Để Việt Nam không còn tình trạng mất cân đối về dinh dưỡng

Theo dõi VGT trên

Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế Hợp tác và PTNT (Bộ NNPTNT) cho rằng, “Không còn nạn đói” ở Việt Nam bây giờ không phải là đói về lương thực mà là đói dinh dưỡng, bao gồm: thiếu dinh dưỡng, không đảm bảo mức năng lượng ăn vào và thiếu vi chất.

Điều này đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của các cấp chính quyền.

Hiện nay, cả ba loại suy dinh dưỡng vẫn còn phổ biến ở Việt Nam, đó là: thiếu dinh dưỡng (trẻ thấp còi, gầy còm, mẹ nhẹ cân, người lớn thấp lùn), thiếu vi chất dinh dưỡng ( thiếu má.u, thiếu vitamin A, kẽm và iốt) và thừa cân béo phì ở tr.ẻ e.m và người lớn.

Những vấn đề về dinh dưỡng ảnh hưởng đến nhiều người dân Việt Nam đòi hỏi sự cam kết to lớn trong việc điều phối các tiếp cận có tính liên ngành để cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho toàn bộ dân số.

Những cam kết ưu tiên về dinh dưỡng

Đến nay, Việt Nam đã đưa dinh dưỡng là một trong những vấn đề sức khỏe cần được ưu tiên trong Nghị quyết Đại hội Đảng các khóa XI (2011), XII (2016) và XIII (2020) và trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011-2020. Việt Nam là thành viên của Phong trào đẩy mạnh dinh dưỡng (SUN) từ năm 2014 và là thành viên của Mạng lưới ASEAN, đã khởi động chương trình “Không còn nạn đói” vào năm 2015.

Ngày 12/6/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025 nhằm thực hiện mục tiêu đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm, đáp ứng đủ dinh dưỡng cho người dân nhằm nâng cao thể trạng, trí tuệ, tầm vóc con người Việt Nam.

Để Việt Nam không còn tình trạng mất cân đối về dinh dưỡng - Hình 1

Trong năm 2021, Cục Kinh tế Hợp tác và PTNT phối hợp với Sở NNPTNT Tuyên Quang triển khai xây dựng mô hình nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng tại xóm Linh Sơn, xã Linh Thông, huyện Định Hóa với 25 hộ dân tham gia. Ảnh: Văn Anh

Để Việt Nam không còn tình trạng mất cân đối về dinh dưỡng - Hình 2

Mỗi hộ dân tham gia mô hình được hỗ trợ 120 con gà giống, kèm thức ăn, thuố.c thú y phòng bệnh. Ảnh: Văn Anh

Triển khai Chương trình hành động quốc gia “Không còn nạn đói”, Bộ NNPTNT đã phối hợp với Bộ Y tế ( Viện Dinh dưỡng Quốc gia), các chuyên gia và 3 tỉnh xây dựng mô hình điểm nông nghiệp dinh dưỡng năm 2019 là các tỉnh Lào Cai, Quảng Ngãi, Trà Vinh. Các mô hình này được triển khai giúp người dân thay đổi được nhận thức về sản xuất nâng cao thu nhập và sử dụng dinh dưỡng hợp lý cho hộ gia đình.

Trong năm 2020, Bộ NNPTNT đã mở rộng từ 3 mô hình sang 11 mô hình ở các xã, thôn, bản khó khăn; đồng thời, phối hợp với 8 tỉnh mở rộng mô hình, lấy ngân sách địa phương thực hiện, nâng tổng số mô hình lên thành 19.

Trên cơ sở đán.h giá, rút kinh nghiệm của năm 2019, Bộ NNPTNT đã ban hành Quyết định số 1170/QĐ-BNN-KTHT ngày 30/3/2020 hướng dẫn các tỉnh xây dựng dự án điểm nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng để đán.h giá, tổng kết và mở rộng ra tất cả các tỉnh thực hiện chương trình từ năm 2021.

Tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của Liên Hợp quốc về hệ thống lương thực thực phẩm do Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Antonio Guterres chủ trì ngày 23/9/2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết bảo đảm lương thực là nền tảng cho xóa đói nghèo, nâng cao đời sống người dân và là cơ hội để phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng minh bạch, trách nhiệm, bền vững” và thực hiện 17 Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên hợp quốc đến năm 2030.

Việt Nam là một trong những nước hàng đầu về sản xuất lương thực, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và hàng năm xuất khẩu 5-7 triệu tấn gạo.

Video đang HOT

Sau hơn 10 năm thực hiện Đề án “An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020″, bình quân lương thực đầu người tăng từ 497kg/người lên trên 525kg/người, đưa Việt Nam vào nhóm nước hàng đầu về sản xuất lương thực.

Cùng với đó, việc đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi đã thúc đẩy phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm hàng hóa theo hướng tập trung, quy mô lớn, xác định lợi thế sản phẩm của từng vùng, miền, địa phương.

Nhờ vậy, người dân đã cải thiện và đa dạng trong chế độ ăn uống với xu hướng giảm tỷ lệ tiêu thụ ngũ cốc, tăng tỷ lệ thịt, cá, sữa, trứng, trái cây, rau quả.

Từ năm 2010 đến năm 2020, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi toàn quốc giảm từ 29,3% xuống 19,6% – chuyển từ mức cao sang mức trung bình theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Hướng tới đối tượng “đích” dễ bị tổn thương

Trong những năm qua, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở Việt Nam đã giảm khá ấn tượng và là điểm sáng của Bộ Y tế. Tuy nhiên, tốc độ giảm suy dinh dưỡng thể thấp còi ở tr.ẻ e.m dưới 5 tuổ.i đã giảm xuống mức dưới 1%/năm kể từ năm 2015.

Đáng chú ý, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở vùng miền núi là 38% và trên toàn quốc vẫn còn 7 tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trên 30% – mức rất cao về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng.

Với những cam kết xây dựng hệ thống lương thực thực phẩm Việt Nam minh bạch, trách nhiệm, bền vững”, ông Lê Đức Thịnh cho rằng, đây sẽ là cơ hội để lồng ghép, thực hiện các mục tiêu và các hoạt động của Chương trình hành động quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025.

“Thay vì sản xuất những sản phẩm quy mô lớn, chúng ta có thể tận dụng rất tốt những sản phẩm nông sản đặc thù, đặc sản giàu dinh dưỡng và vi chất ở các địa phương. Việc triển khai thực hiện sẽ có 2 cấp độ: đầu tiên là xây dựng các mô hình để lấy làm cơ sở để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm; thứ hai là tuyên truyền, mở rộng các mô hình này ra thì mới thành công được” – ông Thịnh nói.

Để Việt Nam không còn tình trạng mất cân đối về dinh dưỡng - Hình 3

Làm gì để đạt mục tiêu của Chương trình hành động quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025?

Liên quan đến vấn đề này, ông Lê Đức Thịnh đán.h giá cao cách làm của tổ chức Helen Keller International (HKI) Việt Nam khi triển khai thực hiện dự án mô hình tăng cường an ninh lương thực hộ gia đình góp phần cải thiện dinh dưỡng cho bà mẹ và tr.ẻ e.m tại Hòa Bình và Lai Châu trong 4 năm (2017 – 2021).

Can thiệp của dự án tập trung vào 1.000 ngày đầu đời của trẻ và 1.200 hộ gia đình dân tộc thiểu số nghèo có bà mẹ mang thai và tr.ẻ e.m dưới 24 tháng tuổ.i sẽ hưởng lợi từ mô hình này.

Các hoạt động chính của dự án bao gồm đào tạo về dinh dưỡng, nông nghiệp, vệ sinh cá nhân, hỗ trợ cây con giống cho bà con cũng như các hoạt động truyền thông nhằm thúc đẩy thực hành đúng dinh dưỡng cho bà con.

