Đệ trình ranh giới ngoài thềm lục địa của Philippines: Vòng ba của cuộc chiến công hàm?

Theo dõi VGT trên

Tại sao Philippines trình thềm lục địa mở rộng tại Biển Đông sau 15 năm của thời hạn cuối cùng? Câu trả lời là chính quyền Philippines dưới sự lãnh đạo của TT Jr Marcos đang chuyển dịch chính sách theo hướng quyết liệt và minh bạch hơn ở Biển Đông.

Trân trọng giới thiệu bài viết của Đại sứ Nguyễn Hồng Thao – người Việt Nam hai lần là thành viên Uỷ ban Luật pháp quốc tế của Liên Hợp Quốc (hiện đang đảm nhận nhiệm kỳ 2023-2027). Ông là nhà ngoại giao và chuyên gia pháp lý kỳ cựu của Việt Nam.

Ngày 14/6/2024, Phái đoàn thường trực Cộng hòa Philippines tại New York đã gửi Uỷ ban ranh giới thềm lục địa (CLCS) bản đệ trình một phần về các thông tin liên quan đến ranh giới ngoài của thềm lục địa của nước này mở rộng bên ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.

Đệ trình ranh giới ngoài thềm lục địa của Philippines: Vòng ba của cuộc chiến công hàm? - Hình 1
Bản đồ các đường yêu sách ranh giới ngoài thềm lục địa tại Biển Đông. Ảnh: Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao, 17/6/2024

Bản đồ các đường yêu sách ranh giới ngoài thềm lục địa tại Biển Đông. Ảnh: Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao, 17/6/2024 Đệ trình này được coi là phù hợp với Công ước luật biển năm 1982 (UNCLOS) và áp dụng cho phần biển khu vực West Palawan Region (WPR). Đệ trình này đúng vào ngày cuối cùng của khoá họp lần thứ 34 của Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước luật biển, kỷ niệm 30 năm UNCLOS có hiệu lực.

UNCLOS quy định thời hạn cuối cùng để đệ trình thông tin về ranh giới ngoài thềm lục địa lên CLCS là ngày 13/5/2009. Tại Biển Đông, Indonesia là nước đầu tiên trình ranh giới ngoài thềm lục địa tại khu vực Tây Bắc đảo Sumatra Island vào ngày 16/6/2008. Việt Nam trình một phần ở khu vực Bắc Biển Đông (VN-N) ngày 6/5/2009. Hồ sơ chung Malaysia-Việt Nam ngày 7/5/2009 và đệ trình một phần của Malaysia ngày 12/12/2019.

Philippines trình hồ sơ riêng về ranh giới ngoài thềm lục địa bên ngoài Biển Đông tại khu vực Rãnh Benham (Benham Rise Region) ngày 8/4/2009 và đệ trình này đã được CLCS đưa ra các kiến nghị ủng hộ ngày 12/4/2012.

Là thành viên UNCLOS, Philippines có quyền áp dụng điều 76 của Công ước và Phụ lục I Các quy tắc thủ tục của CLCS (CLCS/40, Rev. 1) đối với thềm lục địa mở rộng nếu các cấu trúc địa lý và địa chất của thềm đáp ứng được các yêu cầu pháp lý. Philippines có quyền đưa ra các đệ trình mới vì họ đã thông báo các thông tin ban đầu trước thời hạn.

Tại sao Philippines trình thềm lục địa mở rộng tại Biển Đông sau 15 năm của thời hạn cuối cùng? Câu trả lời chỉ có thể từ Chính quyền Philippines dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Jr. Marcos đang chuyển dịch chính sách theo hướng quyết liệt và minh bạch hơn ở Biển Đông. Đệ trình của Philippines vào thời điểm này có thể có một số tính toán.

Trước hết, chính quyền Tổng thống Marcos muốn khẳng định giá trị của Phán quyết Tòa trọng tài ngày 12/6/2016 trong vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông. Phán quyết này tạo khả năng cho phép mở rộng thềm lục địa từ các đảo chính của Philippines trong khi làm rõ mỗi thực thể biển ở quần đảo Trường Sa chỉ có tối đa lãnh hải 12 hải lý.

