Để trẻ em không thành ‘cái thớt’ của người lớn
Thời gian qua có nhiều vụ trẻ em bị bạo hành, do chính cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ kế gây nên. Trao đổi với Tổ ấm, Thạc sĩ tâm lý Đặng Hoàng An – giảng viên Trường đại học Sư phạm TP.HCM – nhấn mạnh về những hậu quả con trẻ có thể gặp phải.
Minh họa ĐẶNG HỒNG QUÂN
Thạc sĩ tâm lý Đặng Hoàng An nói:
- Hậu quả trước mắt mà chúng ta dễ dàng nhận thấy đó là về mặt thể xác: nhẹ thì các em có thể trầy xước, bầm dập, chảy máu…, nặng hơn là những thương tích đau đớn, thậm chí có những trường hợp nguy kịch về tính mạng.
Nhưng một trong những hậu quả ảnh hưởng mãi về sau là những tổn thương về mặt tinh thần. Khi sống trong môi trường gia đình bạo hành, các em sẽ không thể tránh khỏi việc phải tiếp xúc, làm quen và tiêm nhiễm nếp sống bạo lực. Có em sẽ trở nên cục cằn, thô lỗ, nóng nảy và hung bạo. Cũng có em cảm thấy sợ hãi, ám ảnh trước những lời nói lớn tiếng hay hành động mang tính vũ lực.
Nỗi thống khổ và sự ám ảnh, sợ hãi ấy có thể đeo đẳng khiến con cái lo sợ, thiếu tự tin, học hành sút kém, trở nên trì độn. Có em rơi vào tình trạng hoảng loạn, lo sợ bị bỏ rơi, mất niềm tin vào cuộc sống. Thế rồi, các bạn nhỏ dần thu mình lại, gặp những sang chấn tâm lý khác như trầm cảm, suy nghĩ tiêu cực và thậm chí tìm đến cái chết. Có em sẽ không thoát khỏi những hình ảnh tiêu cực ấy và sự bạo hành đó vô hình trung để lại dấu vết trên vỏ não, dẫn đến không ít trường hợp hoặc trở thành “bản sao” méo mó về nhân cách như chính cha mẹ mình hoặc ghê sợ, khinh ghét cuộc sống hôn nhân.
* Có nhiều hậu quả để lại cho trẻ, vậy tại sao vẫn có chuyện bạo hành chính con ruột của mình?
- Sở dĩ có chuyện bạo hành chính con ruột của mình là vì: khi con người quá tức giận về điều gì đó thì cơ chế hưng phấn – ức chế của hệ thần kinh có sự thay đổi khiến chúng ta khó kiểm soát từ lời nói, cảm xúc cho đến hành vi.
Bên cạnh đó, xét ở một góc độ nào đó, mỗi người đều có cái tôi cá nhân, và lẽ đương nhiên khi mâu thuẫn diễn ra ai cũng cố chứng tỏ mình đúng. Nếu như mâu thuẫn gia đình được đẩy lên đỉnh điểm mà không có phương án giải quyết ổn thỏa thì một số trường hợp lựa chọn tác động lên đối tượng thứ ba – “sản phẩm kết tinh” của hai vợ chồng (con cái).
Và, suy cho cùng trẻ chưa đủ sức lực và kỹ năng để ứng phó trước những tình huống bạo hành gia đình. Thế nên trẻ rất dễ bị bạo hành, là “cái thớt” để người lớn trút giận khi xảy ra xung đột.
Video đang HOT
Thạc sĩ tâm lý Đặng Hoàng An
Cha mẹ cần dạy cho con rằng không ai được quyền đụng chạm vào các vùng nhạy cảm trên cơ thể của con. Bên cạnh đó, cũng nên hướng dẫn con khi gặp phải trường hợp bị bắt nạt, bạo lực hay lạm dụng, con cần tránh đi đâu, báo cho ai. Thường xuyên trò chuyện cùng con cũng như quan sát những thay đổi về tâm sinh lý của con trẻ để có sự can thiệp kịp thời.
ThS Đặng Hoàng An
* Nếu đi bước nữa, ngươi cha hoặc mẹ cần làm gì để chu toàn cho con của mình một cuộc sống an vui nhất có thể?
- Trước khi bắt đầu mối quan hệ mới, người cha hoặc mẹ cần tìm hiểu đối phương thật kỹ lưỡng thông qua việc tìm hiểu quan điểm sống của họ về hôn nhân sau đổ vỡ, đặc biệt là vấn đề con riêng. Chúng ta nhìn cách họ đối xử với mọi người xung quanh, hơn hết là cảm nhận tình cảm họ dành cho con bạn. Dĩ nhiên là không được nóng vội, đốt cháy giai đoạn. Đồng thời, cha hoặc mẹ đừng quên lắng nghe tâm tư của con trẻ về việc đi bước nữa.