“Thành công của mô hình này là các địa phương xây dựng mô hình để nông dân có thể tự truyền bá kinh nghiệm, tập huấn lại cho nhau về cách làm vườn, rồi các câu lạc bộ của bà mẹ thì trao đổi kinh nghiệm về nuôi con nhỏ, kiến thức về chế biến thức ăn cho trẻ 1-2 năm tuổ.i” – ông Thịnh nói.

Với tư cách là một trong các nước cam kết thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), Việt Nam đang xây dựng và thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng lần thứ ba giai đoạn 2021-2030 và có cơ hội đặc biệt để ưu tiên dinh dưỡng trong kế hoạch phát triển quốc gia giai đoạn 2021-2030 sắp tới.

Trao đổi với Dân Việt, TS. BS. Nguyễn Phương Nam, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo (Viện Dinh dưỡng quốc gia) cho biết, trong dự thảo chiến lược, Bộ Y tế đưa vào rất nhiều nội dung về phối hợp liên ngành, kết nối với hệ thống nông nghiệp bền vững và vai trò của Bộ NNPTNT trong xây dựng các mô hình nông nghiệp dinh dưỡng.

Cùng với đó là các nội dung quy định về quy chuẩn cho thực phẩm, dán nhãn và tăng cường nhận thức của người dân.

Theo bà Phương, dự kiến trong 2 ngày 7-8/12/2021 tới, tại Tokyo (Nhật Bản) sẽ diễn ra hội nghị thượng đỉnh về dinh dưỡng cho phát triển.

“Hội nghị thượng đỉnh này yêu cầu mỗi quốc gia khi tham gia sẽ phải đưa ra cam kết của Chính phủ về việc giải quyết tình trạng dinh dưỡng để đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc đến năm 2030. Nếu phân tích ra, trong 17 Mục tiêu phát triển bền vững thì 12 mục tiêu liên quan trực tiếp đến dinh dưỡng” – bà Phương chia sẻ.

Trong những năm qua, Liên Hợp quốc và các đối tác tại Việt Nam đang nỗ lực để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững: 17 mục tiêu phát triển bền vững liên kết với nhau và đầy tham vọng nhằm giải quyết những thách thức phát triển mà người dân Việt Nam và trên thế giới phải đối mặt, trong đó có vấn đề về dinh dưỡng.

Khoảng 1/3 công việc hiện tại sẽ thay đổi do tác động của công nghệ thông tin

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang tác động lớn đến nhiều ngành nghề, thị trường lao động.

TS Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã trao đổi với báo chí về nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng cao trong bối cảnh thay đổi của công nghệ 4.0.

Xin ông cho biết các xu hướng lớn của Công nghệ 4.0 trong lao động và việc làm ảnh hưởng thế nào đến người lao động Việt Nam trong 10-15 năm tới?

Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ 4, cùng với sự tác động cộng hưởng của đại dịch COVID-19 đang và sẽ tạo ra những gián đoạn kép thay đổi mạnh mẽ của thế giới việc làm, thị trường lao động và người lao động.

Ở phạm vi toàn cầu, những nghiên cứu gần đây cho thấy, trong 5 năm tới, thời gian dành cho các công việc hiện tại của con người và máy móc sẽ bằng nhau; 84% người sử dụng lao động sẽ chuyển sang số hóa nhanh chóng các quy trình làm việc; một số lượng lớn công ty cũng dự kiến sẽ thay đổi địa điểm, chuỗi giá trị và quy mô lực lượng lao động do các yếu tố công nghệ tác động.

Khoảng 1/3 công việc hiện tại sẽ thay đổi do tác động của công nghệ thông tin - Hình 1
Ông Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

Trong 10-15 năm tới, khoảng 1/3 công việc hiện tại sẽ thay đổi do tác động của công nghệ thông tin (CNTT), robot, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo; khoảng 40% lao động toàn cầu sẽ không có kỹ năng phù hợp với công việc của họ. Do khoảng cách ngày càng tăng giữa các kỹ năng của lực lượng lao động toàn cầu hiện tại và các kỹ năng mà các doanh nghiệp cần để thích ứng với thay đổi công nghệ và thị trường, 6% GDP của thế giới, tương đương 5.000 tỷ USD, bị mất mỗi năm.

