Dễ vô sinh vì bế tinh khi ‘yêu’
Không ít ông chồng muốn chứng minh sức mạnh với vợ, cố kiềm chế xuất tinh càng lâu càng tốt để giúp vợ lên “đỉnh”. Cách này có thể dẫn đến vô sinh.
Tại một phòng khám nam khoa, vợ chồng anh Đỗ Văn A, 35 tuổi (Hà Nội) giật mình khi nghe bác sĩ thông báo kết quả xét nghiệm cho thấy trong nước tiểu của anh có tinh trùng, còn trong tinh dịch thì lượng tinh trùng quá ít nên vợ không thể có thai.
Truy tìm nguyên nhân mới hay khi mới cưới, do hoàn cảnh gia đình nên anh chị chưa muốn có con. Anh bị dị ứng bao cao su, chị lại không dùng được thuốc ngừa thai nên anh thường cố kiềm nén để kế hoạch hóa gia đình và nhận thấy mình vẫn đạt đỉnh mà không hề “xuất quân”. Anh không biết rằng chính sự thường xuyên kiềm nén của mình lại khiến “tinh binh” đi ngược vào bàng quang.
Ảnh minh họa: Riflebirds.com.
Bác sĩ Nguyễn Bá Hưng, Phòng khám Nam khoa Trung tâm Ánh sáng và Phát triển cộng đồng Hà Nội, cho biết hội chứng “binh lính rủ nhau phản tướng” ngày càng gia tăng, đặc biệt trong giới trẻ. Một phần do thủ dâm sai cách, số khác muốn duy trì bản lĩnh đàn ông càng lâu càng tốt nên đã cố gắng kiềm chế không xuất tinh, hoặc kiềm chế xuất tinh để tránh thụ thai. Điều này khiến “tinh binh” không “xuất trận” mà đi ngược vào bàng quang, dẫn tới tình trạng xuất tinh ngược dòng và gây vô sinh cho thân chủ.
“Có những cặp vợ chồng ‘thả’ mãi chẳng có con chỉ vì anh chồng luôn muốn giữ thành tích kéo dài cuộc ân ái của mình. Cứ mỗi lần định “xuất”, anh lại tìm mọi cách kiềm lại, chỉ khi vợ hoàn toàn thỏa mãn anh mới nhớ tới mình”, bác sĩ Hưng kể.
Theo giáo sư Đỗ Trọng Hiếu, nguyên Vụ trưởng Vụ Sức khỏe sinh sản (Bộ Y tế), bế tinh là hiện tượng xảy ra ở một số nam giới. Khi bị chứng này, người đàn ông vẫn có thể cảm nhận được cảm giác lên đỉnh khi gần vợ. Tuy nhiên, họ không hề thấy bóng dáng “tinh binh” phóng ra ngoài. Đó là do đội quân đã “phản chủ”, đi ngược vào bàng quang.
Video đang HOT
Biểu hiện dễ thấy nhất của chứng bệnh trên là không thấy tinh dịch. Sau khi giao hợp, nước tiểu có lẫn những lợn cợn màu trắng đục. Tình trạng này kéo dài tuy không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng có thể khiến các cặp vợ chồng khó thụ thai và đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý người chồng (luôn lo lắng, mất tự tin, ngại giao tiếp…).
Giải thích lý do tinh binh đi ngược, bác sĩ Nguyễn Bá Hưng cho biết, trong cấu tạo cơ thể người nam, đường dẫn nước tiểu và đường ra của tinh dịch chung nhau. Để 2 đường này không lẫn lộn thì có một van ngăn giữa túi đựng tinh trùng và bàng quang. Van này hoạt động rất nhịp nhàng. Khi có kích thích, tinh dịch được tiết ra và bị nén chặt trong phần sâu của ống tiểu (niệu đạo) vì cả 2 van trong (cơ vòng trong) và van ngoài (cơ vòng ngoài) bị khóa chặt.
