Để “tinh binh” khỏe
Những con tinh trùng vô cùng bé nhỏ nhưng phải mang trong mình sứ mệnh cao cả là duy trì giống nòi.
Hiện nay, khi con người đang phải đối mặt với sự ô nhiễm từ môi trường sống đến các hóa chất tồn dư trong thực phẩm, thuốc lá… chất lượng tinh trùng cũng bị de dọa nghiêm trọng. Bảo vệ tinh trùng cũng là bảo vệ cho chất lượng giống nòi được khỏe mạnh.
Có một thực tế là hiện nay, số lượng và chất lượng tinh trùng giảm đáng kể. Số lượng tinh trùng trên mỗi ml tinh dịch đã giảm dần, khoảng 2% mỗi năm. Với nam giới ở độ tuổi 35, lượng tinh trùng có thể giảm từ 73,6 triệu xuống còn 49,9 triệu cho mỗi ml tinh dịch.
Cùng thời điểm đó, tỷ lệ tinh trùng bình thường hình thành cũng giảm khoảng 1/3. Lượng tinh trùng thấp hơn 55 triệu trên mỗi ml tinh dịch thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nghiên cứu còn cho thấy cả chất lượng tinh trùng của nam giới cũng kém hơn trước, do đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thụ thai.
Ảnh minh họa
Những yếu tố gây hại tinh trùng
Làm việc quá sức, thường xuyên chịu áp lực công việc căng thẳng là nguyên nhân làm giảm số lượng tinh trùng. Chơi thể thao quá sức cũng có ảnh hưởng tương tự. Những người sinh hoạt tình dục quá độ, bừa bãi cũng khiến sức khỏe sinh sản giảm sút.
Môi trường ô nhiễm ảnh hưởng tới chất và lượng tinh trùng. Những người làm việc gần các chất phóng xạ càng có nguy cơ cao. Tinh trùng rất dễ bị tổn thương bởi môi trường như: phơi nhiễm với nhiệt độ cao, tiếp xúc với hóa chất độc hại. Những người làm việc trong các ngành nghề phải tiếp xúc với nhiệt độ cao: thợ rèn, thợ hàn, thợ luyện kim, đầu bếp… thường có suy giảm chất lượng tinh trùng.
Một số chất ô nhiễm được ghi nhận có ảnh hưởng rõ rệt lên chất lượng tinh trùng bao gồm: các gốc ôxy tự do, các hóa chất diệt côn trùng, diệt cỏ (DDT, aldrin, dieldrin, PCPs, dioxin, furan…), một số hydrocarbon (ethylbenzene, benzene, toluen, xylen…), một số chất bảo quản, hóa chất có trong vật liệu xây dựng, nội thất…
Tiếp xúc trong thời gian dài với kim loại nặng như chì, cadmium, arsenic làm giảm số lượng tinh trùng. Một lượng rất nhỏ kim loại nặng có trong tinh dịch có thể gây ức chế nhiều enzym quan trọng cho quá trình thụ tinh của tinh trùng.
Thuốc lá là thủ phạm gây ra những rối loạn về hoạt động tình dục, thậm chí có thể hủy diệt phong độ nam giới và cả khả năng sinh sản. Khói thuốc lá chứa rất nhiều độc tố gồm: nicotin, CO, các chất thuộc nhóm benzen…
Thuốc lá làm giảm tuổi thọ của con người 5 – 8 năm, đồng thời làm giảm số lượng và mức độ di động của tinh trùng. Thuốc lá có thể gây ra các bất thường di truyền tinh trùng và ảnh hưởng lên các cháu bé sinh ra.
Uống nhiều rượu có thể làm giảm nồng độ testosteron và cũng làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng. Người hút thuốc kèm nghiện rượu đặc biệt có hại cho tinh trùng.
Việc dùng một số thuốc chữa bệnh có thể gây tổn hại tạm thời hay vĩnh viễn quá trình sinh tinh như hóa trị ung thư, hormon, cimetidin, sulphasalazine, spironolactone, các thuốc điều trị bệnh huyết áp.
Video đang HOT
Làm thế nào để có tinh trùng chất lượng tốt?
