Để vững vàng trong khủng hoảng
Trước những thách thức lớn chưa từng có, trên 50% lãnh đạo cho rằng “trong nguy vẫn có cơ”. Các doanh nghiệp cần đối mặt khó khăn, chuẩn bị sẵn sàng để nắm bắt cơ hội; cần thiết lập một mạng lưới để cùng giúp đỡ nhau, phải là đồng minh để cùng nhau vượt qua thử thách.
Thống kê mới nhất của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, hiện nay 74% doanh nghiệp có khả năng phải giải thể và gần 90% doanh nghiệp mất cân đối thu chi. Còn theo kết quả khảo sát nhanh tại Diễn đàn “Từ sống sót đến thịnh vượng” do Tập đoàn FPT vừa tổ chức, 85% lãnh đạo doanh nghiệp dự báo ảnh hưởng của Covid-19 sẽ kéo dài ít nhất đến hết năm 2021.
Đại diện Tập đoàn FPT cho biết, lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam đang đối diện với một tương lai đầy khó khăn và chưa thể lường trước. Lúc này, đứng trước “cuộc khủng hoảng thế kỷ” do dịch bệnh gây ra, các doanh nghiệp cần phải quyết chiến và mạnh mẽ hơn nữa, không chỉ cho chính mình, mà còn cho sứ mệnh bảo vệ các trụ cột kinh tế quốc gia.
Trước những thách thức lớn chưa từng có, trên 50% lãnh đạo cho rằng “trong nguy vẫn có cơ”. Các doanh nghiệp cần đối mặt khó khăn, chuẩn bị sẵn sàng để nắm bắt cơ hội; cần thiết lập một mạng lưới để cùng giúp đỡ nhau, phải là đồng minh để cùng nhau vượt qua thử thách. Các lãnh đạo doanh nghiệp cũng chỉ ra 5 vấn đề trọng yếu mà doanh nghiệp Việt cần giải quyết nhanh chóng và kịp thời là đổi mới sáng tạo chuyển đổi tổ chức; tăng trưởng doanh thu; bảo vệ người lao động; duy trì nguồn vốn lưu động và giảm gián đoạn chuỗi cung ứng.
Video đang HOT
Bà Cao Ngọc Dung – Chủ tịch HĐQT PNJ chia sẻ, trong bối cảnh hiện nay, việc đầu tiên cần phải làm là xây dựng tinh thần chiến đấu trong toàn doanh nghiệp, nhìn thẳng vào sự thật và đương đầu, không chủ quan. Những chiến thuật phù hợp và sự kiên tâm của người lãnh đạo là căn cốt trong việc đưa doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng và phát triển bền vững. Nhà lãnh đạo phải có chiến thuật gần để phản ứng nhanh nhưng vẫn phải giữ tầm nhìn xa. Rất nhiều lãnh đạo doanh nghiệp cũng có cùng quan điểm này.
Trong thời điểm dịch bệnh vẫn có diễn biến phức tạp thì các DN phải có định hướng lâu dài. Đại diện Tập đoàn Viettel cho hay, 6 tháng đầu năm 2020 là giai đoạn toàn Tập đoàn Viettel đã phải thay đổi phương thức, chiến lược kinh doanh để có thể thích ứng với diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19. Dù nhiều hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng, Viettel vẫn hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra. Những tháng đầu năm nhờ đẩy mạnh các dịch vụ phục vụ khách hàng trong xu thế chuyển đổi số, lấy nhu cầu của khách hàng làm trung tâm, doanh thu của Tập đoàn Viettel đạt doanh thu 120 nghìn tỷ đồng, tăng 9,1% so với cùng kỳ. Viettel cũng đẩy mạnh tương tác khách hàng trên kênh số thay cho kênh truyền thống, các dịch vụ mới có tỷ lệ tương tác với khách hàng trên 90% trên kênh số. Nhờ đã áp dụng số hóa vào hoạt động chăm sóc khách hàng, tỷ lệ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ viễn thông đã tăng từ 87,92% (năm 2019) lên 90,02% (năm 2020).