Thứ hai, đệ trình có thể nhằm bác bỏ yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc.

Thứ ba, Manila có thể muốn khẳng định tính pháp lý của đường cơ sở quần đảo Philippines năm 2012, đường này đã được sửa đổi cho phù hợp hơn với UNCLOS khi tách biệt yêu sách khu vực “Đất tự do” (Kalayaan Area) khỏi phạm vi quần đảo.

Video đang HOT

Thứ tư, nó tạo điều kiện kích hoạt điều 5 của Hiệp ước phòng thủ chung Phi-Mỹ 1951 mà Mỹ có trách nhiệm bảo vệ các lực lượng vũ trang Philippines, các tàu và máy bay công vụ (bao gồm cả lực lượng cảnh sát biển) khỏi các cuộc tấn công vũ trang trong Biển Đông.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 19/6/2024 đã nói với người đồng cấp Philippines Enrique A. Manalo về các hành động của phía Trung Quốc chống lại Philippines ở Biển Đông “đã làm ảnh hưởng đến hoà bình và an ninh khu vực và tác động tới lợi ích của Mỹ”.

Thứ năm, đệ trình có thể thúc đẩy tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử (COC) đang bế tắc.

Cuối cùng và cũng không phải là hết, hành động này có thể tranh thủ sự hiện diện của thành viên Philippines trong CLCS. Mr. Efren Perez Carandang, thành viên của Uỷ ban nhiệm kỳ 2023-2028, tên ông có trong danh sách cám ơn đã đưa ra các khuyến nghị trong quá trình chuẩn bị đệ trình.

Những thách thức với đệ trình của Philippines

Đệ trình của Philippines có thể gặp một số thách thức. Thứ nhất, các điều kiện địa chất đáy biển của quốc gia quần đảo không thích hợp cho việc mở rộng bên ngoài lãnh hải “sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền ra biển cho tới rìa ngoài của thềm lục địa” do sự xuất hiện của máng sâu Palawan Trench, tạo ra đứt gãy.

Đây có thể là lý do vì sao Philippines lựa chọn sử dụng phương pháp vòng cung không vượt quá 60 hải lý tính từ chân dốc thềm lục địa (FOS) theo điều 76 mục 4, thay cho phương pháp xác định ranh giới ngoài dựa trên bề dày trầm tích. Chính đệ trình đã công nhận không sử dụng công thức trên do các dữ liệu về bề dày trầm tích không đủ trong khu vực West Palawan Region (WPR).

Thứ hai, phần phía Nam của đệ trình mở rộng từ Sabah, vùng đất tranh chấp chủ quyền với Malaysia và do đó chồng lấn hồ sơ chung Việt Nam-Malaysia về ranh giới ngoài thềm lục địa 2009.

Thứ ba, đệ trình có thể chồng lấn với đệ trình riêng của Việt Nam ở khu vực miền Trung, nơi Việt Nam đã từng tuyên bố bảo lưu quyền chủ quyền của mình khi phản đối tuyên bố mở rộng thềm lục địa của Malaysia tháng 12/2019.

Thứ tư, tranh chấp chủ quyền các thực thể trong quần đảo Trường Sa vẫn tồn tại sẽ làm nảy sinh tiếp vấn đề phân định biển của các vùng đáy biển thuộc lãnh hải của các thực thể này với yêu sách thềm lục địa mở rộng của Philippines.

Thứ năm, kết hợp các yêu sách đơn phương thềm lục địa mở rộng với phán quyết 2016 về các thực thể tại quần đảo Trường Sa chỉ nên có 12 hải lý lãnh hải, Biển Đông có thể có vùng Biển cả nhưng sẽ không có Vùng đáy biển di sản chung của loài người. Hoàn cảnh này sẽ làm nảy sinh các thách thức trong việc áp dụng chế độ quản lý biển thích hợp do các vùng biển có quy chế pháp lý khác nhau.

Điểm sáng trong đệ trình của Philippines là họ thừa nhận sự tồn tại của các đệ trình đã có trước kia của Việt Nam và Malaysia hơn là bác bỏ chúng và thể hiện mong muốn được thảo luận phân định biển với các nước liên quan. Đệ trình không nêu tên Trung Quốc cho đàm phán thềm lục địa.

