Đề xuất bỏ quy định trạm BOT cách nhau 70 km: Bộ trưởng GTVT nói gì?
Liên quan đến đề xuất bỏ điều kiện các trạm BOT phải cách nhau 70 km đang gây nhiều ý kiến trái chiều, Bộ trưởng GTVT đã chính thức lên tiếng và cho biết sẽ kiểm điểm đơn vị cá nhân đưa nội dung này vào Dự thảo Thông tư về tiêu chí trạm thu giá BOT.
Bộ GTVT đang lấy ý lần 2 Dự thảo Thông tư sửa sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 49/2016/TT-GGTVT (Thông tư 49) quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ. So với dự thảo lần 1, dự thảo lần 2 đã bỏ đi một số quy định quan trọng về trạm thu phí.
Đáng chú ý, Dự thảo lần này bỏ việc lấy ý kiến người dân và Hiệp hội vận tải ô tô về việc đặt vị trí trạm thu phí. Nguyên nhân bỏ là trước đó Bộ Tài chính có ý kiến cần cân nhắc sự cần thiết khi đưa thêm tiêu chí “lấy ý kiến của nhân dân địa phương”.
Trường hợp nếu đưa tiêu chí lấy ý kiến tham gia của người dân địa phương phải xây dựng thêm tiêu chí định lượng tỉ lệ thống nhất/không thống nhất để có cơ sở thực hiện.
Đặc biệt, dự thảo lần này đã bỏ đi quy định trạm thu phí trên cùng 1 tuyến đường phải đảm bảo cự ly cách nhau tối thiểu là 70 km. Vụ Tài chính (Bộ GTVT) lý giải tiêu chí khoảng cách giữa các trạm thu giá trên cùng một tuyến đường cần được thuyết minh rõ cơ sở khoa học tính toán, xây dựng và quy định.
Nguyên nhân bỏ quy định này là tiếp thu các ý kiến cho rằng việc quy định khoảng cách gặp khó khăn vì có thể rơi vào khu vực dân cư đông, chưa rõ cơ sở khoa học để đưa ra quy định, không phù hợp với các thông tư hiện hành…
Bộ trưởng GTVT cho biết Thông tư 49 không có quy định về khoảng cách trạm thu giá BOT, Dự thảo sửa đổi Thông tư 49 không liên quan đến khoảng cách trạm thu giá. Ảnh: Thành An
Video đang HOT
Tuy nhiên, tại cuộc họp sửa đổi Thông tư 49 về xây dựng, tổ chức hoạt động trạm thu giá sử dụng dịch vụ đường bộ được Bộ GTVT tổ chức chiều qua (17.5), Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể khẳng định: “Bộ GTVT không chỉ đạo đưa nội dung này vào dự thảo Thông tư”.
Theo đó, Bộ GTVT đã phê bình Tổ soạn thảo và sẽ kiểm điểm đơn vị, cá nhân nào đưa nội dung “khoảng cách trạm thu phí BOT” vào nội dung Dự thảo Thông tư 49 gây nên sự hiểu lầm trong dư luận xã hội.
Bộ trưởng GTVT nhấn mạnh: “Trong Thông tư 49 không có quy định về khoảng cách trạm thu giá BOT. Dự thảo sửa đổi Thông tư 49 không liên quan đến khoảng cách trạm thu giá”.
Giải thích về việc này, ông Phạm Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng (Bộ GTVT), cho biết Thông tư 49 của Bộ GTVT không có nội dung quy định về khoảng cách trạm thu phí BOT. Tuy nhiên, trong quá trình soạn thảo, lấy ý kiến và theo Thông tư 159 của Bộ Tài chính có quy định về việc này, tổ soạn thảo đã đưa vào.
Ngoài ra, các kết luận của cơ quan Kiểm toán đều yêu cầu Bộ GTVT đưa tiêu chí trạm thu giá sử dụng dịch vụ đường bộ và có nội dung về khoảng cách các trạm thu phí. Vì vậy, trong quá trình soạn thảo, Tổ soạn thảo đã đưa nội dung này vào.
Nhưng từ khi thực hiện Nghị quyết 437 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng quy định khoảng cách giữa 2 trạm thu giá không còn phù hợp nên Ban soạn thảo bỏ quy định này trong dự thảo lần 2.
Đặc biệt, không giải thích với dư luận, vì sao Dự thảo lần 1 đưa vào quy định về cự ly trạm thu phí BOT nhưng dự thảo lần 2 lại bỏ ra, chứng tỏ sự hạn chế về năng lực nên không dám cung cấp thông tin đầy đủ cho dư luận.Không đồng tình với những lý giải của các đơn vị, ông Thể cho rằng, Tổ soạn thảo cũng như lãnh đạo Tổ soạn thảo không hiểu bản chất sự việc, nhận nhiệm vụ nhưng chưa hiểu bản chất trong quá trình thực hiện nên đã gây ra sai sót không đáng có, gây phản ứng xấu trong dư luận.
