Đề xuất bắt buộc mua bảo hiểm y tế
Bộ Y tế đề nghị việc mua bảo hiểm y tế là bắt buộc thay vì quy định “có trách nhiệm tham gia” mua như hiện tại.
Thảo luận sáng 24/9 về dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Anh Tuấn, cho rằng hiện Luật mới quy định các nhóm có “có trách nhiệm” trong việc mua bảo hiểm y tế nên việc tham gia chưa đầy đủ, tuân thủ pháp luật về bảo hiểm chưa cao. Vì thế phải quy định rõ trong Luật việc bắt buộc tham gia để thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân.
Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Văn Tiên chỉ ra một số vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện luật. Cụ thể, chất lượng khám chữa bệnh tuyến dưới chưa đáp ứng yêu cầu; Tinh thần, thái độ của một bộ phận nhân viên y tế chưa cải thiện; Hình thức lạm dụng quy bảo hiểm ngày càng tinh vi, khó kiểm soát phát hiện; Thủ tục khám chữa bệnh thanh toán còn rườm rà, chậm cải tiến…
Hiện còn khoảng 37% dân số chưa có thẻ bảo hiểm y tế. Ảnh: N.P.
Đại đa số các đại biểu đồng tình với quan điểm của Thứ trưởng Tuấn. Tuy nhiên theo đại biểu Phong Lan, Đoàn TP HCM thì cần cân nhắc tính khả thi. Khi đưa vào luật phải có chế tài xử lý, quy định lộ trình bắt buộc.
“Hiện nay chính sách bảo hiểm y tế chưa tạo đủ sức hút để người dân chủ động tham gia. Có nhiều nguyên nhân trong đó chủ yếu do chất lượng dịch vụ y tế còn hạn chế. Vì thế, luật cần bổ sung chất lượng của dịch vụ bảo hiểm y tế, điều kiện cần và đủ để ngành y tế có thể thực hiện dịch vụ này, trong đó có cả y đức”, đại biểu Lan nói.
Video đang HOT
Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Văn Tiên nêu rõ quy định mua bảo hiểm y tế bắt buộc là vấn đề lớn, nếu không mua thì có chế tài như thế nào. Dự thảo sửa đổi Luật của Bộ Y tế chưa nêu rõ điều này. Hiện 30% dân số chưa có thẻ bảo hiểm y tế, nếu bắt buộc phải mua bảo hiểm y tế thì tỷ lệ bao phủ có thể tăng lên được bao nhiêu.
Ngoài ra, các đại biểu cũng thảo luận về việc đồng chi trả, các mức được hưởng… Đa số đều tán thành việc hạ mức được thụ hưởng đối với những người đi khám trái tuyến, vượt tuyến nhằm hạn chế tình trạng quá tải bệnh viện hiện nay.
Dự án luật sửa đổi lần này được chỉnh sửa, bổ sung theo hướng tăng thêm quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế. Cụ thể, sẽ nâng mức hưởng của thân nhân người có công, người thuộc hộ cận nghèo từ 80% lên 95% và nâng mức hưởng của người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số… lên 100% thay vì 95% như hiện hành.
Ngoài ra, dự thảo cũng đề xuất bỏ quy định bảo hiểm không thanh toán chi phí điều trị trong một số trường hợp như: lác, cận thị, tật khúc xạ cho trẻ dưới 6 tuổi; tai nạn lao động, nghề nghiệp; tự tử, tự gây thương tích. Đồng thời, những trường hợp khám chữa bệnh tại nước ngoài sẽ không được thanh toán vì khó kiểm soát chi phí.
Nam Phương
Theo VNE
Phản ứng dữ dội vì... "được" thoát nghèo
Phó Chủ nhiệm ủy ban Các vấn đề xã hội Nguyễn Mạnh Hùng nhận định các chính sách giảm nghèo khiến người dân bị động "hưởng lợi", không muốn thoát nghèo, thậm chí phản ứng dữ dội nếu bị ra khỏi diện nghèo.