Phản ứng của các nước có thể quyết liệt. Malaysia sẽ tiếp tục khẳng định chủ quyền của họ với Sabah. Tại công hàm ngày 27/6 mới đây, Malaysia nhắc lại: “Bang Sabah là và luôn luôn là một phần không thể tách rời của Malaysia và đã được Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế công nhận như một phần của Malaysia, kể từ ngày thành lập Liên bang Malaysia ngày 16/9/1963. Cộng hoà Philippines yêu sách chủ quyền trên Sabah là không phù hợp với nghĩa vụ erga omnes của họ công nhận và ủng hộ việc thực hiện hợp pháp quyền dân tộc tự quyết của người dân Sabah năm 1963. Vì vậy, rõ ràng yêu sách của CH Philippines với Sabah là không có bất kỳ cơ sở gì theo luật quốc tế”. (Hiểu theo nghĩa thông thường, một quy phạm có tính chất erga omnes là một quy phạm có giá trị pháp lý đối với tất cả chủ thể của luật quốc tế, bao gồm quốc gia và tổ chức quốc tế liên chính phủ).

Trung Quốc có đệ trình các thông tin khảo sát ban đầu về ranh giới ngoài thềm lục địa của họ tại Biển Hoa Đông lên CLCS ngày 11/5/2009. Tuy nhiên, tại Biển Đông, Trung Quốc chưa thể hiện gì về yêu sách thềm lục địa mở rộng. Lập trường này có thể giải thích do các yêu sách thái quá đường chín đoạn và Nam Hải chư đảo của họ đã bao phủ hầu như toàn bộ vùng nước và đáy biển Biển Đông.

Đệ trình ranh giới ngoài thềm lục địa của Philippines: Vòng ba của cuộc chiến công hàm? - Hình 2
Các tàu hải cảnh Trung Quốc 21555 và 21551 phun vòi rồng vào tàu tiếp tế Unaizah May 4 (UM4) của Philippines ở Biển Đông hôm 5/3. Ảnh chụp màn hình/Lực lượng tuần duyên Philippines

Các tàu hải cảnh Trung Quốc 21555 và 21551 phun vòi rồng vào tàu tiếp tế Unaizah May 4 (UM4) của Philippines ở Biển Đông hôm 5/3. Ảnh chụp màn hình/Lực lượng tuần duyên PhilippinesNgày 17/6/2024, Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc cảnh báo “đệ trình đơn phương của Philippines về mở rộng thềm lục địa của họ tại Biển Đông xâm phạm tới các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc, vi phạm luật quốc tế, bao gồm cả Công ước Luật biển và đi ngược lại Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông”.

Cùng ngày, va chạm đã xảy ra giữa tàu tiếp tế Philippines và tàu hải cảnh Trung Quốc tại Bãi Cỏ Mây. Ngày hôm sau, Trung Quốc gửi công hàm khẳng định chủ quyền không tranh cãi tại Nam Hải Chư Đảo và các vùng nước tiếp giáp và họ có các quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước và đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của chúng.

Ngày 20/6/2024, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố, Việt Nam sẽ bảo lưu mọi quyền và lợi ích của mình theo luật quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982, và thể hiện sự sẵn sàng thảo luận với Philippines để tìm ra và đạt được một giải pháp phù hợp với lợi ích hai nước.

Vì các lý do trên, đệ trình của Philippines có thể coi như tín hiệu bắt đầu của vòng ba cuộc chiến công hàm mà vòng 1 và vòng 2 đã từng xảy ra vào các năm 2009 và 2019. Các ranh giới biển, bao gồm cả các ranh giới ngoài của thềm lục địa chồng lấn nơi các bờ biển đối diện nhau không quá 700 hải lý cần phải được các nước hữu quan thoả thuận và không phải thuộc thẩm quyền của CLCS.

Trong tương lai gần, Philippines nên xem xét rút lại các phản đối của họ đối với hồ sơ chung Việt Nam – Malaysia và đàm phán với các nước này để tìm một giải pháp có thể chấp nhận.