Các doanh nghiệp đều cho rằng, trong bối cảnh diễn biến phức tạp và khó lường của dịch Covid-19, cần phải bảo toàn nguồn nhân lực, quan tâm và nuôi dưỡng đội ngũ nhân tài. Đồng thời, triển khai các giải pháp giúp tăng năng suất lao động, tối đa hóa hiệu quả hoạt động, giảm được giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, phải triển khai các chương trình đào tạo nội bộ để tạo ra những đội ngũ nhân viên không ngừng học hỏi, sẵn sàng có những sáng kiến sáng tạo để tìm ra cơ hội giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Các nhà mạng lãi nghìn tỷ trong nửa đầu năm
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới thói quen sử dụng dịch vụ viễn thông của khách hàng, các nhà mạng vẫn ghi nhận lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng nửa đầu năm 2020.
Cụ thể, doanh thu của Tập đoàn Viettel đạt 120.000 tỷ đồng, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận trước thuế 19.850 tỷ đồng, đạt 110,2% so với kế hoạch 6 tháng đầu năm 2020.
Trong đó, doanh thu từ các dịch vụ mới trên nền tảng số tăng trưởng 57% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, tăng trưởng doanh thu từ thị trường nước ngoài đã đóng góp đáng kể vào kết quả sản xuất kinh doanh của Viettel.
Với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), doanh nghiệp này cũng ghi nhận doanh thu thuần 24.202 tỷ đồng sau 6 tháng, giảm 7% nhưng lợi nhuận sau thuế đạt hơn 2.882 tỷ, tăng nhẹ so với con số 2.840 tỷ đồng cùng kỳ năm 2019.
Trong giai đoạn 2020 - 2025, Tập đoàn VNPT đề ra chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu bình quân 5-7%/năm, tăng trưởng lợi nhuận 6-8%/năm, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng 5%/năm.
Dù suy giảm về doanh thu và lợi nhuận so với cùng kỳ 2019, MobiFone vẫn ghi nhận doanh thu nửa đầu năm 2020 đạt 12.069 tỷ đồng (giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm trước), lãi gộp 2.969 tỷ.
Khấu trừ chi phí, nửa đầu năm nay MobiFone đạt lợi nhuận trước thuế gần 1.637 tỷ đồng, giảm hơn 1.000 tỷ, tương ứng giảm 38% so với mức 2.644 tỷ đồng của 6 tháng đầu năm 2019.
Dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng không nhỏ tới thói quen tiêu dùng viễn thông của khách hàng. Theo báo cáo của Bộ TTTT, tính đến tháng 6/2020, doanh thu dịch vụ viễn thông có xu hướng giảm nhẹ, đạt xấp xỉ 63.000 tỷ, giảm 1,21% so với cùng kỳ 2019.
Trong đó, doanh thu dịch vụ viễn thông của tháng 6/2020 đạt 10.260 tỷ đồng, giảm nhẹ so với tháng trước (10.270 tỷ đồng) cũng như cùng kỳ 2019 (10.320 tỷ đồng).
Trong khi doanh thu dịch vụ di động có xu hướng giảm nhẹ thì doanh thu dịch vụ cố định lại tăng cao. Cụ thể, doanh thu di động tháng 6/2020 đạt 7.390 tỷ đồng, giảm không đáng kể so với tháng 5/2020 (7.410 tỷ đồng) và giảm 9,6% so với cùng kỳ 2019 (8.100 tỷ đồng), trong khi doanh thu dịch vụ cố định đạt 2.870 tỷ đồng, tăng nhẹ so với tháng 5/2020 (2.850 tỷ đồng) và tăng khoảng 30% so với cùng kỳ 2019 (2.200 tỷ đồng).
Theo ước tính của các mạng di động, doanh thu từ dịch vụ thoại đang giảm mạnh ở mức khoảng 16% mỗi năm. Dù số lượng thuê bao băng thông di động tăng nhanh vẫn không đủ bù đắp cho sự sụt giảm của dịch vụ thoại.
Doanh nghiệp ngành gỗ thay đổi chiến lược để thích ứng sau đại dịch Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn nhấn mạnh ngành gỗ cần đẩy mạnh liên kết chuỗi, giảm phụ thuộc nguồn cung nước ngoài. Sản xuất, chế biến gỗ xuất khẩu. (Ảnh: TTXVN) Dịch COVID-19 đã khiến các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ thiệt hại khoảng 80% các đơn hàng, đứt gãy...