hóa chất, vắc xin, xe lội nước GAZ 59307…
Trước diễn biến phức tạp của thiên tai cần cứu trợ khẩn cấp, trên cơ sở đề xuất của 4 địa phương, căn cứ các quy định pháp lý về xuất hàng DTQG, Bộ Tài chính đã có Công văn 12727/BTC-NSNN trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định xuất cấp khẩn cấp 6.000 tấn gạo từ nguồn DTQG để ủng hộ các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, bằng với mức đề nghị của các địa phương.
“Căn cứ vào mức xuất cấp gạo Thủ tướng Chính phủ quyết định, giao UBND chịu trách nhiệm hỗ trợ gạo cho địa phương đúng đối tượng, kịp thời theo quy định. Các địa phương báo cáo kết quả thực hiện cứu trợ gạo cho người dân, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh kịp thời, đúng quy định số lượng gạo cho từng địa phương”, đại diện Bộ Tài chính nêu rõ.
Đồng thời, Bộ Tài chính cũng có Công văn 12720/BTC-TCDT trình Thủ tướng Chính phủ xuất cấp một số vật tư, trang thiết bị từ nguồn DTQG hỗ trợ các địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai. Theo đó, tổng giá trị hàng DTQG xuất cấp cho 4 tỉnh nêu trên khoảng 29,3 tỷ đồng.
Video đang HOT
Về các loại vắc xin, thuốc khử trùng, sát khuẩn, hóa chất, xe lội nước GAZ 59037 phục vụ công tác chỉ huy, chỉ đạo theo đề nghị của các địa phương thuộc các mặt hàng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công an trực tiếp quản lý, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành xem xét, chủ trì trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ các địa phương để khắc phục hậu quả do mưa lũ theo trình tự xuất cấp hàng DTQG quy định.
“Hiện nay, căn cứ đề nghị của UBND các tỉnh và các quy định, quy trình, trình tự thủ tục về xuất cấp hàng DTQG hiện hành, Tổng cục DTNN đang phối hợp với các đơn vị có liên quan khẩn trương trình Bộ Tài chính; đồng thời, có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ để hỗ trợ cho các địa phương bảo đảm nguyên tắc hỗ trợ kịp thời, đúng quy định”, ông Phạm Vũ Anh – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước (DTNN) nói.
Để đảm bảo hàng DTQG đến các địa phương và người dân vùng bị bão lũ, ngập lụt được sớm nhất sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền, Tổng cục DTNN đã phối hợp chặt chẽ với UBND các tỉnh, các bộ, ngành và các cơ quan có liên quan để trình cấp có thẩm quyền ban hành quyết định xuất cấp hàng DTQG kịp thời ứng cứu, hỗ trợ nhân dân các địa phương trong thời gian sớm nhất, bảo đảm tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, Tổng cục DTNN chỉ đạo các Cục DTNN khu vực xây dựng kế hoạch, chuẩn bị sẵn sàng về phương tiện vận chuyển, bốc xếp; kiểm tra chất lượng hàng hóa trong kho DTQG; bố trí cán bộ, công chức ứng trực để sẵn sàng triển khai các thủ tục liên quan để thực hiện việc xuất kho, vận chuyển, giao nhận hàng DTQG đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, kịp thời theo kế hoạch tiếp nhận của UBND các tỉnh ngay sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.
Xuất khẩu rau quả đạt gần 2,5 tỷ USD 9 tháng đầu năm 2020
Giá trị xuất khẩu rau quả tháng 9 năm 2020 đạt 250 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu rau quả 9 tháng đạt gần 2,5 tỷ USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu rau quả tháng 9 năm 2020 đạt 250 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu rau quả 9 tháng đạt gần 2,5 tỷ USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2019.
Nguyên nhân xuất khẩu rau quả giảm bởi Trung Quốc là thị trường đứng đầu nhập khẩu rau quả của Việt Nam giảm mạnh với mức trên 26% so với cùng kỳ năm 2019. Đây cũng là lý do khiến thị trường này hiện chỉ chiếm trên 58% thị phần. Giá trị xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc trong 8 tháng đạt 1,31 tỷ USD. Tuy nhiên, ở nhiều thị trường khác, xuất khẩu rau quả Việt Nam đều có sự tăng trưởng tốt như: Hoa Kỳ tăng gần 6%; Hàn Quốc tăng 18%; Nhật Bản tăng 11%, đặc biệt Thái Lan tăng gần 230%.