Đại sứ Nguyễn Hồng Thao

Tối 20/6, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về việc Philippines đệ trình Báo cáo Ranh giới ngoài thềm lục địa ở Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ:

Các quốc gia ven biển thành viên của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) có quyền xác định ranh giới ngoài thềm lục địa mở rộng của mình trên cơ sở phù hợp với các quy định liên quan của UNCLOS 1982″.

Tuy nhiên, quốc gia ven biển khi đệ trình ranh giới ngoài thềm lục địa cần tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các quốc gia ven biển liên quan khác có bờ biển đối diện hoặc tiếp liền.

Theo đó, Việt Nam bảo lưu toàn bộ quyền và lợi ích của mình theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982 và sẵn sàng trao đổi với Philippines để tìm kiếm và đi đến giải pháp phù hợp với lợi ích của cả hai nước.

Việt Nam khẳng định xóa bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân là lợi ích chung của toàn nhân loại

Từ ngày 27/11 - 1/12, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York, Mỹ, Hội nghị lần thứ hai các nước thành viên Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân (TPNW) đã được tổ chức với sự tham gia đông đảo của các nước thành viên, quan sát viên và đại diện nhiều tổ chức quốc tế và khu vực.

Việt Nam khẳng định xóa bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân là lợi ích chung của toàn nhân loại - Hình 1
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ), phát biểu tại Hội nghị.

Theo phóng viên TTXVN tại LHQ, tại hội nghị, nhiều nước bày tỏ quan ngại về xu hướng tăng cường vũ trang và hiện đại hóa vũ khí hạt nhân, đồng thời nhấn mạnh hậu quả nhân đạo thảm khốc do vũ khí hạt nhân gây ra đối với con người và môi trường. Trong bối cảnh đó, các nước kêu gọi cần tiếp tục thúc đẩy sự tham gia ký kết, phê chuẩn và gia nhập TPNW để góp phần đạt mục tiêu thế giới phi vũ khí hạt nhân.

Phát biểu tại hội nghị, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, cho rằng môi trường an ninh quốc tế hiện nay đang gặp nhiều thách thức nghiêm trọng và bày tỏ lo ngại về mức độ hủy diệt và hậu quả nhân đạo của vũ khí hạt nhân. Trong bối cảnh đó, Đại sứ nhấn mạnh cần tăng cường củng cố lòng tin chiến lược, trong đó điều cốt lõi là phải thúc đẩy việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ, tăng cường cơ chế quốc tế về giải trừ quân bị và chống phổ biến. Việc xóa bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân là lợi ích chung của toàn nhân loại và cần nỗ lực, quyết tâm chính trị của tất cả các quốc gia.

Để triển khai TPNW hiệu quả, Đại sứ Đặng Hoàng Giang kêu gọi các nước thành viên hiệp ước cần thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo hiệp ước; các nước chưa phải thành viên sớm ký, phê chuẩn và gia nhập hiệp ước, góp phần phổ quát hóa hiệp ước. Bên cạnh đó, cũng cần tiếp tục đề cao ý nghĩa quan trọng của TPNW, nâng cao nhận thức chung của cộng đồng quốc tế về hậu quả của vũ khí hạt nhân, thúc đẩy hợp tác quốc tế về xây dựng năng lực cho các nước đang phát triển.

Ngoài việc cần tiếp tục thúc đẩy thương lượng các thỏa thuận quốc tế về bảo đảm an ninh cho các nước không có vũ khí hạt nhân và xây dựng hiệp ước về cắt giảm vật liệu phân hạch, Đại sứ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các khu vực phi vũ khí hạt nhân đối với hòa bình, an ninh quốc tế và khu vực. Theo đó, Việt Nam hoan nghênh các nước sở hữu vũ khí hạt nhân ký và phê chuẩn không kèm bảo lưu đối với Nghị định thư của Hiệp ước phi vũ khí hạt nhân ở Đông Nam Á nhằm góp phần đạt được mục tiêu thế giới phi vũ khí hạt nhân.

Nhân dịp này, Đại sứ Đặng Hoàng Giang tái khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam ủng hộ các nỗ lực trong chống phổ biến và giải trừ vũ khí hạt nhân nhằm hướng tới thế giới phi vũ khí hạt nhân. Việt Nam là thành viên của nhiều điều ước quốc tế đa phương quan trọng trong lĩnh vực này; đồng thời là một trong 10 nước đầu tiên phê chuẩn TPNW và đã khai báo theo nghĩa vụ Điều 2 Hiệp ước đúng thời hạn.

Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 81 năm 2019 thiết lập khuôn khổ pháp lý quốc gia quan trọng trong phòng chống vũ khí hủy diệt hàng loạt.

TPNW là hiệp ước về giải trừ vũ khí hạt nhân đa phương đầu tiên có hiệu lực kể từ năm 1990 đến nay. Đây là văn kiện có ý nghĩa quan trọng, lần đầu tiên trong lịch sử đặt ra nghĩa vụ ràng buộc về pháp lý toàn diện đối với các quốc gia thành viên về việc cấm hoàn toàn sở hữu, phát triển, tàng trữ, sử dụng vũ khí hạt nhân.

Hiệp ước được thông qua tại Hội nghị LHQ đàm phán văn kiện pháp lý ràng buộc về cấm và hướng tới loại trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân tổ chức tại New York từ ngày 15/6-7/7/2017. TPNW chính thức có hiệu lực từ ngày 22/1/2021, hiện có 69 quốc gia phê chuẩn/gia nhập và 93 quốc gia ký.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chứcÔng Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chức
07:35:50 21/01/2025
Trùm tội phạm bị tịch thu nhà để bồi thường cho 39 người Việt chết ngạtTrùm tội phạm bị tịch thu nhà để bồi thường cho 39 người Việt chết ngạt
20:38:22 19/01/2025
Lãnh đạo nước ngoài nào được mời và không được mời dự lễ nhậm chức của ông Trump?Lãnh đạo nước ngoài nào được mời và không được mời dự lễ nhậm chức của ông Trump?
17:26:38 20/01/2025
Ông Trump muốn đến Trung Quốc, sẽ ký lệnh hành pháp kỷ lục ngày đầu nhậm chứcÔng Trump muốn đến Trung Quốc, sẽ ký lệnh hành pháp kỷ lục ngày đầu nhậm chức
22:00:06 19/01/2025
Tài sản của các tỷ phú trên thế giới tăng nhanh gấp 3 lầnTài sản của các tỷ phú trên thế giới tăng nhanh gấp 3 lần
17:41:44 20/01/2025
Mỹ thắt chặt an ninh trước lễ nhậm chức Tổng thốngMỹ thắt chặt an ninh trước lễ nhậm chức Tổng thống
05:51:25 21/01/2025
'Quê nhà và Chân trời' trong tâm tưởng sinh viên Việt Nam ở Oxford'Quê nhà và Chân trời' trong tâm tưởng sinh viên Việt Nam ở Oxford
15:35:51 20/01/2025
Ông Trump có thể gia hạn cho TikTok, nhiều bên đang đàm phán mua lạiÔng Trump có thể gia hạn cho TikTok, nhiều bên đang đàm phán mua lại
21:57:33 19/01/2025

