Đẻ xong mẹ Đắc Lắkbị chảy máulênh láng khắp phòng – hiện tượng băng huyết gây tử vong hàng đầu ở sản phụ
Có lẽ chỉ mẹ nào đã sinh mà bị băng huyết mới hiểu được cái cảm giác khủng khiếp khi bác sĩ chỉ ấn vào chỗ gò nhô cao của tử cung thì một dòng máu phun ra ào ào…
Cửa sinh là cửa tử, câu nói ấy hẳn chẳng còn xa lạ với các mẹ nữa. Bởi trên bàn đẻ, chỉ một vấn đề nào đó thôi cũng có thể gây nguy hiểm tính mạng cho cả mẹ và con. Câu chuyện đi sinh của chị Hà Thị Thu Hiền (hiện đang sống tại Đắc Lắc) mới đây sẽ góp thêm một cái nhìn chân thực trong vấn đề này. Bởi tưởng chừng như đã sinh con xong và an toàn, nhưng chị lại bị băng huyết khi về phòng hậu sản.
Máu chảy ào ào như bật vòi phun nước, lênh láng khắp phòng. Có mẹ nằm bên còn hét lên: “Trời ơi, máu chảy nửa xô như vậy làm sao sống nổi!”. Nhưng may mắn là chị Hiền đã thoát cửa tử trong gang tấc, được cấp cứu kịp thời để bây giờ dù đã bình yên rồi vẫn còn run, ứa nước mắt khi nghĩ lại về trải nghiệm đáng sợ ấy.
“Có lẽ chỉ mẹ nào đã sinh mà bị băng huyết mới hiểu được cái cảm giác khủng khiếp đó. Mình sinh lần 3, thai siêu âm 3,6kg. Mình bong nút nhầy trước dự sinh đến 6 ngày. Sau 2 ngày bong nút mà vẫn chưa thấy dấu hiệu gì, mình đi khám, bác sĩ dặn về có cơn gò là nhập viện. Mình về nhà, đợi mãi đến hơn dự sinh 1 ngày mới bắt đầu chuyển dạ. Mình thấy cơn gò đến nhanh, trên đường đến bệnh viện còn bảo chồng chắc cổ tử cung mở 2-3 phân rồi.
6h35 phút sáng, bác sĩ bảo chồng mình xuống phòng cấp cứu làm thủ tục. Một mình mình vào phòng sinh. Bác sĩ thăm khám đã mở 4 phân, hỏi ý kiến mình muốn sinh luôn chưa hay đợi tới giao ban ca. Nếu đợi tới giờ giao ban, không biết lúc nào mới sinh, sợ đau lâu nên mình nhờ bác sĩ đỡ đẻ luôn.
Video đang HOT
6h45 phút, sau khi truyền nước, mình được chuyển sang giường khác để nằm cho dễ đẻ hơn. Nhưng bước xuống giường, mình cảm giác cơn đau như muốn rút lung, đau rã rời. Bác sĩ chọc ối, y tá vê đầu ti. Cơn đau dồn dập chỉ khoảng 30 phút, mình cảm nhận cơn đau không tả nổi, như muốn rơi lung ra ngoài.
Nhưng chỉ đến 7h20 phút, em bé đã chào đời khóc oe oe, được da kề da với mẹ. Sau khoảng 1 tiếng từ lúc khâu tầng sinh môn, bác sĩ hỏi máu ra như thế nào. Mình cảm thấy máu ra hơi nhiều nên báo bác sĩ khám. Bác sĩ bảo máu dịch sản bình thường, không phải quá lo.
Mình được chuyển xuống phòng cho bé bú, bỗng nhiên cảm giác chóng mặt, người toát mồ hôi trong khi đang ớn lạnh, chân tay run lẩy bẩy, bụng to do tử cung nhô cao. Mình đau không quay người nổi và có cảm giác máu ra như mình đang đi tè.
Mình vội vàng bảo chồng gọi bác sĩ vì em không ổn rồi, mệt đuối, không còn sức lực và môi khô xây xẩm. Bác sĩ mở ra, chỉ ấn vào chỗ gò nhô cao của tử cung thì một dòng máu phun ra. Mình vẫn nhớ rõ như in, khắp góc phòng toàn máu, kiểu như mình lỡ mở vòi nước chảy ào ào ra vậy. Bác sĩ liền hô kéo xe đẩy vào phòng sinh, chuyền chai nước biển và tìm thuốc cho bệnh nhân.