Chế độ ăn uống, tập luyện khoa học, giảm căng thẳng: Một chế độ ăn uống khoa học, đủ chất, nhiều chất xơ hằng ngày có thể cung cấp đủ selenium, kẽm, acid folic để sản xuất ra đủ số lượng tinh trùng và là tinh trùng có chất lượng.
Cuộc sống có quá nhiều yếu tố gây căng thẳng (stress) và kéo dài có thể ảnh hưởng đến một số hormon cần để tạo ra tinh trùng. Vì vậy, hãy biết cách đẩy lùi căng thẳng, tự tạo niềm vui trong cuộc sống, biết cách thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức khỏe. Vận động thân thể thường xuyên sẽ tốt cho sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng.
Nên tập luyện thường xuyên một môn thể thao phù hợp với bản thân đều đặn mỗi ngày khoảng 60 phút, nên tập vừa sức, tránh gắng sức sẽ gây hiệu ứng ngược do tập luyện và không tốt cho sức khỏe. Nên mặc quần áo rộng rãi, chất liệu thoáng mát để quá trình sinh tinh diễn ra dễ dàng.
Kiểm soát cân nặng: Lượng mỡ của cơ thể quá nhiều hay quá ít có thể làm cho sự sản xuất các hormon sinh sản bị rối loạn, dẫn đến giảm số lượng tinh trùng và tăng tỷ lệ các tinh trùng bất thường. Để có thể sản xuất tinh trùng có chất lượng cao, nên giữ chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) trong khoảng 20 – 25.
Tránh tiếp xúc các chất độc có trong môi trường: Nên cố gắng tránh tiếp xúc với các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, những hóa chất độc hại, các kim loại nặng, chì và những dung môi hữu cơ. Vì vậy, mặc đồ bảo hộ lao động, mang mặt nạ chống độc khi phải làm việc trong môi trường độc hại có thể làm giảm nguy cơ hấp thụ các chất độc thấm qua da, qua niêm mạc và vào phổi.
Bỏ thuốc lá và rượu: Việc cai thuốc lá có thể cải thiện đáng kể chất lượng tinh trùng, hoặc làm ngăn chặn tình trạng xấu hơn có thể xảy ra. Hãy hạn chế rượu ở mức cho phép: Với bia là khoảng 330ml, rượu vang: 125ml/ngày và tránh xa các chất ma túy, gây nghiện.
Theo Hồng Thanh/Suckhoedoisong.vn
Những sự thật rất thú vị về 'tinh binh' mà không phải ai cũng biết
Hầu như tất cả mọi người, kể cả nam giới, chỉ biết "tinh binh" góp phần giúp duy trì giống nòi mà không biết rằng có rất nhiều điều thú vị về những "chiến binh" tí hon này.
ảnh minh họa
Chúng ta thường thấy hình ảnh những chú "tinh binh" với hình dạng như con nòng nọc đang bơi nhưng thực tế, "tinh binh" rất nhỏ và không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nhưng bạn có biết, cần tới 10 - 12 tuần để "tinh binh" trưởng thành, mỗi ngày một tinh hoàn có thể sản xuất khoảng 50 - 150 triệu "tinh binh" nhưng chỉ cần một lần sốt trên 38,5 độ C có thể khiến số lượng tinh binh" giảm xuống rất thấp và chất lượng yếu trong 6 tháng sau đó. Dưới đây là những thông tin giúp bạn và chàng hiểu hơn về quá trính sản sinh "tinh binh" ở nam giới, hiểu hơn về cuộc chiến phi thường của các vận động viên bơi lội cừ khôi mang tên "tinh binh" này.
Gần 90% "tinh binh" có hình dạng khác thường?
Không phải tất cả các "tinh binh" khi sinh ra đều như nhau, thực tế là có đến 90% "tinh binh" bị biến dạng không bình thường như: có hai đầu, hai đuôi, đầu dị dạng hoặc đuôi nguệch ngoạc... Nhưng các bạn cũng đừng quá lo vì việc này không ảnh hưởng đến chất lượng "con giống". Chỉ đáng lo ngại nếu "tinh binh" khiếm khuyết về acrosome, tức cái mũ úp lên đầu chúng, là một chất enzyme có tác dụng như một rada. Nhờ cái mũ thần kỳ này, "tinh binh" mới định hướng được đường đi của mình đến gặp trứng. Khi thiếu hoặc không có acrosome, "tinh binh" hoàn toàn vô hướng, nếu gặp trứng cũng sẽ không bám vào được.