Việt Nam hiện đang trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nên thị trường lao động và người lao động Việt Nam sẽ không phải là ngoại lệ của xu hướng trên. Thậm chí, do Việt Nam là một nước đang phát triển, rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh tế hiện chủ yếu là thâm dụng lao động giá rẻ, lao động khu vực phi chính thức rất cao nên sẽ chịu tác động nặng nề hơn trong xu thế ra đời và biến mất của nhiều ngành/nghề và công việc do số hóa, tự động hóa, chuyên môn hóa và toàn cầu hóa sản xuất của CMCN 4.0.

Số liệu dự báo thì có thể khác nhau, nhưng chắc chắn thị trường lao động và việc làm ngày càng phân hóa theo hai nhóm kỹ năng thấp/lương thấp và kỹ năng cao/lương cao. Nhu cầu lao động có kỹ năng cao tăng trong khi nhu cầu đối với người lao động ít được đào tạo và kỹ năng thấp giảm. Nó không chỉ đ.e dọ.a tới việc làm của những lao động trình độ thấp mà ngay cả lao động có kỹ năng bậc trung cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu họ không trang bị các kiến thức mới, kỹ năng sáng tạo cho nền kinh tế số.

Theo nhận định của ông, các chính sách trung tâm và chương trình quan trọng đã giúp chuẩn bị cho lực lượng lao động của Việt Nam như thế nào trong việc cải thiện vị thế và thích ứng với công nghệ 4.0? Hoạt động đào tạo hiện nay đang chuyển hướng để đáp ứng nhu cầu lao động công nghệ 4.0 như thế nào?

Từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN lần thứ tư, từ đó đến nay Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến chủ đề này.

Riêng về vấn đề lao động, mới đây Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới. Đồng thời, ban hành quyết định của Thủ tướng về Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030 và Chương trình "Đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của CMCN lần thứ tư" với mục tiêu tăng số lao động có kỹ năng phù hợp với nhu cầu thị trường; tạo việc làm tốt hơn cho người lao động; xây dựng mô hình đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực ở các trình độ giáo dục nghề nghiệp để có kiến thức, kỹ năng phù hợp, có thể tiếp thu, làm chủ, khai thác, vận hành hiệu quả những tiến bộ công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp; gắn kết, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp về nhân lực; góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, sẵn sàng đón nhận làn sóng đầu tư FDI mới dịch chuyển vào Việt Nam.

Khoảng 1/3 công việc hiện tại sẽ thay đổi do tác động của công nghệ thông tin - Hình 2
Mô hình đào tạo gắn với thực hành được nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp quan tâm.

Các chính sách nêu trên đã có tác động nâng cao nhận thức của toàn xã hội, nhất là cơ quan quản lý nhà nước để có giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng phát triển kỹ năng cho người lao động thích ứng CMCN lần thứ tư; tập trung, huy động hiệu quả các nguồn lực cho đào tạo thích ứng CMCN lần thứ tư; tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các bên nhà nước - nhà trường- doanh nghiệp trong đào tạo

Hoạt động đào tạo đang chuyển hướng để đáp ứng nhu cầu lao động CMCN 4.0 như xây dựng chương trình Đào tạo theo chuẩn đầu ra đã có những chuẩn kiến thức, kỹ năng, công nghệ của CMCN lần thứ 4. trước mắt đang cập nhật những kỹ năng 4.0 trong khoảng 50-60 nhóm ngành, nghề được tổ chức thi kỹ năng ở khu vực ASEAN và thế giới.

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cũng đã tiếp nhận chuyển giao 34 chương trình đào tạo chất lượng cao từ nước ngoài, trong đó có các nghề trong lĩnh vực CMCN lần thứ tư như cơ điện tử, điện tử công nghiệp, quản trị mạng máy tính, công nghệ sinh học...