Liên quan đến Dự thảo Thông tư 49 sửa đổi, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết, quan điểm của Bộ này là sẽ thực hiện nghiêm NQ 437 của UBTV Quốc hội. Theo đó, các dự án BOT sắp tới sẽ được triển khai trên đường mới hoàn toàn, Bộ GTVT sẽ giải quyết được căn cơ, tạo điều kiện cho người dân có sự chọn lựa, được sử dụng hạ tầng do Nhà nước đầu tư. Nếu người dân chấp nhận trả phí thì đi đường mới, còn nếu không thì đi đường cũ.
Bên cạnh đó, các trạm thu phí BOT từ nay về sau sẽ phải ứng dụng thu phí không dừng, vừa tiết kiệm thời gian, vừa minh bạch tài chính. Nhà nước và nhân dân cùng quản lý được nguồn thu của nhà đầu tư. Tiến tới, các barie tại các trạm thu phí BOT sẽ được dỡ bỏ hoàn toàn, công nghệ thu phí tự động không dừng sẽ tự động quét xử lý, trừ phí vào tài khoản của lái xe;…
Ngoài ra, lãnh đạo Bộ GTVT cũng cho biết, chủ trương của Bộ là không làm đường quốc lộ song hành nữa mà chỉ làm đường cao tốc song hành với quốc lộ.
Theo Danviet
"Ưu tiên xử lý các điểm nóng liên quan đến dự án BOT"
Nói về công việc trước mắt, tân Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, có rất nhiều việc phải làm nhưng các vấn đề liên quan đến dự án BOT của ngành giao thông là một trong những việc cần ưu tiên giải quyết trước mắt.
Tân Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể.
Chiều 26.10, trả lời phỏng vấn báo chí sau khi được Quốc hội phê chuẩn, tân Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, ông Nguyễn Văn Thể nói: "Tôi xin trân trọng cảm ơn Quốc hội đã phê chuẩn đề xuất của Thủ tướng để tôi nhận nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải. Đây là vinh dự và trách nhiệm to lớn mà Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân đã tin tưởng giao cho tôi".
Nói về công việc ưu tiên trước mắt, tân Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, có rất nhiều việc phải làm nhưng các vấn đề liên quan đến dự án BOT của ngành giao thông là một trong những việc cần ưu tiên giải quyết trước mắt.
Lý giải việc ưu tiên chọn giải quyết các vấn đề liên quan đến dự án BOT của ngành giao thông, tân Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, BOT là chủ trương đúng, đã đáp ứng được nhu cầu của xã hội là huy động phát triển hạ tầng.
Bộ Giao thông Vận tải cũng đã vận dụng tối đa những điều mà các nghị định của Chính phủ cho phép để triển khai các dự án BOT. Bộ đã chủ động tổng kết, mời các Bộ Xây dựng, Kế hoạch đầu tư, Tài chính... tham gia kiểm toán, thanh tra, cùng làm rõ những vấn đề về BOT.
Ông Nguyễn Văn Thể và ông Lê Minh Khái nhận hoa và lời chúc mừng từ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. (Ảnh: Đàm Duy)
Tân Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải nhận định các dự án BOT hiện còn những vấn đề cần điều chỉnh mà nguyên nhân như Quốc hội cũng xác định là luật pháp chưa hoàn chỉnh, quá trình thực hiện còn mới mẻ.
Để giải quyết tồn tại của BOT thì phải tập trung giải quyết những vấn đề đã nêu, để sắp tới BOT sẽ phải tốt hơn hiện nay.
Về những sự việc cụ thể đang xảy ra ở các dự án BOT giao thông vào thời điểm này, ông Nguyễn Văn Thể cho biết, với trách nhiệm của mình, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tham mưu cho Chính phủ xử lý từng vụ việc cụ thể.
Bộ Giao thông Vận tải sẽ thực hiện theo phương án xử lý mà Chính phủ, Quốc hội đồng ý, phải chủ động để giải quyết những việc có liên quan đến BOT. Nhưng thẩm quyền lúc này không phải của Bộ Giao thông Vận tải nữa mà phải xin ý cấp trên. Còn về lâu dài, bộ phải cố gắng hoàn chỉnh luật và tham mưu pháp luật cho tốt vì BOT rất quan trọng để huy động vốn, chỉ ngân sách thôi thì không thể đảm bảo được.
Theo Danviet
Bộ trưởng GTVT chốt tháng 12 vận hành thương mại đường sắt Cát Linh - Hà Đông Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể vừa yêu cầu Ban Quản lý dự án Đường sắt và đơn vị liên quan phải hoàn thành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông trong tháng 10 và tháng 12/2018 sẽ vận hành thương mại. Chiều 6/4, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã làm việc với UBND TP Hà Nội về sự...