Khi xuất tinh, van ngoài mở ra đột ngột, van trong vẫn khóa nên tinh trùng được phóng mạnh ra ngoài. Do đó, khi kìm nén xuất tinh, tinh dịch từ bên trong chạy ra ngoài dương vật, rồi bị dội ngược lại. Quá trình này có thể kéo theo vi trùng từ bên ngoài ống tiểu chui ngược vào bên trong, chui vào các lỗ của ống dẫn tinh, ống túi tinh đang mở to, gây viêm túi tinh, viêm mào tinh, tinh hoàn, tinh dịch có mủ hôi.
Đặc biệt nguy hại là áp lực bên trong lòng ống tiểu tăng cao quá có thể làm van trong (chặn giữa bàng quang và ống tiểu) bị hở, gây xuất tinh ngược dòng vào bàng quang. Ngoài ra, áp lực quá cao trong ống tiểu còn làm các cơ gây xuất tinh (cơ hành hang) mau bị nhão, lâu dần chẳng những tinh không xuất nổi (gây vô sinh) mà cương dương cũng có thể giảm sút.
Theo các chuyên gia, việc điều trị xuất tinh ngược dòng rất khó khăn.
Theo PNO
Viêm tinh toàn, liệt dương vì chiêu "bế tinh"
Gần đây, rất nhiều đấng mày râu học cách "bế tinh" (giao hợp nhưng kiềm chế để không xuất tinh). Nhưng ít ai ngờ nhiều loại bệnh có thể phát sinh từ việc đó.
Họ cho rằng như thế sẽ giữ được tinh khí, tăng cường được sức lực... Nhưng sự thật đáng buồn! Không ít trong số những người áp dụng phương pháp "bế tinh" gặp những sự cố như: Do cố "bế tinh" nên mất hẳn phản xạ xuất tinh khi quan hệ tình dục, mất khoái cảm, tạo bức xúc, khó chịu và đau đớn màng hạ vị....
Hiểu sai
Về pháp dưỡng sinh của y học cổ truyền, danh y Tuệ Tĩnh đã tổng kết:
" Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần
Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình"
Một số người đã không hiểu hoặc hiểu sai hai câu thơ trên mà cho rằng "bế tinh" là "không nhả đạn". Theo quy luật tự nhiên, giao hợp là phải xuất tinh, vì thế mọi hình thức cưỡng lại tự nhiên đều gây tác động xấu tới sức khỏe và tinh thần.
Theo YHCT, vật chất cơ bản của sự sinh trưởng, phát dục của con người được chia thành tinh tiên thiên và tinh hậu thiên. Tinh tiên thiên là tinh sinh dục bẩm thụ từ cha mẹ, tinh hậu thiên là tinh lấy từ thức ăn uống, ngũ tạng đều tàng tinh, song đều quy về thận, cội nguồn của sinh mệnh. Tinh sung mãn thể hóa khi sinh thần, người khỏe mạnh, vô bệnh, khi tinh khí suy yếu thì người yếu đuối, nhiều bệnh. "Bế tinh, dưỡng tinh, tồn tinh" là nội dung trọng yếu của phép dưỡng sinh. Không nên cạn hiểu "bế tinh" là không xuất tinh khi giao hợp.
Theo y học hiện đại, nếu lâu ngày không có hiện tượng xuất tinh, có thể sẽ hấp thu lại số tinh trùng không sử dụng, giống như điện năng, không thể để dành. Vì vậy, "bế tinh" theo kiểu "không nhả đạn" chẳng có ý nghĩa gì.
Hậu quả khôn lường
Các nghiên cứu y học hiện đại cho rằng, xuất tinh là một quá trình sinh lý quan trọng trong sinh hoạt tình dục thêm hài hòa mỹ mãn. Song, có một số người vì một lo lắng nào đó thường chọn cách kìm nén xuất tinh, điều này rất có hại cho sức khỏe.
Dẫn đến xuất tinh ngược chiều
Xét về giải phẫu học, xuất tinh sau khi hợp với niệu đạo, hình thành một kết cấu 3 đường hình chữ "Y" tinh dịch sau khi từ ống dẫn tinh vào niệu đạo, cũng có thể thông tới bàng quang. Trong trường hợp thông thường, khi xuất tinh, cơ ở cổ bàng quang trong trạng thái thu nhỏ và đóng lại, nhưng cơ ở niệu đạo lại giãn nở mở rộng, tinh dịch chỉ có thể thuận chiều chui xuống dưới mà không thể trào ngược lên trên để chui vào bàng quang, nước tiểu trong bàng quang cũng không thể theo tinh dịch ra ngoài. Nhưng nếu trong quá trình giao hợp, nín nhịn không xuất tinh, tinh dịch buộc phải đi theo đường khác, sẽ đi lên trên và chui vào bàng quang, hình thành xuất tinh ngược chiều, lâu dần hình thành phản xạ có điều kiện, dẫn đến vô sinh.