Bên cạnh đó, giá trị xuất khẩu rau quả giảm còn do giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng chiếm tỷ trọng cao giảm. Điển hình có thanh long - mặt hàng chiếm thị phần cao nhất với trên 36% tổng giá trị xuất khẩu giảm gần 6%; chuối chiếm gần 6%, giảm gần 10%; sầu riêng giảm 58,5%; vải quả giảm trên 21%...
Xuất khẩu rau quả đạt gần 2,5 tỷ USD 9 tháng đầu năm 2020. Ảnh minh họa.
Tận dụng lợi thế của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA), các doanh nghiệp đang đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng mà thị trường này ưa chuộng như: chanh dây, dừa, bưởi da xanh, thanh long... bằng đường tàu biển và hàng không.
Hiện EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của rau quả Việt Nam. Rau quả là một trong những mặt hàng nông sản được hưởng lợi ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Bởi, EU cam kết mở cửa rất mạnh cho rau quả Việt Nam bằng việc xóa bỏ ngay 94% trong tổng số 547 dòng thuế rau quả và các chế phẩm từ rau quả. Mức cam kết này của EU sẽ tạo ra lợi thế lớn về giá, tạo cơ hội lớn cho xuất khẩu rau quả của Viêt Nam vào thị trường này.
Điều đó đã được chứng minh khi chỉ trong tháng 8/2020 - tháng đầu tiên Hiệp định EVFTA được thực thi, giá trị xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam sang thị trường EU tăng trên 25% so với tháng 7/2020 và tăng 6% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong khi đó, giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả 9 tháng đạt 939 triệu USD, giảm 32,3% so với cùng kỳ năm 2019. Trung Quốc, Hoa Kỳ và Australia là các thị trường cung cấp rau quả nhập khẩu lớn nhất cho Việt Nam; trong đó, chỉ có nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ là tăng với mức gần 9%.
Tại thị trường trong nước, giá một số loại trái cây trong tháng 9 cũng có xu hướng tăng. Tại Kiên Giang, giá chuối xiêm tăng trở lại, lên mức 9.000-10.000 đồng/nải, gấp 5 lần so với thời điểm bị mất giá kéo dài từ năm ngoái sang đầu năm nay. Theo các nhà vườn, giá chuối hiện nay tăng cao, ngoài việc thị trường tiêu thụ tốt, thương lái đẩy mạnh thu mua, nguồn cung cũng bị hạn chế trong bối cảnh ảnh hưởng mưa bão.
Giá mít Thái ở Hậu Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ... có thời điểm lên đến gần 70.000 đồng/kg. Hiện mít Thái loại I, có trọng lượng từ 8 kg/trái trở lên được thương lái thu mua tại vườn với giá từ 65.000 - 68.000 đồng/kg. Loại II, dưới 8 kg/trái có giá từ 50.000 - 55.000 đồng/kg, bình quân tăng hơn 25.000 đồng/kg, so với thời điểm cuối tháng 8, tăng gấp 3 lần so với thời điểm cách đây khoảng 3 tháng và cao hơn 15.000 đồng/kg so với giá mít đỉnh điểm năm ngoái.
Giá dừa sáp tại tỉnh Trà Vinh được thu mua tại vườn từ 100.000 - 120.000 đồng/quả (tùy trọng lượng trái dừa), tăng từ 20.000 - 25.000 đồng/quả so với tháng 6 âm lịch do nhu cầu cao. Đối với rau củ, giá một số rau củ tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và TP.Hồ Chí Minh tăng giá mạnh do ảnh hưởng của bão và mưa. Các mặt hàng như khoai tây, cà rốt, súp lơ đều đạt mức tăng 10.000 đồng/kg.
Xuất khẩu rau quả 9 tháng qua đạt gần 2,5 tỷ USD, giảm 11% Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giá trị xuất khẩu rau quả tháng Chín vừa qua đạt 250 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu rau quả 9 tháng đạt gần 2,5 tỷ USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái Dây chuyền sản xuất Chanh leo tại Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao. (Ảnh:...