Đề xuất bỏ tội danh đánh bạc: Sẽ phát sinh nhiều hậu họa
Về việc một số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) chuyên trách đưa ra đề xuất nghiên cứu bỏ tội danh đánh bạc khi góp ý vào dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), trao đổi với PV, một số chuyên gia pháp lý về vấn đề này cho rằng, đề xuất đó là không phù hợp với thực tiễn.
Cờ bạc là mầm mống của tội phạm
ĐB Trần Ngọc Vinh – Phó trưởng đoàn ĐBQH Hải Phòng cho rằng không nên bỏ tội danh đánh bạc. Trò chơi gì Nhà nước công khai cho phép chơi thì đã làm, như xổ số kiến thiết, sắp tới có thể cho phép cá cược trong một số môn như bóng đá, đua ngựa… Cái gì không cho phép mà vi phạm thì phải xử lý.
Đề xuất bỏ tội danh đánh bạc là không nên, vì nó không phù hợp với thực tiễn. (ảnh minh họa). Ảnh: T.L
“Hành vi đánh bạc trước hết ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống gia đình, ví dụ chồng hay vợ đi đánh bạc thường xuyên, dẫn đến bán nhà cửa, gia đình tan nát. Nếu như không răn đe nó sẽ phá hoại từ gia đình, rồi ảnh hưởng đến xã hội, đến đất nước” – ĐB Vinh phân tích.
Về các hình thức xổ số, lô tô hiện nay, ĐB Vinh lý giải: Bản chất của xổ số kiến thiết là khác hẳn với những trò sát phạt nhau, tiền có mất thì cũng vào Nhà nước, Nhà nước lại dùng tiền đó để xây dựng chỗ này, chỗ kia.
“Những trò đánh bạc đang bị cấm là hành vi các cá nhân sát phạt nhau, tiền từ túi cá nhân này sang túi cá nhân khác” – ĐB Vinh nhấn mạnh.
Video đang HOT
Cần phòng ngừa, răn đe
Với tư cách là người tham gia tố tụng trong nhiều vụ án hình sự, LS Trịnh Anh Dũng (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho rằng, việc một số đại biểu Quốc hội đề xuất bỏ tội danh đánh bạc là không nên, vì nó không phù hợp với thực tiễn.
“Kể cả sau này Nhà nước cho phép mở thêm nhiều trò chơi có hình thức giống như đánh bạc hoạt động thì cũng sẽ có những trò chơi sát phạt ăn tiền được tổ chức lén lút, hoạt động trái phép. Như vậy trong Bộ luật Hình sự vẫn phải có điều luật để giúp phòng ngừa, xử lý khi có hành vi đánh bạc trái phép xảy ra” – LS Dũng nêu.
Đồng quan điểm với LS Dũng, ông Nguyễn Thân – nguyên thẩm phán TAND Tối cao nói thêm, đối với những trò chơi kiểu đánh bạc được Nhà nước cho phép thì hoạt động của nó được kiểm soát, cơ sở kinh doanh hoạt động này phải đóng thuế cao. Người muốn tham gia chơi phải có điều kiện như có tài sản, có thu nhập cao… khi chơi bị khống chế về mức độ tiền bạc, thời gian.
Còn những trò đánh bạc tự phát, hoạt động lén lút thì Nhà nước hoàn toàn không kiểm soát được, không có được nguồn thu, không khống chế được người chơi… Như vậy tiềm ẩn rất nhiều vấn đề phát sinh, những nguy hiểm rủi ro. Vì thế phải tiếp tục cấm và phải có điều luật để xử lý với hành vi vi phạm.
“Vấn đề bỏ hay giữ tội danh đánh bạc là vấn đề phải cân nhắc kỹ. Như hiện nay, nếu bỏ tội danh đánh bạc sẽ không có công cụ để nghiêm trị những người tổ chức rồi tham gia đánh bạc sát phạt lẫn nhau”, ông Đinh Xuân Thảo – Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Quốc hội nói.
Theo_Dân việt
Kẻ sống như vợ chồng với 3 cô gái phạm cùng lúc 3 tội danh
Vì mục đích vụ lợi, bị cáo Anh đã có nhiều hành vi vi phạm pháp luật cùng lúc, gây nguy hiểm cho xã hội, cho tính mạng cho người và gây khó khăn trong việc phòng chống tội phạm.
Ngày 25/4, TAND TP. HCM xét xử bị cáo Đào Ngọc Duy Anh (SN 1979, quê Đà Nẵng, tạm trú tại phường Tân Định, Q. 1, TP. HCM) về 3 tội: "Mua bán trái phép chất ma túy", "Mua bán trái phép vũ khí quân dụng" và "Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức".
Được biết, Duy Anh sống như vợ chồng với 3 cô gái và có 4 người con. Vì mục đích vụ lợi, bị cáo Anh đã có nhiều hành vi vi phạm pháp luật cùng lúc.
