Đề xuất các ban, văn phòng thuộc Chính phủ có tối đa 3 cấp phó
Các ban (vụ), văn phòng, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, hoặc tự đảm bảo chi thường xuyên có trên 20 người làm việc thì được bố trí không quá 3 cấp phó.
Bộ Nội vụ vừa công bố dự thảo Tờ trình Nghị định về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2016 ngày 1.2.2016 của Chính phủ quy định về cơ quan thuộc Chính phủ.
Điểm đáng chú ý tại dự thảo này là sửa đổi các quy định liên quan đến số lượng phòng, ban và số lượng cấp phó tối đa của tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan Chính phủ.
Dự thảo Nghị định quy định nếu có 20 người làm việc là công chức, viên chức trở xuống thì có không quá 2 cấp phó. Và trên 20 nhân sự thì có không quá 3 cấp phó. Ảnh: Thành An
Cụ thể, Bộ Nội vụ đề xuất ban (vụ) hoạt động theo chế độ thủ trưởng, không có con dấu riêng và có thể có phòng. Chỉ thành lập ban (vụ) khi khối lượng công việc cần phải bố trí tối thiểu 15 người làm việc là công chức, viên chức trở lên.
Theo Bộ Nội vụ, việc quy định tối thiểu 15 người làm việc là công chức, viên chức khi thành lập ban nhằm đảm bảo số công chức, viên chức tối thiểu của ban lớn hơn 2 lần số công chức, viên chức tối thiểu của phòng thuộc ban (vụ) thuộc cơ quan thuộc Chính phủ.
Yêu cầu Chủ tịch TP.Cần Thơ xử lý hàng loạt cán bộ bổ nhiệm sai
Video đang HOT
“Việc bỏ quy định cụ thể số lượng phòng trực thuộc ban trong Nghị định là để phân cấp cho cơ quan thuộc Chính phủ trong việc quyết định sắp xếp, tinh gọn đầu mối bên trong của các tổ chức, đơn vị thuộc các cơ quan của Chính phủ, trên cơ sở đáp ứng tiêu chí thành lập theo quy định của Chính phủ” – dự thảo Bộ Nội vụ nêu rõ.
Một điểm mới trong Dự thảo Nghị định được Bộ Nội vụ đề nghị sửa đổi, bổ sung đó là về tiêu chí xác định số lượng cấp phó tối đa của tổ chức, đơn vị thuộc các cơ quan của Chính phủ.
Theo đó, Bộ Nội vụ đề xuất đối với các ban (vụ) và văn phòng có từ 20 người làm việc là công chức, viên chức trở xuống thì được bố trí không quá 2 cấp phó. Có trên 20 người làm việc thì bố trí không quá 3 cấp phó.
Các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên, nếu có 20 người làm việc là công chức, viên chức trở xuống thì có không quá 2 cấp phó. Và trên 20 nhân sự thì có không quá 3 cấp phó.
Riêng các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, chi đầu tư thì được thực hiện số lượng cấp phó theo đề án tự chủ của đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bộ Nội vụ cho rằng, việc bổ sung quy định số lượng cấp phó tối đa của các ban, văn phòng được áp dụng tương tự như đối với vụ thuộc bộ. Riêng số lượng cấp phó của đơn vị sự nghiệp được thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Chính phủ năm 2015.
Bên cạnh đó, Bộ Nội vụ cũng đề nghị bổ sung về số lượng cấp phó của phòng thuộc ban (vụ), văn phòng. Cụ thể, phòng có dưới 10 người làm việc là công chức, viên chức được bố trí 1 Phó trưởng phòng, có 10 người làm việc là công chức, viên chức trở lên thì bố trí không quá 2 Phó trưởng phòng.
Theo Bộ Nội vụ, việc quy định số lượng cấp phó của phòng thuộc ban, văn phòng là để bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa số lượng người giữ chức danh lãnh đạo quản lý và số lượng công chức, viên chức thực thi thừa hành thuộc phòng.
Hiện, dự thảo Nghị định đang được Bộ Nội vụ công khai, lấy ý kiến của các cá nhân, tổ chức.
Theo Danviet
Các trang web của cơ quan chính phủ hiện kém an toàn nhất
Trong cuộc thử nghiệm tấn công vào lỗ hổng trên ứng dụng web mới đây của Kaspersky Lab cho thấy 73% doanh nghiệp đều để lộ điểm yếu, bị tấn công dễ dàng và các trang web của các cơ quan chính phủ kém an toàn nhất.
MS17-010 - là lỗ hổng đã được khai thác trong cuộc tấn công thử nghiệm mới đây bởi ransomware WannaCry, NotPetya/ExPetr. Đáng lo ngại, dù thông tin về lỗ hổng trên được công khai trước đó nhưng các doanh nghiệp không cập nhật hệ thống Windows của họ, dù họ có cả 7-8 tháng chuẩn bị và sau khi bản vá được phát hành.