Tin đang nóng

Phương Nhi đang nhặt rác ở biển thì được mai mối, con dâu tỷ phú có màn đối đáp được khen EQ kịch trầnPhương Nhi đang nhặt rác ở biển thì được mai mối, con dâu tỷ phú có màn đối đáp được khen EQ kịch trần
09:14:56 21/01/2025
Ngày cuối năm trong bệnh viện, 9 người đàn ông túm tụm trước phòng cấp cứu: Người dưng nghe chuyện mà rưng rưngNgày cuối năm trong bệnh viện, 9 người đàn ông túm tụm trước phòng cấp cứu: Người dưng nghe chuyện mà rưng rưng
11:23:34 21/01/2025
Clip thanh niên tông người phụ nữ văng ra đường rồi lên xe bỏ chạy, dân mạng tìm ra chi tiết khó thoátClip thanh niên tông người phụ nữ văng ra đường rồi lên xe bỏ chạy, dân mạng tìm ra chi tiết khó thoát
09:29:11 21/01/2025
"Hoàng tử Nhà Trắng" Barron Trump bất ngờ gây sốt với ngoại hình cực kỳ khác lạ đến không nhận ra trong ngày cha nhậm chức"Hoàng tử Nhà Trắng" Barron Trump bất ngờ gây sốt với ngoại hình cực kỳ khác lạ đến không nhận ra trong ngày cha nhậm chức
09:36:48 21/01/2025
Con của "tiểu tam bị ghét nhất showbiz" và người tình U70 chưa ra đời đã thành tỷ phú, thừa kế hơn 2000 tỷ đồng?Con của "tiểu tam bị ghét nhất showbiz" và người tình U70 chưa ra đời đã thành tỷ phú, thừa kế hơn 2000 tỷ đồng?
10:17:44 21/01/2025
Tai nạn liên hoàn ở Mộc Châu, xe khách biến dạngTai nạn liên hoàn ở Mộc Châu, xe khách biến dạng
12:16:17 21/01/2025
Sao Hàn 21/1: Hé lộ nguyên nhân 'người tình tin đồn' của Song Joong Ki mất hútSao Hàn 21/1: Hé lộ nguyên nhân 'người tình tin đồn' của Song Joong Ki mất hút
09:05:07 21/01/2025
Người đứng sau khơi lên drama căng nhất hiện nay: Thiên An phải lên tiếng gây chấn động, Jack bị lôi vào cuộcNgười đứng sau khơi lên drama căng nhất hiện nay: Thiên An phải lên tiếng gây chấn động, Jack bị lôi vào cuộc
09:13:48 21/01/2025

Tin mới nhất

Ukraine nghiên cứu tự phát triển hệ thống phòng không

Ukraine nghiên cứu tự phát triển hệ thống phòng không

14:31:02 21/01/2025
Trong tháng 1 này, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thông báo rằng nước này đã sản xuất gần 1/3 vũ khí và thiết bị mà họ sử dụng năm 2024.
Anh phát hiện thêm trường hợp nhiễm biến thể mới của virus gây bệnh đậu mùa khỉ

Anh phát hiện thêm trường hợp nhiễm biến thể mới của virus gây bệnh đậu mùa khỉ

14:29:47 21/01/2025
Theo WHO, biến thể clade 1b và các chủng khác đã được báo cáo tại 80 quốc gia, trong đó có 19 nước ở châu Phi. Tổ chức này cũng đã cảnh báo các quốc gia châu Âu cần chuẩn bị hành động nhanh để kiểm soát biến thể mới nhất.
Tại sao ông Trump không nhắc đến Ukraine và thuế quan trong phát biểu nhậm chức?

Tại sao ông Trump không nhắc đến Ukraine và thuế quan trong phát biểu nhậm chức?

14:28:08 21/01/2025
Tránh đề cập đến những vấn đề phức tạp này cho thấy chính quyền mới sẽ vẫn phải điều chỉnh các lợi ích mâu thuẫn khi tổng thống nhận lời khuyên từ những người có quan điểm trái ngược về thương mại, đối ngoại và các vấn đề chính sách tro...
Vừa nhậm chức, Tổng thống Trump đã có phát biểu bất ngờ về Triều Tiên

Vừa nhậm chức, Tổng thống Trump đã có phát biểu bất ngờ về Triều Tiên

14:18:23 21/01/2025
Ông Trump nói với các phòng viên khi ông ký một loạt sắc lệnh hành pháp: Tôi từng rất thân thiện với ông ấy. Ông ấy có cảm tình với tôi và tôi cũng vậy. Nhiều người từng coi đó là một mối đe dọa lớn. Triều Tiên là một cường quốc hạt nhâ...
Các nhà lãnh đạo thế giới chúc mừng tân Tổng thống Mỹ

Các nhà lãnh đạo thế giới chúc mừng tân Tổng thống Mỹ

14:11:22 21/01/2025
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte bày tỏ tin tưởng sự trở lại của ông Trump sẽ góp phần tăng tốc chi tiêu và sản xuất quốc phòng của liên minh quân sự này.
Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHO

Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHO

14:09:58 21/01/2025
Giới chuyên gia y tế cho rằng động thái này sẽ làm suy yếu vị thế của Washington trong cộng đồng y tế toàn cầu, đồng thời khiến cho việc ứng phó với đại dịch tiếp theo trở nên khó khăn hơn.
Các thành phố biên giới Mexico chuẩn bị đối phó với động thái của ông Trump