Dẫn đến khả năng không xuất tinh
Sinh hoạt tình dục bình thường ở đàn ông bao gồm các giai đoạn: hưng phấn tình dục, cương cứng, giao hợp, xuất tinh và đạt đến cao trào, uể oải, kết thúc.
Giao hợp nhưng kiềm chế để không xuất tinh dễ bị rối loạn cương dương
Xuất tinh là mốc đánh dấu đã đạt đến cao trào, là một quá trình sinh lý phức tạp. Khi được kích đầy đủ, "trung khu phóng tinh" hưng phấn sẽ xuất hiện động tác xuất tinh, trung khu thần kinh sẽ chi phối và khống chế toàn bộ quá trình này. Nếu thường xuyên nín nhịn không xuất tinh, sẽ xuất hiện những phản ứng sinh lý, chức năng vỏ đại não rối loạn, chức năng phóng tinh bị ức chế, lâu dần sẽ mắc bệnh không xuất tinh.
Dẫn đến viêm tinh hoàn
Tinh hoàn là cơ quan sản xuất tinh trùng và hợp thành tinh dịch. Khi giao hợp bình thường, tinh hoàn, tiền liệt tuyến và các cơ quan khác trong trạng thái sung huyết. Nếu "ngưng chiến", không xuất tinh, tốc độ phục hồi máu ở cơ quan sinh dục chậm rõ rệt, tinh hoàn trong trạng thái sung huyết kéo dài, các mao mạch ở vách bên trong tinh hoàn bị rách, dẫn đến viêm tinh hoàn.
Dễ bị ung thư tiền liệt tuyến
Thông thường, sau khi xuất tinh, dương vật nhanh chóng mềm đi, sau 2 - 3 phút, máu trong nó giảm khoảng 60%;15 phút sau, máu trong tinh hoàn, tiền liệt tuyến mới trở lại trạng thái bình thường. Nếu "ngưng chiến", tiền liệt tuyến sẽ trong trạng thái sung huyết kéo dài, tiền liệt tuyến phục hồi sung huyết trong thời gian dài, dẫn đến viêm tuyến tiền liệt và ung thư.
Dẫn đến liệt dương
Khi đang sinh hoạt, bỗng "ngưng chiến", hoạt động thần kinh trung khu tình dục trong vỏ đại não và cơ quan sinh dục vẫn trong trạng thái hưng phấn, khát vọng tình dục vẫn chưa được đáp ứng, như vậy sẽ tăng gánh nặng cho hệ thống thần kinh và cơ quan sinh dục, kết quả dẫn đến liệt dương.
Dẫn đến thần kinh suy nhược
Có người cho rằng, tinh dịch là vật chất tinh hoa của cơ thể, lo lắng xuất tinh sẽ có hại cho sức khỏe, họ đã dùng cách kìm nén không xuất tinh, khiến đại não trong trạng thái căng thẳng, lo âu, thần kinh luôn bị ức chế, tạo sức ép về tâm lý. Lâu dần thành suy nhược, mất ngủ, hay quên, đau đầu, chóng mặt và hoa mắt.
Theo Hoài Vũ (Sức khỏe & Đời sống)
Tại sao xuất binh mà không thấy tinh trùng? Gần đây, mỗi lần yêu vợ xong, dù vẫn thấy khoái cảm nhưng tôi không thấy tinh trùng chảy ra. Tôi đi khám thì bác sĩ bảo là do xuất tinh ngược dòng. Xin cho biết nguyên nhân gây ra hiện trượng trên?Liệu có phải do cắt u tiền liệt tuyến không? (Ngô Mạnh Hoan - Hưng Yên)Trả lời Xuất tinh ngược dòng...