"Tinh binh" là những "vận động viên bơi lội" không biết mệt mỏi?
Sự thật thì không phải tất cả các "tinh binh" đều chăm chỉ nhưng hầu hết chúng đều "bơi" không biết mệt. Dù "con đường" đến với trứng khá xa nhưng hầu hết các "tinh binh" vẫn bơi liền một mạch không ngừng nghỉ để tiếp cận với trứng. Chúng bơi với vận tốc khoảng 5mm/s, một tốc độ đáng nể so với kích thước nhỏ bé của chúng, khoảng 0,05mm. Và khi kết thúc "cuộc thi bơi", sẽ có một hoặc hai "vận động viên" may mắn xâm nhập vào trứng và quá trình thụ tinh bắt đầu.
"Tinh binh" và tinh dịch chỉ là một?
Nhiều người vẫn nhầm lẫn tinh dịch với tinh trùng. Thực tế thì các tế bào tinh trùng chỉ là một phần của tinh dịch. Tinh dịch là một hỗn hợp chứa fructose (một loại đường) và proteolytic (nhóm enzym phân hủy), cùng với các enzym khác, để bổ sức cho hành trình của tinh trùng. Tinh dịch có màu trắng, đặc, trơn dính, là dịch tiết của tuyến tiền liệt, dịch của túi tinh và dịch của tuyến Cowper. Nó có tính kiềm để khi đưa "tinh binh" vào bên trong "cô bé" sẽ hạn chế được tính axit khắc nghiệt của môi trường này. Một giọt tinh dịch chỉ chứa 5% tinh trùng, 95% còn lại là các hợp chất dinh dưỡng khác như protein, đường, các men, chất béo và chất khoáng...
Bao nhiêu tế bào "tinh binh" sẽ được giải phóng khi đàn ông "xuất binh"?
Số lượng "tinh binh" khi xuất ra ở mỗi người nam giới là khác nhau, nhưng thường ở trong khoảng từ 20 triệu đến 100 triệu con "tinh binh" trong mỗi ml khi "xuất binh". Một người đàn ông khỏe mạnh trung bình một lần "xuất binh" có khoảng 200 triệu "tinh binh". Nhiều người thường "nhìn mặt mà bắt hình dong", thực tế một quý ông mạnh khỏe, nam tính chưa chắc đã "ngon lành" bằng một người gầy ốm và có vẻ không làm nên chuyện. Đàn ông đẹp trai, nam tính không có điều gì chứng tỏ sẽ có "tinh binh" cừ khôi hơn những người đàn ông khác, thậm chí độ đặc của những "chiến binh" còn có thể thấp hơn.
Tất cả các "tinh binh" luôn biết đường đi tới trứng"
Không phải, chỉ có khoảng 1/2 số "tinh binh" đã xuất ra đi thẳng đến trứng, số còn lại bị "lạc đường" và bơi vòng vòng xung quanh. Sau khi bơi vào vùng cấm địa, "tinh binh"có thể lưu lại khoảng 2 ngày. Với những chú khỏe mạnh, thời gian sống sót có thể lên đến 7 ngày. Chất nhầy đặc biệt ở cổ tử cung chính là môi trường quyết định khả năng sống còn của "con giống". Với những "chiến binh" cừ khôi, môi trường ẩm nhầy trong cổ tử cung khá lý tưởng để bảo vệ chúng, giúp "tinh binh" sống bền bỉ để chờ trứng rụng và thụ tinh.
Môi trường axit trong "cô bé" sẽ hủy hoại "tinh binh"?
Sự thật thì môi trường axit khắc nghiệt trong vùng "cấm địa" có thể tiêu diệt phần lớn trong hàng triệu "con giống" bơi vào, đa số sẽ chết và làm tấm đệm để cân bằng môi trường này, tạo điều kiện cho rất ít những "anh hùng" còn sót lại hoàn thành đích đến cuối cùng. Sát ngày rụng trứng, lượng hormone estrogen tăng cao khiến dung dịch bên trong "cô bé" dễ chịu hơn hẳn, cộng với hormone progesterone sản sinh ra sẽ khuyến khích "tinh binh" quẫy đuôi mạnh hơn, xuyên qua lớp màng bảo vệ trứng.
