Đề xuất cấm sử dụng tiền ảo dưới dạng hàng hóa, dịch vụ hay phương tiện thanh toán
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT), việc sử dụng giao dịch tài sản ảo, tiền ảo để lại những hậu quả khó lường, đặc biệt là ở giai đoạn cách mạng công nghệ số hóa phát triển mạnh như hiện nay.
Tiền ảo để lại nhiều hậu quả khó lường
Báo cáo của Bộ TT-TT gửi Cục Phòng, chống rửa tiền ( Ngân hàng Nhà nước) cho biết, việc sử dụng giao dịch tài sản ảo, tiền ảo để lại những hậu quả khó lường, đặc biệt là ở giai đoạn cách mạng công nghệ số hóa phát triển mạnh như hiện nay, do đó việc hoàn thiện khung pháp lý về tài sản ảo, tiền ảo là rất cần thiết.
Dẫn chứng cụ thể từng điều luật trong các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo, Bộ TT-TT cho hay, Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng; Luật Phòng, chống rửa tiền, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật Giao dịch điện tử… đều chưa có quy định trực tiếp về tài sản ảo, tiền ảo.
Cùng với đó, hiện nay, cũng không có quy định cụ thể cấm đối với các giao dịch sử dụng tiền ảo, mà chỉ có thể căn cứ quy định hiện hành để sử dụng biện pháp loại trừ trong quản lý.
“Vì vậy, cần cân nhắc đề xuất Chính phủ nghiên cứu việc quản lý, xử lý tài sản ảo, tiền ảo theo hướng cấm sử dụng giao dịch hàng hóa dưới bất cứ phương thức nào như: dưới dạng hàng hóa, dịch vụ hay dưới dạng là các phương tiện thanh toán thông qua một văn bản quy phạm pháp luật cụ thể để phù hợp với xu thế chung của toàn thế giới cũng như đặc điểm tình hình của Việt Nam”- Bộ TT-TT đề xuất.
Đối với bitcoin và các loại tiền ảo khác, Bộ TT-TT cho rằng, đây không phải là tiền tệ và cũng không phải là phương thức thanh toán tại Việt Nam.
Video đang HOT
Vì vậy, việc phát hành, cung ứng, sử dụng các loại tiền ảo trên là vi phạm pháp luật của Việt Nam. Do đó, cần có quy định rõ một chế tài cụ thể, rõ ràng hơn trong việc xử lý đối với các hành vi vi phạm này.
Theo Thanh tra Bộ TT-TT, những năm gần đây, trên thế giới đã xuất hiện một số loại hình kinh doanh mới trên nền mạng Internet toàn cầu, trong đó có tiền ảo, tiền tệ kỹ thuật số dạng stablecoin (điển hình như Bitcoin, Etheraum, Litecoin, Swisscoin, Zcash, tiền ảo Libra của Facebook…);
Loại hình kinh doanh này phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, tiềm ẩn những rủi ro liên quan đến rửa tiền, tài trợ cho khủng bố, bảo vệ dữ liệu và là mối đe dọa cho chủ quyền quốc gia, đặt ra thách thức cho các Ngân hàng Trung ương, các nhà lập pháp, xây dựng và thực thi chính sách quản lý tiền tệ, đe dọa sự ổn định tài chính toàn cầu.
Ở Việt Nam, việc giao dịch bằng tiền ảo cũng đang diễn ra phổ biến với tính chất phức tạp, trong đó có việc sử dụng tiền ảo trong các trò chơi trực tuyến.
Mới đây, lãnh đạo Bộ TT-TT đã chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ đẩy mạnh công tác hậu kiểm đối với các Công ty cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến; tăng cường công tác rà soát, phát hiện, xác minh, xử lý các cổng trò chơi điện tử, trang thông tin điện tử, mạng xã hội sử dụng tài nguyên Internet của Việt Nam có nội dung vi phạm, công khai quảng bá việc đổi tiền ảo ra tiền mặt; chuyển hồ sơ sang cơ quan Công an xem xét, xử lý đối với các sản phẩm trò chơi điện tử trên mạng có dấu hiệu tội phạm hình sự.
Điển hình như vụ việc: Công ty Cổ phần VTC Online sử dụng địa chỉ IP được cấp cho 2 trang web www.rikvip.com, www.23zdo.com cung cấp trò chơi điện tử trên mạng có dấu hiệu tội phạm.
Theo anninhthudo.vn
Libra của Facebook lại phải đối mặt với rào cản mới từ các nước G7
Báo cáo của nhóm nghiên cứu thuộc G7 khuyến cáo những dự án như đồng Libra có thể sẽ cản trở những nỗ lực phòng chống nạn rửa tiền xuyên biên giới.
Nguồn ảnh: Reuters
Vào 17/10, đồng tiền số Libra của Facebook lại đối diện với những thử thách mới, khi Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) kêu gọi những đồng tiền stablecoin (*) không nên cấp phép phát hành, cho đến khi những rủi ro mà đồng tiền này đặt ra được giải quyết.
"Khi được phát hành trên quy mô rộng lớn, stablecoin có thể đe dọa hệ thống tiền tệ thế giới và ổn định tài chính", nhóm nghiên cứu thuộc G7 cho biết trong một báo cáo đến các Bộ trưởng tài chính trong cuộc họp hằng năm của Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới tại Washington,
Trong báo cáo, nhóm còn nói thêm, những dự án như đồng Libra cũng giống như các loại tiền điện tử khác, có thể cản trở những nỗ lực phòng chống nạn rửa tiền xuyên biên giới, tài trợ khủng bố, đe doạ đến các vấn đề an ninh mạng, thuế và các quyền riêng tư.
Ông Benoit Coeure, thành viên hội đồng quản trị Ngân hàng Trung ương châu Âu, cho biết, "nhóm G7 cho rằng, không nên có dự án stablecoin toàn cầu hoạt động cho đến khi các thách thức pháp lý, quy định và giám sát và rủi ro được giải quyết".
Đáp lại, Hiệp hội Libra cho biết, họ sẽ làm việc với các nhà quản lý. "Hiệp hội Libra đang phối hợp với các cơ quan quản lý, để đáp ứng các quy tắc chống rửa tiền và cùng các nỗ lực khác để ngăn chặn tài chính bất hợp pháp", đại diện Hiệp hội Lira cho biết trong một tuyên bố.
Trong khi các cơ quan quản lý đang rà soát rất kỹ dự án Libra, ngày 14/10, 21 công ty vẫn cam kết ủng hộ thực hiện dự án, bất chấp sự ra đi của các công ty lớn như Visa, Mastercard.
Tháng 6 vừa qua, Facebook đã công bố một kế hoạch phát hành tiền số Libra vào năm 2020. Facebook muốn khắc phục đặc tính cực kỳ biến động, điều khiến các đồng tiền ảo không thể được sử dụng trong thanh toán và thương mại. Facebook tin tưởng, Libra sẽ trở thành đồng tiền số toàn cầu, ổn định và có thể giúp hàng tỷ người không thể tiếp cận dịch vụ tài chính truyền thống tham gia vào hệ thống tài chính.
Tuy nhiên, dự án tiền Libra đang gây lo ngại cho các nhà lập pháp và các giới chức quản lý tài chính nhiều quốc gia. Cụ thể, các nhà hoạch định chính sách bày tỏ lo ngại về việc libra có thể gây bất ổn hệ thống tài chính toàn cầu và làm suy yếu sự kiểm soát của các quốc gia với chính sách tiền tệ. Những người khác nói rằng đồng có thể làm suy yếu quyền riêng tư của người dùng.
Báo cáo của G7 cho biết các nhà chức trách nên áp dụng các quy tắc hiện hành, về thanh toán và chống rửa tiền, cũng như các tiêu chuẩn thị trường vốn và ngân hàng, cho các stablecoins.
Báo cáo này nói thêm rằng cần có các quy tắc mới dành cho các công nghệ mới nổi, khi Ủy ban Ôn định Tài chính - cơ quan được tạo ra sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 - sẽ đánh giá các vấn đề pháp lý liên quan, trước khi báo cáo cho Nhóm 20 quốc gia giàu có vào tháng 4 tới.
Trước đó, Uỷ ban Dịch vụ tài chính Hạ Viện Mỹ cho rằng, Libra đang gây ra các nguy cơ vi phạm quyền riêng tư, thương mại, an ninh quốc gia và chính sách tiền tệ. Họ đã yêu cầu Facebook ngừng triển khai kế hoạch này, cho tới khi các cơ quan quản lý và quốc hội thông qua một cơ chế pháp lý phù hợp.
Ngày 23/10, Giám đốc điều hành Facebook, Mark Zuckerberg sẽ ra điều trần trước Hạ viện Mỹ về dự án Libra.
(*) Stablecoin là một loại đồng tiền số đảm bảo bởi các đồng tiền truyền thống và các tài sản khác. Đồng tiền số này có mức giá cố định, giá trị thị trường của Stablecoin thường được gắn chặt với giá của một tài sản cố định, như USD.
Trang Lê
Nguồn Reuters
Bitcoin lại giảm 'sập sàn' Bitcoin vừa chạm ngưỡng 7.600 USD vào ngày giao dịch hôm qua lại quay đầu lao dốc mạnh trong sáng nay 24/12, hiện ở mức 7.305 USD. Thị trường tiền ảo đang chứng kiến màu đỏ lên ngôi khi hàng loạt tiền ảo vốn hoá lớn trượt dốc từ 1 - 5% giá trị. Theo đó, lúc 7h30, trên sàn Bitstamp, giá mỗi...