Tổng cục cũng chuẩn bị triển khai đào tạo các ngành nghề mới và các kỹ năng nghề mới cho ít nhất 20 ngành, nghề; đào tạo lại nâng cao kiến thức, kỹ năng gắn với chuyển đổi việc làm cho người lao động bị tác động của CMCN lần thứ tư cho ít nhất 300.000 lượt người; xác định ngành, nghề đào tạo, kỹ năng nghề và mô hình đào tạo mới nhằm thích ứng với yêu cầu của CMCN lần thứ tư. Đồng thời, đơn vị tăng cường gắn kết với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo từ xác định nhu cầu từ doanh nghiệp, xây dựng chương trình đào tạo, quá trình triển khai đào tạo, đán.h giá...

Xin ông cho biết chuyển đổi việc làm cần được thực hiện song song với chuyển đổi số và số hóa việc làm như thế nào? Cần làm gì để Việt Nam có thể bắt kịp, chủ động với xu hướng thế giới về việc làm và kỹ năng cho lực lượng lao động 4.0.

Chuyển đổi số có thể làm nhiều việc làm mất đi, những cũng tạo việc làm mới, công việc cũng thay đổi từ công việc giản đơn chuyển sang công việc cần hàm lượng tri thức và kỹ năng nghề cao, nhiều việc làm được xem là rủi ro do tự động hóa hoặc số hóa như công việc văn phòng, bán hàng, vận chuyển hơn là ngành, nghề khác như quản lý, quản lý nguồn nhân lực, khoa học, kỹ sư, một số loại hình dịch vụ như nghề công tác xã hội... Ranh giới việc làm rủi ro và những việc làm ít rủi ro cũng sẽ dịch chuyển theo thời gian, ngày càng nhiều việc làm sẽ bị xếp vào rủi ro hơn. 40% doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ sẽ giảm lực lượng lao động do tích hợp công nghệ, 41% có kế hoạch mở rộng việc sử dụng các nhà thầu cho các công việc chuyên biệt và 34% có kế hoạch mở rộng lực lượng lao động của họ do tích hợp công nghệ

Trong nền kinh tế số, sự gián đoạn không chỉ giới hạn ở công nghệ, sản phẩm và dịch vụ mà còn ở lực lượng lao động và năng lực của họ. Chuyển đổi số đang làm thay đổi bản chất công việc, đặt ra yêu cầu với nhà sản xuất không chỉ tái cấu trúc tổ chức mà còn phải chuyển đổi việc làm cho lực lượng lao động, đầu tư vào việc thu hút lao động am hiểu công nghệ và nâng cao kỹ năng cho đội ngũ lao động hiện có để có thể khai thác, áp dụng công nghệ mới và thích ứng với các tác động của công nghệ.

Trong thế giới ngày nay, sự gián đoạn không chỉ giới hạn ở công nghệ, sản phẩm và dịch vụ mà còn xảy ra xung quanh lực lượng lao động và khả năng của họ. Trong kỷ nguyên số hóa, sự gián đoạn này có thể được gọi là Lực lượng lao động 4.0.

Theo ông, chúng ta cần làm gì để Việt Nam có thể bắt kịp, chủ động với xu hướng thế giới về việc làm và kỹ năng cho lực lượng lao động trong CMCN 4.0?

Trước tiên, chúng ta chú trọng và nâng cao chất lượng hoạt động dự báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về nhu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu việc làm và nhu cầu đào tạo trong lĩnh vực ngành, nghề chịu tác động của CMCN lần thứ tư; Cho đến nay vẫn còn thiếu các quan sát, đán.h giá cụ thể theo từng ngành nghề và sự khác biệt cần thiết trong bối cảnh công nghệ 4.0.

Khoảng 1/3 công việc hiện tại sẽ thay đổi do tác động của công nghệ thông tin - Hình 3
Kỹ năng nghề được nhiều doanh nghiệp tuyển dụng quan tâm.