Chiều 24/9, Ủy ban về Các vấn đề xã hội tổ chức phiên giải trình về phân bổ nguồn lực và cơ chế điều hành thực hiện chính sách giảm nghèo. Phần lớn các đại biểu cho rằng các chính sách giảm nghèo vẫn mang tính bao cấp nên không giúp đồng bào thoát nghèo bền vững, nảy sinh hiện tượng ỷ lại, cào bằng.
Cũng có ý kiến cho rằng đây là thực tế rất không bình thường, trái với văn hóa Việt Nam khi người ta chấp nhận nghèo hèn.
Phó Chủ nhiệm ủy ban Các vấn đề xã hội Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Công Khanh
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Nguyễn Văn Tiên đề nghị phải đánh giá, kết luận sau 15 năm tranh luận về việc đầu tư cho người nghèo hay đầu tư cho người sử dụng lao động. "Cần đưa ra mô hình đầu tư hiệu quả. Nếu cứ sử dụng các biện pháp không có hiệu quả thì phí tiền nhà nước". Ông Tiên nói.
Qua giám sát cho thấy, có địa phương, một hộ nghèo được nhân lên làm 5 để làm 5 bộ hồ sơ hộ nghèo, nhằm trục lợi từ chính sách . Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Đỗ Mạnh Hùng
Ông Tiên cũng đề nghị phải giám sát, theo dõi dòng tiền hỗ trợ người nghèo, để tránh việc tiền hỗ trợ người nghèo bị "đọng lại" ở khâu trung gian mà không tới được người nghèo. Bởi có một thực tế , cứ mỗi chương trình nào liên quan tới người nghèo, người yếm thế, lợi ích lại không đến tay họ mà lại ở khâu trung gian. Như chương trình nhà thu nhập thấp, nhưng người nghèo không mua được.
Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Phạm Thị Hải Chuyền cho biết tỷ lệ hộ nghèo từ 58% dân số năm 1993, đến nay đã giảm xuống còn khoảng 7,8%.Tuy nhiên, công tác giảm nghèo vẫn còn những thách thức như kết quả giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ tái nghèo còn cao; gần 50% hộ nghèo tập trung ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng sâu, số hộ nghèo ở đô thị cũng tăng lên trước những cú sốc kinh tế...
Trong đó, đáng lưu ý là công tác điều hòa, phối hợp giữa các chương trình, chính sách liên quan đến giảm nghèo của các cơ quan quản lý Nhà nước, các địa phương chưa đồng bộ dẫn đến nguồn lực còn bị dàn trải, trùng lắp, lồng ghép chính sách đạt hiệu quả chưa cao cùng với khó khăn của nền kinh tế trong những năm gần đây đã tác động đến đầu tư và huy động nguồn lực đầy đủ cho chính sách giảm nghèo.
Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền. Ảnh: Công Khanh
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền thừa nhận việc người nghèo có biểu hiện ỷ lại vào các chương trình, chính sách là có thật. Do bắt nguồn từ chính sách hỗ trợ cho người nghèo thoát nghèo chủ yếu là chính sách hỗ trợ trực tiếp. Người trong diện nghèo được chu cấp đất ở, học tập, bảo hiểm y tế, cho vay vốn..., gần đây mới có chính sách đào tạo việc làm cho người nghèo.
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết hiện nay Bộ đang nghiên cứu giảm những chính sách hỗ trợ trực tiếp các hộ nghèo, thay vào đó là hỗ trợ có điều kiện, cũng như các chính sách, giải pháp với hộ cận nghèo.
Bộ sẽ phối hợp cùng các bộ, ngành khác để đề xuất với Chính phủ sau năm 2015 giảm 16 chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo xuống còn từ 2 tới 4 chương trình. "Các chương trình còn lại sẽ là nhiệm vụ thường xuyên của các bộ ngành, như vậy sẽ giảm đi các ban chỉ đạo, giảm biên chế, giảm sự cồng kềnh cho bộ máy, giảm kinh phí chi cho quản lý", bà Chuyền lý giải.
Theo N.C.KHANH
Cái "nết" ăn như rồng cuốn...Hỡi ôi! "Người ta ăn của dân không từ cái gì..." - Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nói tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 11/9. Cái "nết ăn" đáng kinh sợ này rất thích hợp với câu nói của người xưa: "Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như..." (minh họa: Ngọc Diệp) Phó Chủ tịch nước...