Các thành phố biên giới Mexico chuẩn bị đối phó với động thái của ông Trump

14:05:34 21/01/2025
Ông Pat Murphy, người điều hành trung tâm Casa del Migrante, bình luận từ trước lễ nhậm chức của ông Trump: "Thách thức lớn nhất đối với các trung tâm là không biết điều gì sẽ xảy ra. Tôi đang chuẩn bị tinh thần".
Israel lên kế hoạch chuẩn bị các cuộc tấn công mới ở Gaza và Liban

Israel lên kế hoạch chuẩn bị các cuộc tấn công mới ở Gaza và Liban

14:00:26 21/01/2025
Ông cũng nhấn mạnh rằng quân đội phải sẵn sàng cho các hoạt động đáng kể tại Bờ Tây trong những ngày tới để ngăn chặn và bắt giữ các phần tử khủng bố trước khi chúng tấn công dân thường của chúng ta.
UAV Ukraine tấn công nhà máy chế tạo Tu-160 của Nga

UAV Ukraine tấn công nhà máy chế tạo Tu-160 của Nga

09:21:58 21/01/2025
Với việc Ukraine tăng cường sử dụng UAV, cuộc tấn công này đánh dấu một giai đoạn mới trong xung đột, khi các cơ sở công nghiệp-quân sự trọng yếu của Nga trở thành mục tiêu trực tiếp.
Houthi tuyên bố tạm dừng oanh kích trên Biển Đỏ

Houthi tuyên bố tạm dừng oanh kích trên Biển Đỏ

08:47:55 21/01/2025
Trong diễn biến cùng ngày, Tổng tư lệnh quân đội Israel Herzi Halevi đã chỉ thị cho Lực lượng phòng vệ của nước này (IDF) chuẩn bị kế hoạch cho các cuộc tấn công mới ở Gaza và Liban một ngày sau khi lệnh ngừng bắn mong manh ở Gaza có hi...
Tổng thống Mỹ Joe Biden ban hành lệnh ân xá trước khi rời nhiệm sở

Tổng thống Mỹ Joe Biden ban hành lệnh ân xá trước khi rời nhiệm sở

08:42:23 21/01/2025
cựu Cố vấn y tế của tổng thống, Tiến sĩ Anthony Fauci và thành viên Quốc hội trong Ủy ban điều tra vụ tấn công vào Điện Capitol ngày 6/1/2021.
Xuân Ất Tỵ 2025: 'Vui Tết Kết nối Cộng đồng' tại New Zealand

Xuân Ất Tỵ 2025: 'Vui Tết Kết nối Cộng đồng' tại New Zealand

08:40:17 21/01/2025
Đây không chỉ là dịp gặp mặt mừng Xuân, mà đã trở thành hoạt động rất có ý nghĩa đối với các thành viên trong cộng đồng, khi cùng nhau ôn lại những giá trị văn hóa dân tộc và giáo dục truyền thống cho các thế hệ tương lai của cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm

Ngôi trường nhỏ xinh nằm "lọt thỏm" trong lòng trường ĐH top 1 đào tạo giáo viên, đang giữ một kỷ lục của cả nước trong năm nay

Ngôi trường nhỏ xinh nằm "lọt thỏm" trong lòng trường ĐH top 1 đào tạo giáo viên, đang giữ một kỷ lục của cả nước trong năm nay

Netizen

14:31:16 21/01/2025
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố Kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2024 - 2025. Hơn 3.800 em xuất sắc đạt giải trong kỳ thi này.
Dàn Anh tài, Chị đẹp góp mặt trong "bữa tiệc âm nhạc" Hoa xuân ca 2025

Dàn Anh tài, Chị đẹp góp mặt trong "bữa tiệc âm nhạc" Hoa xuân ca 2025

Nhạc việt

14:28:18 21/01/2025
Với gần 20 tiết mục được đầu tư cả về nội dung lẫn cách thể hiện, sự góp mặt của nhiều ca sĩ hàng đầu và các màn kết hợp độc đáo Hoa xuân ca 2025 hứa hẹn mang đến một bữa tiệc âm nhạc rực rỡ chào đón năm mới.
Đóng phim Tết cùng Hoa hậu Thiên Ân, Thu Trang phải leo lên ghế