Bên cạnh đó là đẩy mạnh thu hút và tập trung nguồn lực để thúc đẩy đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động đáp ứng yêu cầu của CMCN lần thứ 4; Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN), nhất là các chính sách đối với doanh nghiệp để thúc đẩy doanh nghiệp tham gia GDNN trong đó có lĩnh vực ngành, nghề CMCN lần thứ tư; Nghiên cứu, khai thác kinh nghiệm quốc tế về GDNN thích ứng yêu cầu CMCN lần thứ tư.

Trong đào tạo nhân lực cần nhấn mạnh kỹ năng cốt lõi, kỹ năng mềm, kỹ năng số, kỹ năng ngoại ngữ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp thể hiện từ khâu đào tạo bồi dưỡng nhà giáo, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, kiểm tra đán.h giá. Các chương trình giảng dạy mới sẽ bao gồm các kỹ năng cần thiết cho lực lượng lao động trong tương lai - cả kỹ năng kỹ thuật số cũng như kỹ năng "con người" mà máy móc công nghệ không thể thay thế như giao tiếp, giải quyết vấn đề, sáng tạo, cộng tác và tư duy phản biện.

Xin cám ơn ông!

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô giáo bỏ dở bữa trưa, đán.h thức hơn 200 học sinh thoát thảm họa sạt lở
08:34:48 25/09/2024
Đình chỉ cô giáo bị phụ huynh "tố" xúc phạm học sinh, ép đi học thêm
15:03:33 26/09/2024
Uẩn khúc trong vụ mẹ b.ỏ co.n mới sinh vào thùng xốp, thả trôi sông
06:17:45 26/09/2024
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden
07:05:13 26/09/2024
Hà Nội: Nông dân rớt nước mắt nhìn vườn phật thủ chế.t khô ven sông Hồng
13:01:37 26/09/2024
Nhiều giáo viên nước ngoài "rải" trăm đơn xin việc, chấp nhận lương thấp
07:40:16 25/09/2024
Đi bộ qua đường, na.m sin.h lớp 12 bị xe tải tông t.ử von.g
07:27:01 26/09/2024
Biển Đông có thể đón 5 cơn bão trong 3 tháng cuối năm
07:18:55 25/09/2024

Tin đang nóng

Diddy chê ỏng chê eo cơm tù, không dám ăn, 1000 chai dầu baby oil để làm gì?
16:57:55 26/09/2024
Justin Bieber trùng 'điểm đen' với Hoài Lâm, dính vào b.ê bố.i chấn động showbiz
17:09:58 26/09/2024
Á hậu Tường San vạ miệng
20:14:28 26/09/2024
Người phụ nữ bị lừa hơn 600 triệu đồng vì tin lời 'tổng giám đốc' trên mạng
20:47:23 26/09/2024
Bị nghi chơi xấu Duy Mạnh, ekip Tuấn Hưng nói gì?
20:01:17 26/09/2024
'Độc đạo': Ông trùm thiếu uy, cố tỏ ra nguy hiểm đến nực cười
18:31:11 26/09/2024
Vụ Vạn Thịnh Phát: Người giúp việc khai được Trương Mỹ Lan "phong" làm thư ký
20:30:31 26/09/2024
Mỹ nhân showbiz là ái nữ nhà tài phiệt siêu giàu: Ở biệt thự giá 700 triệu đồng/ m2, sân nhà chứa được 200 chiếc xe hơi, bố ruột sẵn sàng nuôi cả con rể
21:18:06 26/09/2024

Tin mới nhất

Buộc di dời bãi xà bần, bắt quả tang vụ chôn lấp trái phép

22:39:19 26/09/2024
UBND xã Hòa Sơn (H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) yêu cầu Công ty CP tập đoàn Thái Đức Phát di dời bãi xà bần trong vòng 10 ngày, nhưng sau đó lại bắt quả tang vụ đào đất chôn lấp tại chỗ.

Taxi công nghệ lao vào cửa hàng loa ở Tân Phú, cụ bà may mắn thoát chế.t

22:21:16 26/09/2024
Một cụ bà ngoài 70 tuổ.i đã may mắn thoát chế.t khi chiếc xe taxi công nghệ bất ngờ lao vào cửa hàng sửa chữa, lắp ráp loa nơi bà đang đứng.