Hành vi của Duy Anh không chỉ gây ảnh hưởng đến trật tự trị an, đến sức khỏe của con người, mà còn gây khó khăn trong việc phòng chống tội phạm về ma tuy và các loại tội phạm, tệ nạn xã hội khác...
Bị cáo Anh phạm cùng lúc ba tội nguy hiểm
Theo cáo trạng, khoảng hơn 20h ngày 10/1/2014, Công an TP. HCM phối hợp với công an phường Tân Định (quận 1) kiểm tra hành chính một khách sạn trên địa bàn phường Tân Định, phát hiện Duy Anh thuê trọ cùng hai người khác ở một phòng trong khách sạn này, có hành vi cất giấu trái phép chất ma túy để bán cho người khác.
Thu giữ của Duy Anh gồm 4 gói nylon chứa Methamphetamine, trọng lượng 68,6688gram, một khẩu súng tự chế dạng bút bằng kim loại; 1 khẩu súng có hai nòng bằng kim loại 12 viên đạn đầu đen; 76 viên bi là loại đạn được sử dụng cho súng đồ chơi nguy hiểm; 1 giấy chứng minh sĩ quan, 1 giấy CMND mang tên Đào Ngọc Duy Anh.
Từ lời khai của Duy Anh, công an dẫn giải đối tượng đến nhà xe T.B. (đường Lê Hồng Phong, phường 4, quận 5) kiểm tra hàng hóa, thu giữ một thùng giấy carton do một người không rõ lai lịch gửi cho Duy Anh. Bên trong thùng giấy có ba khẩu súng dạng ổ quay.
Kiểm tra nơi ở của Duy Anh, công an thu giữa một khẩu súng bút và 45 viên đạn. Quá trình điều tra Duy Anh khai nhận, khoảng năm 2008, Duy Anh đến TP. Hà Nội và quen biết với một người tên Thắng (chưa rõ lai lịch, địa chỉ) và thường xuyên liên lạc với nhau. Đến năm 2013, Thắng và Duy h gặp nhau tại Đà Lạt. Duy Anh biết thắng có nguồn làm giấy tờ giả nên nhờ Thắng làm giúp một số giấy tờ.
Cũng trong thời gian này, Duy Anh được Thắng giới thiệu làm quen với đối tượng Nguyễn Viết Huỳnh (SN 1979, quê Hải Dương, là bị can trong một vụ án khác). Cả Thắng và Duy Anh cùng tham gia mua bán trái phép chất ma túy, mua bán trái phép vũ khí quân dụng với Huỳnh, đồng thời làm giả nhiều giấy tờ giả của các cơ quan, tổ chức.
Kết luận điều tra xác định, vì mục đích vụ lợi nên từ tháng 10/2013 đến 10/1/2014, Đào Ngọc Duy Anh đã nhiều lần mua ma túy của một số đối tượng (không rõ lai lịch, địa chỉ) để phân ra bán kiếm lời. Do không xác định được các đối tượng đã bán ma túy cho Duy Anh để làm rõ số lần, số lượng đã mua bán, do đó Duy Anh chỉ chịu trách nhiệm hình sự về trọng lượng ma túy khi bị bắt quả tang.
Trong thời gian trên, Duy Anh còn tham gia mua bán trái phép vũ khí quân dụng. Do không xác định được đối tượng đã bán súng cho Duy Anh nên Duy Anh chỉ phải chịu trách nhiệm với số vũ khí bị bắt quả tang, gồm: 3 khẩu súng rulô tự quay, 1 khẩu súng bút và 1 khẩu súng hai nòng.
Ngoài ra, nhằm để trốn tránh việc mua bán trái phép chất mua túy, mua bán trái phép vũ khí quân dụng của mình, Duy Anh còn nhờ đối tượng tên Thắng làm giả một Giấy chứng minh sỹ quan quân đội và một giấy CMND đem sử dụng một thời gian thì bị bắt quả tang cùng tang vật.
Theo HĐXX, hành vi của Duy Anh gây nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính, xâm phạm hoạt động bình thường và uy tín của các cơ quan Nhà nước; tổ chức, xâm phạm đến trật tự an toàn công cộng, tính mạng, sức khỏe của công dân, xâm phạm đến chế độ độc quyền quản lý của nhà nước về ma túy... Từ đó, HĐXX tuyên phạt Duy Anh 8 năm tù về 3 tội danh.
Công Thư
Theo_Người Đưa Tin
Vụ bắt nguyên Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí VN: Ranh giới mong manh về tội danh Sau khi ông Nguyễn Xuân Sơn bị bắt để điều tra hai tội thuộc nhóm tội danh kinh tế, có nhiều ý kiến cho rằng, liên quan tới hành vi làm thất thoát 800 tỷ đồng của PVN, ông Sơn đáng ra phải bị truy tố với tội danh tham nhũng (khung hình phạt cao nhất là tử hình). Ông Nguyễn Xuân Sơn....