Đóng phim Tết cùng Hoa hậu Thiên Ân, Thu Trang phải leo lên ghế

Hậu trường phim

14:19:04 21/01/2025
Khi chọn Thiên Ân vào vai nữ chính và đóng cặp với mình thành một đôi chị em, Thu Trang đã tính toán kỹ lưỡng để cả hai có thể phối hợp ăn ý nhất được với nhau.
Ngọc Lan "hơn thua" từng giọt nước mắt với đàn chị Hồng Ánh

Ngọc Lan "hơn thua" từng giọt nước mắt với đàn chị Hồng Ánh

Phim việt

14:15:31 21/01/2025
Với diễn xuất cảm xúc, Ngọc Lan và Hồng Ánh khắc họa thành công nỗi đau và sự giằng xé, khiến khán giả nghẹn ngào trong nhiều phân đoạn cao trào.
Sao Việt 21/1: Phương Oanh khoe biểu cảm đáng yêu bên con gái

Sao Việt 21/1: Phương Oanh khoe biểu cảm đáng yêu bên con gái

Sao việt

14:13:27 21/01/2025
Phương Oanh khoe biểu cảm hài hước cùng con gái. Trên trang cá nhân, nữ diễn viên thường xuyên đăng tải những khoảnh khắc đời thường cực kỳ vui nhộn của cặp sinh đôi Jimmy - Jenny.
Xuống phố ngày xuân với trang phục mang sắc đỏ may mắn

Xuống phố ngày xuân với trang phục mang sắc đỏ may mắn

Thời trang

13:21:37 21/01/2025
Năm mới là khởi đầu mới cho tất cả mọi người. Trang phục mang sắc đỏ được nhiều người ưa thích diện trong dịp này như một cách để thu hút sự may mắn.
Bức ảnh Jennie (BLACKPINK) bí mật hẹn hò mỹ nam Thái Lan được chiếu lên cho 300 ngàn người xem

Bức ảnh Jennie (BLACKPINK) bí mật hẹn hò mỹ nam Thái Lan được chiếu lên cho 300 ngàn người xem

Sao châu á

13:14:00 21/01/2025
Tin tức liên quan tới nghi vấn hẹn hò giữa BamBam - Jennie (BLACKPINK) ở Mỹ hồi tháng 9 năm ngoái bất ngờ được chiếu lên và các thành viên GOT7 đã cùng trao đổi, thảo luận.
Nunez tạo bước ngoặt cho cuộc đua Premier League

Nunez tạo bước ngoặt cho cuộc đua Premier League

Sao thể thao

13:00:23 21/01/2025
Chân sút của Liverpool xứng đáng là siêu dự bị ở hạng đấu cao nhất nước Anh, khi vượt mặt (Mbeumo - 5 bàn), Haaland (5 bàn), Ayew (4 bàn) về khả năng sút tung lưới đối thủ sau phút 90.
Công an đột kích "xưởng" chế tạo vũ khí, thu nhiều súng và lựu đạn

Công an đột kích "xưởng" chế tạo vũ khí, thu nhiều súng và lựu đạn

Pháp luật

12:27:35 21/01/2025
Ngày 20/1, Công an tỉnh Phú Yên cho biết Công an thị xã Đông Hòa (tỉnh Phú Yên) phát hiện, tổ chức lực lượng đột kích một xưởng sản xuất súng, đạn tại địa phương.
Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 21/1: Cự Giải điềm đạm, Thiên Bình thất thường

Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 21/1: Cự Giải điềm đạm, Thiên Bình thất thường

Trắc nghiệm

12:03:17 21/01/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 21/1/2025 sẽ có những điều bất ngờ gì? Tham khảo tử vi vui về cuộc sống, sự nghiệp và tình yêu của 12 chòm sao hôm nay.
Hamburg Bunker: Từ biểu tượng chiến tranh thành điểm đến sang trọng

Hamburg Bunker: Từ biểu tượng chiến tranh thành điểm đến sang trọng

Du lịch

11:50:21 21/01/2025
Hamburg Bunker, một biểu tượng của quá khứ đau thương, đã có một cuộc lột xác ngoạn mục để trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn.