Đề xuất biện pháp mới với ca Covid-19 tái dương tính ở Việt Nam
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đề xuất cần có hướng xử lý riêng với các ca tái dương tính, tránh gây tốn kém.
Tại cuộc họp trực tuyến phòng chống dịch Covid-19 ngày 23/12, ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, thành phố đã ghi nhận 9 ca Covid-19 tái dương tính. Tất cả trường hợp này khi đưa vào bệnh viện cách ly, xét nghiệm lại đều âm tính. Các trường hợp F1 của các bệnh nhân này cũng đều âm tính.
Nhiều địa phương khác cũng ghi nhận hàng chục ca tái dương tính, song đến nay Việt Nam chưa ghi nhận ca nào lây ra cộng đồng.
Vì vậy, ông Hạnh đề nghị Bộ Y tế cần chỉ đạo nghiên cứu sâu hơn về dịch tễ, virus học với các trường hợp tái dương tính để có hướng xử lý phù hợp.
Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội
“Hiện nay, với các ca tái dương tính vẫn xử lý tương tự như một ca nhiễm Covid-19, từ cách ly, khoanh vùng, tìm kiếm F1… nên rất tốn kém. Bộ Y tế cần nghiên cứu, đánh giá để có các biện pháp phù hợp hơn”, ông Hạnh đề xuất.
Ông Hạnh cho biết, Hà Nội xác định tinh thần phòng chống dịch Covid-19 ở mức cao nhất để phục vụ Đại hội Đảng đầu năm tới, quản lý tốt các cơ sở cách ly, đối tượng cách ly, nhất là tại các cơ sở lưu trú có thu phí và các cơ sở cách ly tổ bay trên địa bàn.
Tuy nhiên qua kiểm tra, chỉ có các hãng bay trong nước chấp hành tốt quy định vận chuyển thành viên tổ bay từ sân bay về khu cách ly, một số hãng bay nước ngoài còn lỏng lẻo.
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội dẫn chứng, một hãng hàng không của Thổ Nhĩ Kỳ đến Việt Nam không có xe chuyên dụng chở thành viên tổ bay, phải thuê xe riêng. Vừa qua một người bị nhiễm Covid-19 kéo theo 10 ca F1 phải cách ly, trong đó có 8 nhân viên tổ bay, 1 lái xe và 1 nhân viên khách sạn.
Video đang HOT
“Tôi đề nghị Cục Hàng không chỉ đạo các hãng bay tuân thủ đúng quy định để đảm bảo an toàn cho cộng đồng”, ông Hạnh nói.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định, dịch bệnh Covid-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp. Nhiều nước phòng chống dịch rất tốt như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đang bùng dịch trở lại.
Vì vậy, trong mùa đông xuân, Việt Nam phải tăng cường hơn nữa hoạt động phòng chống dịch, các địa phương phải chuẩn bị kịch bản ở mức cao nhất, cho tình huống xấu nhất, đặc biệt trong bối cảnh trên thế giới xuất hiện biến chủng virus SARS-CoV-2 mới có tốc độ lây lan nhanh hơn 70% so với các chủng cũ.
Bộ trưởng cũng đặc biệt lưu ý các cơ sở y tế cần tăng cường kiểm soát, xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ. Kinh nghiệm cho thấy, hầu hết các ca Covid-19 trong cộng đồng đầu tiên từ bệnh viện.
Ngành Y tế yêu cầu Bộ Ngoại giao hạn chế các chuyến bay từ các vùng có dịch, đặc biệt từ các nước xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Hà Nội yêu cầu kiểm soát chặt việc đeo khẩu trang để phòng COVID-19
Lãnh đạo Hà Nội lưu ý 5 địa điểm là: Bệnh viện, bến bãi đỗ xe, phương tiện công cộng, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ phải bố trí người kiểm soát chặt chẽ công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý phát biểu tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19. (Ảnh: Xuân Quảng/Vietnam )
Tại cuộc họp của về phòng chống dịch bệnh COVID-19 do thành phố Hà Nội tổ chức chiều 11/11, lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố đề nghị các đơn vị chức năng thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch cũng như xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
"Qua chốt kiểm soát là bỏ khẩu trang..."
Thông tin tại cuộc họp, ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, tại Việt Nam đã 70 ngày liên tiếp không ghi nhận ca mắc mới tại cộng đồng, riêng tại Hà Nội, từ ngày 17/8 đến nay không ghi nhận ca mắc COVID-19 tại cộng đồng song tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp.
Có được kết quả này là nhờ sự vào cuộc đồng bộ và quyết liệt từ các đơn vị chức năng của thành phố.
Theo đó, từ ngày 5/11 đến nay, các đoàn kiểm tra của thành phố đã kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các quận, huyện: Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Mỹ Đức. Nhìn chung, các quận, huyện đã thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thành ủy và Uỷ ban nhân dân thành phố về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng người dân chủ quan với dịch bệnh, không đeo khẩu trang nơi công cộng.
Cụ thể, theo tiến sỹ Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, tại khu vực chợ, bến xe, khu vực thể thao công cộng, nhiều người vẫn không chấp hành việc đeo khẩu trang. Tại các chung cư, có nơi triển khai tốt công tác phòng dịch nhưng có nơi còn thờ ơ...
