Đề xuất 3 loại phụ cấp cho nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch
Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Phước Lộc, phó trưởng Ban Dân vận Trung ương, nhằm chăm lo tốt hơn cho lực lượng y tế tuyến đầu.
Tọa đàm trực tuyến “Bảo vệ Blouse trắng nơi tuyến đầu” có nhiều đề xuất để hướng tới việc chăm lo tốt hơn cho lực lượng y tế tuyến đầu – Ảnh chụp màn hình: HÀ QUÂN
Tọa đàm “Bảo vệ Blouse trắng nơi tuyến đầu” là cầu nối giữa Bộ Y tế, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Ban Dân vận Trung ương tới các bác sĩ nơi tuyến đầu, được tổ chức sáng nay 19-8.
Phó trưởng Ban Dân vận Trung ương Nguyễn Phước Lộc nhấn mạnh các cơ quan liên quan phải kiến nghị HĐND các cấp có chính sách hỗ trợ nhân viên y tế từng địa phương, ở trung ương thì có chính sách chung cho lực lượng tuyến đầu chi viện vào các “tâm dịch”.
Theo ông Lộc, chính sách cụ thể phải nghiên cứu nhưng trước hết phải có 3 phụ cấp gồm phụ cấp độc hại, phụ cấp cường độ lao động và phụ cấp ngoài giờ cho nhân viên y tế.
“Mục đích động viên, cổ vũ tinh thần cho nhân viên y tế vững tâm vì có chỗ dựa vững chắc. Sau lưng lực lượng tuyến đầu còn có Đảng, Nhà nước, cộng đồng chung tay, góp sức, ủng hộ họ hoàn thành tốt nhiệm vụ”, ông Lộc chia sẻ.
Hiện nay, các cán bộ, nhân viên y tế và thân nhân được ưu tiên tiêm vắc xin; mỗi y bác sĩ tuyến đầu được hỗ trợ 2 triệu đồng, nhận mức tiền ăn 1 triệu đồng từ Công đoàn Việt Nam và 1 thẻ bảo hiểm an toàn COVID-19…
Trong tọa đàm, ThS.BS Nguyễn Trọng Khoa – phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh – chia sẻ: “Chưa bao giờ cả nước phải đối mặt với đợt dịch khốc liệt như hiện nay với hơn 300.000 ca nhiễm… Đây thực sự là gánh nặng rất lớn đối với ngành y tế”.
Do vậy, ông Khoa đề xuất các đơn vị cử lực lượng y tế tăng cường nên chủ động trang bị trang thiết bị y tế ban đầu, tăng cường và hỗ trợ hơn nữa điều kiện sinh hoạt cho lực lượng tuyến đầu…
Tại tâm dịch TP.HCM, BS Nguyễn Bá Tĩnh – trưởng phòng công tác xã hội phụ trách quản lý chất lượng Bệnh viện K – cho hay “chưa bao giờ các bác sĩ gặp áp lực lớn như bây giờ”. Áp lực về mặt tâm lý khi phải làm nhiều ca, mỗi ca 8 tiếng, ca đêm tới 10 tiếng trong bộ đồ bảo hộ cấp 4, nguy cơ nhiễm bệnh khi bệnh nhân hoàn toàn có thể ho vào thẳng người y bác sĩ…
Từ chia sẻ này, ông Lộc nhận định cần ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn, quy trình để những bệnh nhân F0 thể nhẹ có thể chăm sóc nhau, chia sẻ, tư vấn tâm lý, không gây áp lực quá lớn cho nhân viên y tế để lực lượng này tập trung chữa trị cho những bệnh nhân nặng hơn.
Video đang HOT
Người dân Sài Gòn "chong đèn", tiêm vắc xin vào ban đêm
Chính quyền Phường 5, quận 8, TPHCM đã tiến hành thí điểm việc huy động sức mạnh cộng đồng, kêu gọi người dân có chuyên môn y tế tham gia tiêm vắc xin ban đêm nhằm giảm tải áp lực cho lực lượng y tế.
Tối 4/8, người dân khu vực phường 5 (quận 8, TPHCM) đã đến hành lang chung cư Giai Việt để được tiêm vắc xin ngừa Covid-19. Quận 8 phối hợp với Đại học Sài Gòn vận động một số y bác sĩ, nhân viên y tế tình nguyện tham gia tiêm vắc xin cho 4.000 người dân tại khu vực này.
Chủ tịch UBND quận 8, ông Trần Thanh Tùng cho biết quận sẽ thí điểm tiêm vắc xin lưu động vào ban đêm, từ 18h đến 22h, hoặc 23h. Điểm đầu tiên tiêm vắc xin ban đêm là tại khuôn viên chung cư Giai Việt (phường 5, quận 8 ), bắt đầu tiêm từ tối 2/8. Việc triển khai tiêm vắc xin vào ban đêm cũng tận dụng được quãng thời gian mát mẻ, tránh nắng nóng cho người dân, nhất là trong việc xếp hàng chờ đợi. Nhiều người cũng sẽ không vướng bận công việc ban ngày hay việc gia đình, thong thả và thoải mái hơn.
Do công tác triển khai tiêm vào buổi đêm ở khu vực sân rộng lớn giữa các tòa nhà nên thiếu ánh sáng. Nhiều cột nhỏ bằng tre, nứa được gắn theo từng bàn làm việc, mỗi cột kéo dây "chong" một bóng đèn điện chiếu sáng phục vụ công tác tiêm chủng.
Một số khâu khác chưa kịp bố trí đèn các thành viên dùng đèn pin, đèn flash điện thoại để triển khai công việc. Theo ban tổ chức, các buổi sau sẽ từng bước trang bị đầy đủ để công tác tiêm chủng đầy nhanh tiến độ hơn nữa.