Tiếng gầm của cơn lũ Làng Nủ đến từ đâu?

22:18:27 26/09/2024
Chuyên gia địa kỹ thuật đã nhận định ban đầu về cơ chế của dòng lũ bùn đá tại Làng Nủ sau chuyến đi thực địa ở đây.

Xe đầu kéo tông liên hoàn 8 ô tô, quốc lộ 51 ùn tắc nhiều giờ

22:12:49 26/09/2024
Đang lưu thông trên quốc lộ 51, xe đầu kéo bất ngờ va chạm liên hoàn với 8 ô tô chạy cùng chiều phía trước khiến nhiều phương tiện hư hỏng.

Suốt 9 tháng chưa xử lý vật thể lạ dài 20m trôi dạt vào bờ biển

19:01:47 26/09/2024
Một vật thể là khối sắt màu xanh hình trụ, bên trong rỗng, dài khoảng 20m trôi dạt vào bờ biển ở Hà Tĩnh. Gần 9 tháng qua, ngành chức năng vẫn chưa có phương án giải quyết.

Kỷ luật Bí thư và Trưởng Công an xã ở Hòa Bình liên quan vụ hủy hoại đất rừng

18:12:56 26/09/2024
Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Đà Bắc (Hòa Bình) đã kỷ luật loạt lãnh đạo xã Đồng Chum liên quan vụ hủy hoại đất rừng trên địa bàn.

Ngoài Khu du lịch Đại Nam, bà Nguyễn Phương Hằng còn lãnh đạo công ty nào?

14:59:06 26/09/2024
Ngoài giữ chức vụ lãnh đạo Công ty Đại Nam và Khu du lịch Đại Nam, bà Nguyễn Phương Hằng còn là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc một công ty bất động sản và là cổ đông của một số doanh nghiệp khác.

Sạt lở núi đ.e dọ.a trường mầm non và nhiều nhà dân ở Quảng Ngãi

08:59:46 26/09/2024
Ngày 25.9, UBND H.Sơn Hà (Quảng Ngãi) cho biết, theo phản ánh của người dân địa phương, chính quyền xã Sơn Bao và H.Sơn Hà đã tiến hành khảo sát điểm sạt lở núi Mang Kà Muồng ở thôn Nước Tang, xã Sơn Bao (H.Sơn Hà).

Vụ cả ngàn giáo viên bị truy thu phụ cấp: Xin ý kiến Tỉnh ủy

08:27:26 25/09/2024
Liên quan việc nhiều địa phương tại Đắk Lắk chi trả không đúng phụ cấp ưu đãi nghề giáo với hàng ngàn giáo viên, UBND tỉnh này đang xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy để thống nhất hướng xử lý.

Quán cơm ở Hải Phòng để biển quảng cáo giữa đường lúc trời mưa gây bức xúc

07:55:50 25/09/2024
Tấm biển quảng cáo của một quán cơm tại Hải Phòng được đặt dưới lòng đường gây cản trở tầm nhìn và giao thông đi lại khiến nhiều người thấy bức xúc.

Xe bồn rơi moóc khi ôm cua, người đi xe máy thoát hiểm trong gang tấc

07:14:59 25/09/2024
Hai người đi xe máy đã cực kỳ may mắn khi vừa lướt qua đầu xe bồn thì xảy ra sự cố, tình huống diễn ra vào ngày 20/9 ở thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

Bình Thuận: Khoáng sản khai thác trái phép của Tú 'ác' tiêu thụ ở đâu?

06:04:50 25/09/2024
Như Thanh Niên đã đưa tin, Trần Văn Thuận (tức Tú ác , ngụ xã Sơn Mỹ, H.Hàm Tân, Bình Thuận) vừa bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận khởi tố, bắt giam để điều tra về hành vi phạm các quy định về khai thác khoáng sản.