Khi về sống với “người mới”, người lớn cần ngồi lại nói chuyện, chia sẻ thẳng thắn để thiết lập những quy ước trong việc chăm sóc, nuôi dạy con. Nếu phát hiện hành vi bạo hành hay xâm hại con trẻ, việc đầu tiên cần làm là giải cứu đứa trẻ. Tùy trường hợp có thể đưa con đi khám sức khỏe để có sự trợ giúp kịp thời. Nếu hành vi nguy hiểm vượt quá khả năng, phải báo ngay cho cơ quan chức năng can thiệp sớm để tránh hậu quả đáng tiếc.
* Sau ly hôn, có những bậc cha mẹ sử dụng con cái làm “vũ khí” để trả đũa, ép buộc người kia, gây những tổn thương ngầm, anh có lời khuyên nào trong trường hợp này?
- Điều tôi mong mọi người hướng đến đầu tiên là khi có bất kỳ mâu thuẫn nào diễn ra dù lớn hay nhỏ, người trong cuộc cần giữ sự bình tĩnh nhất có thể. Có như vậy, chúng ta mới phần nào tiết chế được cảm xúc, lời nói và cả hành động để tránh những tổn thương không đáng có.
Tiếp theo là cần “cái đầu lạnh” để đủ sáng suốt phân định rằng trẻ em vô can, vô tội, để giải quyết được nội tình của cuộc hôn nhân thì chỉ người lớn mới có thể làm được. Đồng thời, cần “trái tim nóng” để đặt mình vào vị trí của đối phương, vị trí của trẻ để cảm nhận và tránh những lời nói không hay, những hành động không đúng vô tình làm giọt nước tràn ly.
Cuối cùng, chúng ta cần học và tập cách di chuyển cảm xúc sao cho tránh việc lạm dụng và di chuyển cảm xúc tiêu cực lên trực tiếp con trẻ.
Hậu quả khôn lường từ những hình phạt sai lầm mà bố mẹ thường mắc khi nuôi dạy con
Mắng con nơi công cộng, tước đi đồ chơi hay món ăn yêu thích không khiến con nghe lời hơn nhưng nó sẽ để lại những tổn thương nặng nề cho cảm xúc và tinh thần của con.
Ảnh minh họa
Có những hình phạt sai lầm mà các bậc phụ huynh thường áp dụng khi muốn con nghe lời và tuân theo những kỷ luật mà mình đưa ra. Nhưng hiệu quả đâu không thấy chỉ thấy con lầm lì, khó chịu và càng ngày càng không nghe lời hơn. Vậy đâu mới là cách giải quyết hợp lý cho những lúc con không nghe lời? Bài viết này sẽ giúp bố mẹ tìm thấy câu trả lời.
Trách mắng con nơi công cộng
Khi con có hành động nguy hiểm hay nghịch ngợm ở nơi công cộng, bố mẹ thường có xu hướng ngăn cản và giáo huấn con ngay tại đó với hi vọng con nhớ những bài học mà mình nói. Nhưng trên thực tế, trẻ sẽ chú ý đến việc ai đang nhìn chằm chằm vào con khi con bị mắng hơn là những lời nói của bố mẹ lúc này.
Bởi vậy, hãy dẫn con ra một nơi riêng tư để nói chuyện cho con về hành động vừa rồi, nếu như không thể tìm được một nơi như thế, hãy nói ngắn gọn rằng con nên làm gì và nhắc nhở con rằng bố mẹ sẽ nói chuyện với con về việc này khi về tới nhà.
Đưa ra những chỉ dẫn mơ hồ
Dù bố mẹ có nói một nghìn lần rằng đừng vứt giày lung tung nữa thì con cũng không thể làm đúng yêu cầu cất gọn giày dép của con khi về nhà bởi vì con không nhận được những chỉ dẫn như vậy.
Trên thực tế, khi muốn con làm điều gì đó, nhất là khi con còn nhỏ, bố mẹ luôn phải đưa ra những chỉ dẫn rõ ràng và ngắn gọn để trẻ có thể hiểu và làm theo. Ví dụ nếu không muốn con vứt giày lung tung, bố mẹ hãy hướng dẫn con cất giày vào đúng vị trí, dạy con cách sắp xếp những đôi giày trên giá. Đó sẽ là cách để con học được bài học về sự gọn gàng và ngăn nắp cho mình.