Khoảng 3 đến 4 m lại có một bóng đèn được treo tại các bàn tiêm hoặc khám sàng lọc. Người dân cũng được bố trí ghế ngồi, xếp hàng giãn cách nghiêm túc theo từng làn.
Theo đại diện của điểm tiêm, tối 4/8 được phân bổ 50 lọ vắc xin, phân bổ cho khoảng 400 cư dân chung cư và 200 người dân thuộc phường 5, quận 8.
"Cho đến hôm nay mình thấy người dân nâng cao ý thức rõ rệt, chủ động giữ khoảng cách nên chúng tôi không phải nhắc nhiều, chủ yếu hướng dẫn bà con đi theo lối một chiều, tiêm xong về nhà, không tiếp xúc với bất kỳ ai", một đoàn viên phường 5 tham gia điều phối cho biết.
Sau khi khai báo với nhân viên y tế, người dân xịt sát khuẩn trước khi vào khu vực chờ tiêm, chờ gọi tên, hạn chế tiếp xúc và trò chuyện với người khác.
"Góp một chút sức thì có gì đâu, ai cũng ngại, cũng sợ thì lấy đâu người làm. Thời gian qua, lực lượng y tế thực sự đã quá tải, mình góp một chút sức giúp cho lực lượng chuyên môn đỡ được một phần việc", Anh P., một cư dân chung cư Giai Việt đăng ký tham gia đội tiêm và nhận nhiệm vụ điều phối, hướng dẫn người dân khai báo y tế chia sẻ.
Nhiều bác sĩ đang công tác tại các bệnh viện lớn đã hăng hái tham gia khi chương trình phát động. Ban ngày, những y bác sĩ này làm chuyên môn tại cơ quan chủ quản, chiều về tranh thủ đi xe máy đến điểm tiêm giúp đỡ bà con.
"Buổi đầu tiên chỉ có 2 bác sĩ và 3 y tá, buổi thứ hai thì có 10 bác sĩ và 9 bạn y tá. Hôm nay 12 bác sĩ, 9 bạn điều dưỡng và 10 bạn nhập liệu. Có thể thấy sự lan tỏa trong công tác tình nguyện, lượng đăng ký tham gia tăng lên từng ngày. Điều này đã cho kết quả bước đầu khả quan, hôm nay trong khoảng một tiếng đồng hồ tiêm được 200 mũi. Chính vì thế, mỗi đêm 1.000 mũi hoàn toàn có thể thực hiện được", đại diện đội tiêm cho biết.
Đa số thành viên tổ nhập liệu là cư dân chung cư tranh thủ thời gian buổi tối, mang máy tính cá nhân xuống điểm tiêm hỗ trợ nhập thông tin cá nhân của người tiêm. "Góp phần vô chiến dịch tiêm lịch sử thì càng thêm tự hào, có gì mà phải suy nghĩ, mấy việc này trong tầm tay của mình mà", bạn T.P, thành viên đội nhập liệu, cư dân chung cư Giai Việt chia sẻ.
"Tiêm ban đêm quá hay đi chứ, mình đi làm chiều về, tắm rửa xong chạy xuống tiêm. Tôi rất cám ơn ban tổ chức, với tôi việc tiêm vắc xin có ý nghĩa đặc biệt, vừa bảo vệ mình vừa bảo vệ cộng đồng", anh L.T, ngụ phường 5, quận 8 xúc động.
Chị Lâm Thị Kiều Oanh, cư dân chung cư, sau khi tiêm vắc xin mừng rỡ cho biết: "Tôi cảm thấy rất hạnh phúc, tôi đợi lâu rồi việc tiêm vắc xin. Hôm nay tôi tiêm mũi một, cảm thấy sẽ an tâm hơn nếu trong công việc phải tiếp xúc với người khác. Với tôi, không quan trọng vắc xin nào vì khi được lưu hành trong dân thì chính phủ đã cấp phép. Tôi nghĩ việc tiêm vắc xin nó không còn là quyền lợi mà là nghĩa vụ, phải tiêm để đẩy nhanh việc miễn dịch cộng đồng".
Đến khoảng gần 22h, người dân đi tiêm theo lịch hẹn muộn cũng đã có mặt, chủ động xếp hàng giãn cách, tránh việc dồn ứ tại điểm tiêm.
Đội xử lý tình huống khẩn cấp bố trí một xe cấp cứu đầy đủ thiết bị chuyên dụng, có thể thực hiện công tác hồi sức, cấp cứu nếu có tình huống bất ngờ xảy ra.
Theo lãnh đạo quận 8, tính đến sáng 4/8 đã tiêm vắc xin cho gần 77.000 người. Trong đó, có gần 6.000 người trên 65 tuổi. Theo thống kê, quận 8 có hơn 226.000 người từ 18 - 65 tuổi và gần 30.000 người trên 65 tuổi. Như vậy, độ bao phủ vắc xin trên địa bàn quận 8 đang đạt gần 30%.
Cũng để đảm bảo giãn cách, UBND các phường sẽ phân bổ số lượng và thời gian tiêm cụ thể cho từng đối tượng trên địa bàn; có thông báo hoặc thư mời gửi đến người dân đã đăng ký để đi tiêm vắc xin theo quy định.
Công an xác minh vụ người đàn ông đạp đổ bàn lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 Mạng xã hội xôn xao clip ghi nhận cảnh người đàn ông đạp đổ bàn làm việc của tổ y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. "Biến!" - người đàn ông chỉ tay, tức giận quát lớn rồi đá phăng bàn làm việc của lực lượng y tế khiến các vật dụng văng tung tóe. Đó là mở đầu của đoạn clip đang...