Có thể bạn quan tâm

Sao nam Vbiz khóc nức nở khi vừa về nhà, nguyên nhân là chứng kiến vợ có hành động này với con trai

Sao việt

23:32:17 26/09/2024
Thúy Diễm tiết lộ rõ quan điểm trong việc dạy con ngoài đời thực, lần đầu kể chuyện từng ra tay đán.h Bảo Bảo để rồi sau đó cảm thấy hối hận.

"Tóm trọn" cảnh hẹn hò bí mật của Xemesis và Bò Chảnh ở resort đắt nhất Việt Nam

Netizen

23:04:13 26/09/2024
Sau khi xác nhận chia tay vào tháng 6 vừa qua, cả Xemesis và Xoài Non đều nhanh chóng tìm thấy hạnh phúc mới. Nếu như mỹ nhân 2k2 đang hạnh phúc bên Gil Lê thì streamer giàu nhất Việt Nam cũng được cho là hẹn hò

Đạo diễn 'Công tử Bạc Liêu': Tôi vẫn muốn kể về con người và văn hóa Việt!

Hậu trường phim

22:51:03 26/09/2024
Phim điện ảnh Công tử Bạc Liêu hé lộ trích đoạn hậu trường đầu tiên, mang đến cho người xem cái nhìn sâu sắc hơn về nguồn cảm hứng và câu chuyện điện ảnh mang đậm màu sắc văn hóa của bộ phim.

'Báo thủ đi tìm chủ': Bộ phim hoạt hình đặc sắc về các 'boss' lạc nhà

Phim âu mỹ

22:43:13 26/09/2024
Phim hoạt hình Báo thủ đi tìm chủ (tựa gốc: Gracie and pedro: Pets to the rescue) hứa hẹn đem đến trải nghiệm vui vẻ cho mọi lứa tuổ.i

'Tee Yod: Quỷ ăn tạng' phần 2 tung trailer đầu tiên, sự trở lại đầy hứa hẹn của câu chuyện kinh dị có thật nổi tiếng tại Thái Lan

Phim châu á

22:41:07 26/09/2024
Với những gì diễn ra trong trailer, có thể phần 2 sẽ giúp khán giả truy ra nguồn gốc thật sự của thế lực tà ác cổ xưa mang tên Tee Yod

IU - Lee Jong Suk dập tắt tin đồn chia tay

Sao châu á

22:30:04 26/09/2024
Những lời đồn đoán về việc chia tay đã lan truyền, nguyên nhân bởi cả hai duy trì mối quan hệ thầm lặng. Tuy nhiên, sự hiện diện của anh tại đêm diễn đã chấm dứt những tin đồn đó.

Vợ chồng siêu sao làm ngơ trước bí mật của Diddy, lời giải nằm ở bài hát ẩn ý về loạt cái chế.t bí ẩn?

Nhạc quốc tế

22:17:49 26/09/2024
Những ngày này, b.ê bố.i tình dục của Diddy đang là tâm điểm của mọi sự chú ý, cũng là sự kiện gây chấn động nhất trong năm 2024.

Bắt tạm giam kẻ xâm hại tìn.h dụ.c con gái 5 tuổ.i của tình cũ để trả thù

Pháp luật

22:14:47 26/09/2024
Công an tỉnh Bình Thuận vừa khởi tố, bắt tạm giam Lê Minh Toàn - đối tượng thực hiện hành vi xâm hại tìn.h dụ.c con gái của tình cũ vì cho rằng bị phản bội.

Thị trưởng New York vướng vòng lao lý

Thế giới

21:16:41 26/09/2024
Trong bối cảnh các cuộc điều tra, hồi tuần trước, nhiều lãnh đạo cấp cao của thành phố New York đã từ chức, trong đó có những người thân cận với thị trưởng Adams.

1 mỹ nhân trả giá đắt vì sống phông bạt, nhà nghèo nhưng lại muốn làm dâu gia đình tài phiệt

Phim việt

20:44:45 26/09/2024
Phim điện ảnh Cô Dâu Hào Môn chính thức ra mắt trailer vạc.h trầ.n tất cả những hình ảnh hào nhoáng trước đây của gia đình Tú Lạc đều do phông bạt mà có.