Đề xuất bỏ trần giá vé với đường bay có từ 3 hãng khai thác
Theo dự thảo báo cáo tổng kết thi hành Luật hàng không dân dụng đang được Cục Hàng không lấy ý kiến, các đường bay cạnh tranh cao được đề xuất bỏ giá vé trần.
Dự thảo nêu rõ, Cục Hàng không đang đề xuất sửa đổi điều 116 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam. Cụ thể, với trường hợp đường bay nội địa có từ 3 hãng hàng không tham gia khai thác, hãng hàng không sẽ được quyết định giá dịch vụ vận chuyển hành khách nội địa và thực hiện niêm yết giá theo quy định.
Với đường bay nội địa có sự tham gia khai thác cả dưới 3 hãng bay, hãng hàng không sẽ được quyết định giá dịch vụ vận chuyển hành khách hạng phổ thông cơ bản không vượt mức tối đa (trần giá vé) do Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) quy định và thực hiện kê khai giá với Bộ GTVT.
Video đang HOT
Cục Hàng không đang đề xuất bỏ trần giá vé máy bay với những đường bay có trên 3 hãng hàng không tham gia khai thác. Ảnh: Thế Sơn.
Điều này đồng nghĩa nhà chức trách hàng không Việt Nam đang đề xuất bỏ trần giá vé với các đường bay nội địa có từ 3 hãng hàng không tham gia khai thác, hay các đường bay có tính cạnh tranh cao.
Cục Hàng không nhận định từ thực tế với sự tham gia của ngày càng nhiều các hãng, thị trường vận chuyển nội địa đã có tính cạnh tranh rất cao. Việc áp dụng giá trần sẽ hạn chế việc nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm phục vụ đối tượng khách sẵn sàng chi trả cao hơn mức giá trần, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ – yếu tố quan trọng trong phát triển bền vững của các hãng hàng không.
Nhiều chuyên gia hàng không cũng nhận định việc bỏ trần giá vé máy bay sẽ giúp thị trường vận hành theo quy luật cung – cầu, giúp các hãng hàng không linh hoạt hơn trong điều chỉnh giá vé giai đoạn cao điểm, tối ưu hóa nguồn thu.
Trước đó Vietnam Airlines cũng đề xuất nâng trần giá vé máy bay. Hãng đề xuất giữ nguyên giá trần của các đường bay dưới 500 km, hiện là 1,6 – 1,7 triệu đồng. Với các đường bay từ 500 km đến dưới 8.50 km, hãng muốn nâng trần giá vé lên 2.250.000 đồng (tăng 50.000 đồng), các đường bay từ 850 km đến dưới 1.000 km tăng lên 2.890.000 đồng (tăng 100.000 đồng), các đường bay từ 1.000 km đến dưới 1.280 km lên 3.400.000 đồng (tăng 200.000 đồng) và các đường bay trên 1.280 km lên mức 4.000.000 đồng (tăng 250.000 đồng).
Bên cạnh việc đề xuất nâng trần giá vé, hãng cũng đề xuất áp sàn giá vé máy bay, loại bỏ những loại vé siêu rẻ, vé 0 đồng.
Từ 0h ngày 15/5, TP.HCM không vận chuyển hành khách đến vùng có dịch
Từ 15/5, TP.HCM dừng vận chuyển hành khách đến vùng có dịch, tài xế phải chịu trách nhiệm về khai báo y tế của hành khách trên xe.
Sáng 14/5, Sở GTVT TP.HCM ra công văn khẩn về tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Theo đó, từ 0h ngày 15/5, các phương tiện vận chuyển khách đường bộ từ TP.HCM không được dừng đón/trả khách tại những địa bàn có dịch (vùng có dịch theo thông báo của Bộ Y tế); chủ động theo dõi, thực hiện nghiêm phương án tổ chức hoạt động vận tải của các tỉnh, thành phố có liên quan.
Từ 0h ngày 15/5, tất cả tuyến vận chuyển khách đường bộ từ TP.HCM không được dừng đón/trả khách tại vùng có dịch COVID-19.
Các đơn vị vận tải phải đảm bảo việc vận chuyển hành khách tối đa không quá 50% sức chứa; sắp xếp, bố trí hành khách ngồi giãn cách trên phương tiện cách nhau một ghế hoặc đảm bảo cách nhau 1m và không được vượt quá 30 người, gồm cả lái xe và nhân viên trên 1 phương tiện.
Các nhà ga, bến xe tại TP.HCM cũng phải đảm bảo hành khách ngồi cách ghế, giữ khoảng cách an toàn.
Sở GTVT TP.HCM yêu cầu lái xe chịu trách nhiệm khai báo y tế của hành khách trên xe. Các đơn vị quản lý bến xe, nhà ga phải thực hiện phun thuốc sát khuẩn hằng ngày, nhất là nơi đón/trả khách, khu vực bán vé, phòng chờ.
Bamboo Airways tăng vốn điều lệ lên 16.000 tỷ đồng Với việc tăng vốn điều lệ lên 16.000 tỷ đồng, Bamboo Airways trở thành hãng hàng không có vốn lớn nhất thị trường trong nước, vượt Vietnam Airlines (14.183 tỷ đồng). Theo thông tin cập nhật mới nhất trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, ngày 26/4 Công ty CP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) có thông báo...