Lúc ấy không hiểu sao bao nhiêu nước mắt cứ tuôn ra, trong đầu mình chỉ nghĩ dại. Mình khóc nhiều lắm. Lúc đau đẻ mình đau bao nhiêu, đến giờ bị làm lại phần bên dưới cũng đau không kém gì. Bác sĩ bảo tử cung không co bóp được nên bị chảy máu, cổ tử cung bị rách nữa, may mà phát hiện sớm. Mình bị ngấm thuốc tê, lơ mơ nằm thở oxy mà bác sĩ làm rồi khâu rọt rẹt vùng kín vẫn cảm thấy khiếp sợ. Bác sĩ dặn nằm sau 1h sẽ khám lại và rút băng để xem máu còn chảy nữa không.
Mình vẫn nghe mẹ nằm ở bàn đẻ bên cạnh nói với sang: “Trời ơi, chảy tới nửa xô máu vậy sao sống nổi”. Nhưng may mắn làm sao, trời thương nên mình đã tai qua nạn khỏi. Bây giờ về nhà rồi, đã khỏe lại, nhưng nghĩ lại cảm giác đáng sợ ấy vẫn còn khóc. Mình chắc chắn sẽ không bao giờ quên được lần đi sinh đáng nhớ này. Mình muốn kể lại câu chuyện, mong các mẹ sau này đi sinh nên để ý đến lượng máu sau sinh. Đừng nên chủ quan kẻo không kịp trở tay”.
Mặc dù sau khi sinh phải đối mặt với tai biến vô cùng nguy hiểm nhưng thật may mắn, từ đó đến nay sức khỏe của mẹ và bé đều ổn định. Chị Hiền cũng không phải thăm khám bởi không có dấu hiệu gì bất thường xảy ra nữa.
Băng huyết sau sinh là hiện tượng bộ phận sinh dục nữ chảy máu trong vòng 24 giờ sau sinh, gây tình trạng mất máu quá nhiều. Nguyên nhân của băng huyết sau sinh có thể do thai nhi to dẫn đến đờ tử cung, do sản phụ bị rối loạn đông máu mà không biết, do thời gian chuyển dạ của mẹ dài, do mẹ đã từng nạo hút thai khiến niêm mạc tử cung bị viêm nhiễm, sản phụ nhiễm trùng ối, mang đa thai, nhau thai bất thường…
Theo afamily
Sản phụ bị băng huyết phải truyền 22 đơn vị máu
Sản phụ 23 tuổi ở Lai Châu bị nhau cài răng lược dẫn đến băng huyết, ra máu ồ ạt.
Chị Hoàng Thị Sung chuyển dạ tối 13/6, thai nhi chết lưu, mẹ bị băng huyết ra máu ồ ạt, được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu. Quá trình vận chuyển mất 6 giờ, sản phụ rất nguy kịch.
Bác sĩ Dương Thị Như, Trưởng khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa Lai Châu, cho biết bệnh nhân vào viện trong tình trạng bị sốc mạch, máu chảy nhiều và rất yếu. Các bác sĩ phải lập hai đường truyền bóp dịch và nâng huyết áp lên, phải mổ cấp cứu đồng thời cắt bỏ tử cung để giữ mạng sống sản phụ.
Sản phụ tỉnh táo sau 3 ngày bị tai biến sản khoa. Ảnh: Vương Tuấn.
Trong quá trình mổ, bệnh nhân đã được truyền khẩn cấp 5 đơn vị máu, sau mổ tiếp tục truyền thêm 9 đơn vị hồng cầu và 8 đơn vị chế phẩm máu các loại. Bác sĩ Như cho biết nếu không có máu để truyền thì sản phụ nguy cơ cao tử vong. Hiện tại, bệnh nhân tỉnh táo, giao tiếp tốt, đỡ đau và có thể xuất viện trong vài ngày tới.
Nhau cài răng lược là tình trạng bánh nhau bám chặt bất thường vào lớp cơ tử cung. Mức độ nhẹ là nhau bám chặt và xâm lấn một phần cơ tử cung. Mức độ trung bình khi nhau xâm lấn sâu vào cơ tử cung nhưng chưa qua khỏi lớp thanh mạc tử cung. Nặng là bánh nhau xuyên qua khỏi lớp thanh mạc tử cung và xâm lấn đến những cơ quan lân cận như bàng quang và ruột.
Phụ nữ mang thai bị nhau cài răng lược rất nguy hiểm vì dễ xuất huyết ồ ạt và sinh non. Do vậy cần được bác sĩ chuyên khoa Sản theo dõi và xử trí thận trọng.
Lê Nga
Theo VNE
Sinh con thuận tự nhiên: Đừng đẩy mình vào nghịch cảnh "kẻ giết con" ngay sau khi vừa vượt cạn Sinh con thuận tự nhiên chẳng khác gì đặt cược mạng sống của mẹ và bé chỉ để đổi lấy... không gì cả. Có một thực tế là trong khi tại Việt Nam và trên thế giới vẫn có biết bao nhiêu sản phụ đã mất mạng, mất con vì những biến chứng sau sinh mà không được y tế can thiệp kịp...