Ngay tại huyện Gia Lâm, theo báo cáo của lãnh đạo huyện, ở các khu chợ, tỷ lệ người đeo khẩu trang của người dân chỉ đạt 10%. Ngoài ra, tuần qua, Công an thành phố đã phát hiện 3 người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, lưu trú tại Hà Nội. Ngay lập tức, lực lượng chức năng đã tiến hành cách ly các trường hợp này và xử lý theo quy định.
"Các khu tập thể thao công cộng hầu như người dân không đeo khẩu trang, không có ai quản lý kiểm tra. Trách nhiệm của Ban quản lý các chợ, chung cư, bến xe cần phải kiểm tra, xử lý nghiêm việc bắt buộc đeo khẩu trang," ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế nói.
Trong khi đó, Phó Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà, Trưởng Đoàn kiểm tra Số 2, cho biết ở phố đi bộ thuộc quận Hoàn Kiếm, khi kiểm tra đột xuất vào ngày Chủ nhật vừa qua, người dân hầu hết đều có khẩu trang nhưng khi đi qua chốt kiểm soát của lực lượng chức năng thì lại bỏ ra.
"Khi được hỏi thì ai cũng có lý do là cần nói chuyện, hoặc tháo khẩu trang để ăn uống. Đây là việc cần phải giám sát chặt chẽ hơn nếu không người dân sẽ không thực hiện nghiêm túc. Các đơn vị cần tăng cường truyền thông về việc từ 1/11 nếu không đeo khẩu trang sẽ bị phạt từ 1 đến 3 triệu đồng," bà Hà nói.
Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội thông tin về tình hình kiểm soát dịch bệnh của thành phố. (Ảnh: Xuân Quảng/Vietnam )
Đưa vào nề nếp việc đeo khẩu trang
Thông tin tại cuộc họp, Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Trần Thị Phương Lan thông tin, tháng 11/2020 là tháng khuyến mại của Hà Nội nên người dân đến các điểm trên là rất đông, do đó Sở Công Thương đã chỉ đạo từ chợ đến các trung tâm thương mại, siêu thị phải bố trí người đo thân nhiệt, nhắc nhở người đeo khẩu trang. Trung tâm thương mại, siêu thị thực hiện tương đối nghiêm túc.
"Các quận huyện cần nhắc nhở để thực hiện nghiêm túc đưa vào nề nếp việc đeo khẩu trang," bà Lan đề xuất.
Trước thực tế hiện nay, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý cho rằng, nguy cơ dịch bệnh xâm nhập sẽ tăng lên khi mùa Đông đến, nếu người dân không tuân thủ các biện pháp phòng dịch thì nguy cơ lây lan dịch là tương đối lớn.
Đáng lưu ý, khi xuất hiện ca mắc trong cộng đồng sẽ phá hết thành quả công tác phòng chống dịch mà nước ta đã đạt được thời gian qua.
"Từ nay đến đầu quý 1/2021 cần tiếp tục duy trì các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, tổ chức giao ban triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 định kỳ hằng tuần," ông Ngô Văn Quý nhấn mạnh.
Khẳng định công tác phòng dịch tiếp tục là quan trọng cần thực hiện thường xuyên, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố đề nghị các đơn vị tiếp tục tuyên truyền nhất là việc bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng.
Bên cạnh đó, ông Quý lưu ý quản lý chặt chẽ các khu cách ly, các trường hợp nhập cảnh trái phép cũng như quyết liệt kiểm tra chuyên đề đeo khẩu trang trong tuần tới...
Lãnh đạo thành phố cũng lưu ý 5 địa điểm là bệnh viện, bến bãi đỗ xe, phương tiện công cộng, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ phải bố trí người kiểm soát chặt chẽ.
"Ai không có khẩu trang không cho vào, bố trí điểm bán khẩu trang ngay ở cửa," Phó Chủ tịch Ngô Văn Quý nhấn mạnh.
Phát biểu tại phiên họp, Tiến sỹ Trần Đắc Phu (Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam) thông tin, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai địa phương được đánh giá có nguy cơ cao dịch bệnh xâm nhập do có sự giao lưu đi lại lớn. Vì vậy, các biện pháp phòng, chống dịch quan trọng nhất hiện nay là phát hiện sớm và cách ly triệt để, không để ca bệnh trong khu cách ly lọt ra cộng đồng.
"Khả năng cuối năm 2021, đầu năm 2022 may ra mới có vắcxin phòng chống dịch bệnh COVID-19 , do vậy công việc quan trọng nhất hiện nay vẫn là thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch, theo khuyến cáo "5k" của Bộ Y tế mà trong đó quan trọng nhất vẫn là đeo khẩu trang," Tiến sỹ Trần Đắc Phu nói./.
Sắp có cơ sở pháp lý để xử phạt việc không đeo khẩu trang nơi công cộng Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh, vẫn có nhiều người không đeo khẩu trang ở nơi công cộng, rất chủ quan trong phòng chống dịch Covid-19. Trong tuần này hoặc tuần tới, Bộ Y tế sẽ ra quyết định, hướng dẫn về việc nơi nào bắt buộc đeo khẩu trang, chỗ nào chỉ khuyến cáo nên đeo...