Mua chuộc để con nín khóc
Nếu như con lăn ra ăn vạ ở nơi công cộng hay liên tục làm phiền bố mẹ trong một cuộc gặp mặt các gia đình. Bố mẹ sẽ dễ dàng đưa ra một giao kèo rằng con sẽ có kẹo hay đồ chơi nếu im lặng và để bố mẹ được yên. Đây chính là sai lầm tạo tiền đề cho những lần đòi hỏi tiếp theo của con bởi chúng biết chỉ cần ăn vạ đủ nhiều chúng sẽ có được thứ mình muốn.
Giải pháp ở đây là hãy nói rõ cho con biết đâu là hành vi đúng đắn và con được phép có điều gì đó nếu con xứng đáng, còn nếu không dù có ăn vạ hay mè nheo thế nào cũng đều không được.
Tước đi món ăn mà con yêu thích
Không có ai tỉnh táo khi đang đói cả và trẻ con cũng thế. Nếu như con đang có một cái bụng rỗng thì mọi lời nói của bố mẹ đều thành vô nghĩa. Hãy dừng sự kỷ luật này lại, để con được ăn no bụng và từ từ nói chuyện với con. Rằng bố mẹ đã nhìn thấy hành vi sai trái của con (giật lấy đồ chơi của em) và bố mẹ không ủng hộ hành vi đó (con làm bố mẹ buồn vì hành vi này). Đưa ra một số cách để con có thể sửa sai cho hành động vừa rồi (con ra ôm em và xin lỗi em nhé).
La hét vào mặt con
Thật khó để giữ bình tĩnh khi con cứ liên tục đổ nước ra sàn hay ném tung tóe đồ đạc trong phòng. Nhưng la hét không bao giờ là việc đúng đắn để giáo dục con. Chắc chắn rằng đứa trẻ sẽ không học được bất kỳ bài học nào trong khi chúng bị la hét cả. Trong tình huống này, bố mẹ hãy giải quyết bằng giọng nói bình tĩnh nhất có thể, luôn kiên nhẫn và nhất quán trong cách xử lý của mình. Đứa trẻ cũng sẽ học được từ bố mẹ cách bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc của bản thân sau mỗi lần như vậy.
La hét không bao giờ là việc đúng đắn để giáo dục con.
Áp đặt ý kiến cá nhân
Người lớn thường nghĩ mình lớn hơn nên ý kiến của mình luôn đúng, từ đó dẫn đến những áp đặt đối với trẻ nhỏ. Dù trên thực tế, những áp đặt của bố mẹ luôn tốt cho con nhưng bố mẹ cần giải thích cho con hiểu. Giảng giải ân cần, ôm con và lắng nghe con là các bước để giúp trẻ đồng ý và quen với một điều luật mới trong gia đình. Hãy luôn chắc chắn với con rằng bố mẹ làm điều này vì muốn tốt cho con, bố mẹ luôn yêu con dù bất kỳ chuyện gì.
So sánh con với mọi người
Có một danh từ chỉ người mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng không thích đó là "con nhà người ta". Bố mẹ đôi khi mong muốn con cố gắng hơn nhưng lại dùng sai cách cổ vũ khiến con cảm thấy áp lực thậm chí là khó chịu khi bị so sánh với bạn bè, anh chị em.
Khi muốn cổ vũ con, bố mẹ có thể bắt đầu khích lệ bằng cách công nhận những kết quả con đã đạt được, nói cho con biết rằng bố mẹ tin con có thể đạt được kết quả cao hơn nếu con thêm một chút cố gắng, chăm chỉ. Nhấn mạnh với con rằng bố mẹ luôn tin tưởng và tự hào về con.
Dù cho con có chống đối bố mẹ đến thế nào, hãy luôn bình tĩnh và cư xử đúng mực với con. Những hình phạt là cần thiết trong quá trình dạy con nên người, nhưng cần áp dụng đúng và khéo léo để những hình phạt đó phát huy tác dụng với con chứ không phải khiến con cảm thấy bị xa lánh bởi chính bố mẹ mình.
LHQ: Đóng cửa, 7 triệu phụ nữ sẽ phải mang thai ngoài ý muốn Việc thiếu hụt các sản phẩm tránh thai mùa dịch COVID-19 sẽ khiến khoảng 47 triệu phụ nữ thiếu biện pháp tránh thai, dẫn đến 7 triệu ca mang thai ngoài ý muốn. Hôm 28-4, Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) dự báo việc nhiều nước phong tỏa do đại dịch COVID-19 có thể dẫn đến hệ lụy là sẽ có 7...