Thống kê các doanh nghiệp có tỷ lệ mất an toàn an ninh mạng nhiều nhất.
Tình hình bảo mật thông tin trong mạng nội bộ của các công ty thậm chí còn có những biểu hiện tệ hơn. Tỷ lệ bảo mật chống lại các tấn công nội bộ được xem là thấp hoặc cực kỳ thấp khi 93% các doanh nghiệp được khảo sát hoàn toàn không quan tâm điều này.
Các đặc quyền cao nhất trong mạng nội bộ bị chiếm đoạt ở 86% các công ty được phân tích và 42% trong số đó chỉ cần hai bước tấn công là có thể đạt được. Trung bình, với hai đến ba vector tấn công, các đặc quyền cao nhất có thể bị chiếm đoạt trong mỗi dự án. Một khi những kẻ tấn công có được đặc quyền trong hệ thống, chúng có thể toàn quyền kiểm soát toàn bộ mạng lưới bao gồm các hệ thống kinh doanh quan trọng.
Nhìn chung, phần mềm lỗi thời đã được tìm thấy ở mạng lưới hoạt động của 86% các công ty được phân tích và trong mạng nội bộ của 80% các công ty này. Điều này cho thấy, việc thực hiện yếu kém các quy trình bảo mật CNTT cơ bản ở nhiều doanh nghiệp khiến họ trở thành mục tiêu tấn công dễ dàng của bọn tội phạm.
Theo kết quả của các dự án đánh giá bảo mật, các ứng dụng web của những cơ quan chính phủ được xem là kém an toàn nhất với nguy cơ có lỗ hổng cao, được tìm thấy trong mỗi ứng dụng (100%). Ngược lại, các ứng dụng thương mại điện tử được bảo vệ tốt hơn nhờ sự can thiệp khả thi từ bên ngoài, khiến chúng trở thành những phần mềm an toàn nhất.
Những sai lầm mà các doanh nghiệp thường mắc phải về bảo mật an ninh mạng.
Ông Sergey Okhotin, chuyên viên phân tích an ninh cấp cao về phân tích dịch vụ bảo mật Kaspersky Lab, cho biết: "Thực hiện các phân tích định lượng về biện pháp bảo mật đơn giản như lọc mạng và mật khẩu sẽ làm tăng đáng kể độ bảo mật mạng. Ví dụ, một nửa số vectơ tấn công đã có thể được ngăn chặn bằng cách hạn chế quyền truy cập vào các giao diện quản lý".
Do đó, để cải thiện an ninh mạng, các chuyên gia công nghệ khuyến cáo các công ty nên đặc biệt chú ý đến bảo mật ứng dụng web, cập nhật kịp thời các phần mềm dễ bị tấn công, mật khẩu bảo vệ và các quy tắc tường lửa.
Thực hiện đánh giá bảo mật thường xuyên cho cơ sở hạ tầng CNTT (bao gồm cả các ứng dụng), đảm bảo sự cố bảo mật thông tin được phát hiện càng sớm càng tốt.
Phát hiện kịp thời các hoạt động và hành vi đe dọa ở giai đoạn đầu của cuộc tấn công và phản ứng nhanh chóng có thể giúp ngăn chặn hoặc giảm thiểu đáng kể thiệt hại gây ra.
Các tổ chức thuần thục, nơi có các quy trình được thiết lập tốt để đánh giá bảo mật, quản lý lỗ hỏng và phát hiện các sự cố bảo mật thông tin, có thể xem xét việc kiểm định Red Teaming (cách xác định bất kỳ lỗ hổng nào có trong hệ thống phòng thủ, và giúp doanh nghiệp cải thiện khả năng phòng thủ hiện tại).
Các đánh giá này giúp kiểm tra xem cơ sở hạ tầng được bảo vệ tốt như thế nào đối với những kẻ tấn công có kỹ năng hoạt động tiềm tàng tối đa, cũng như giúp đào tạo dịch vụ bảo mật thông tin để xác định các tấn công và phản ứng với chúng trong điều kiện thực tế.
Hải Yên
Theo Báo Tin tức
Người Trung Quốc ăn khỏe nhưng không phải bán thứ gì sang cũng được "Cái gì cũng nghĩ bán được cho Trung Quốc", đó là suy nghĩ sai khi muốn mở rộng khả năng tiếp cận thị trường Trung Quốc cho nông sản Việt. Ông Vĩ Tích Thành, Tham tán thương mại Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP.HCM lưu ý như thế tại Hội thảo nâng cao hiệu quả tiếp cận thị trường Trung Quốc cho...