Tinh dịch lỏng hoặc đặc có quan trọng không?
Tinh dịch loãng hay đặc không quan trọng, điều quan trọng là số lượng và chất lượng của "tinh binh" có trong chúng. Phải làm tinh dịch đồ mới đánh giá số lượng và chất lượng "tinh binh" chính xác và biết có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hau không. Bình thường, nam giới mỗi lần "xuất binh" phải có từ 1-2ml tinh dịch, và mật độ "tinh binh" khoảng 60 - 200 triệu con/ml. Trong đó, khả năng "tinh binh" di động phải trên 50 - 60%, số lành lặn phải trên 60 - 70% và tốc độ di chuyển của chúng là 1 -4mm/phút.
"Tinh binh" là những kẻ rất "lạnh lùng"?
Khoảnh khắc đầu tiên của quá trình "xuất binh" được ghi nhận chứa một lượng lớn "tinh binh" chất lượng và nhiều về số lượng. Khi được phóng vào bên trong, theo bản năng sinh tồn, các "chiến binh" bơi rất nhanh và mạnh. Quan sát dưới kính hiển vi, bạn sẽ thấy đó như một cuộc "chiến tranh", trong đó nhiều kẻ bại trận ngả rạp và chỉ có số ít kẻ thắng trận quẫy đuôi mạnh mẽ lao về phía trước. Cuối cùng, chỉ có một chiến binh duy nhất thắng oanh liệt trong trận chiến khốc liệt này. 13 độ C chính là nhiệt độ thích hợp nhất để "tinh binh" phát triển khỏe mạnh trong cơ thể một người đàn ông. Chính vì vậy, tinh hoàn luôn có nhiệt độ thấp hơn các bộ phận khác của cơ thể.
"Tinh binh" cũng có giới tính?
"Tinh binh" cũng có giống đực mang nhiễm sắc thể Y và giống cái mang nhiễm sắc thể X. Theo các nhà nghiên cứu, nhiễm sắc thể Y yếu hơn nhưng lại nhanh hơn nhiễm sắc thể X, do đó, cuộc chiến giữa các" tinh binh" khác giới rất khốc liệt.
"Tinh binh" chết vẫn có đủ khả năng tạo ra một bào thai khỏe mạnh?
Thông tin này có thể khiến nhiều người bật ngửa nhưng thực tế lại đúng như vậy. Để chứng minh cho điều này, các nhà khoa học đã làm thí nghiệm giết chết "tinh binh" và bơm chúng vào trứng. Kết quả thật đáng kinh ngạc, trứng vẫn được thụ tinh. Điều gì đã làm nên sự thụ thai này? Bí mật nằm bên trong ADN ở "tinh binh", chính ADN mới là yếu tố tiên quyết cho việc thụ tinh chứ không phải ở "con giống" còn bơi khỏe hay đã lìa đời.
Một tinh hoàn cũng có thể cung cấp đủ số lượng "tinh binh" không?
Trên thực tế, có những quý ông chỉ có một trong hai tinh hoàn hoạt động mà vẫn sản xuất đủ lượng "tinh binh" cho quá trình thụ thai. Mỗi ngày một tinh hoàn có thể sản xuất đến vài trăm triệu "tinh binh". Quá trình này diễn ra liên tục trong suốt cuộc đời nam giới, bắt đầu từ thời điểm dậy thì và thường giảm dần vào khoảng 40 - 45 tuổi.
"Tinh binh" cần 10 - 12 tuần để trưởng thành?
Tổng thời gian để "tinh binh" hình thành từ tinh nguyên bào (dự trữ trong ống sinh tinh) đến giai đoạn trưởng thành hoàn toàn và chuẩn bị để "xuất binh" là khoảng 10 - 12 tuần. Đầu tiên, "tinh binh" được sinh ra tại các ống sinh tinh trong tinh hoàn. Sau đó "tinh binh" đi vào mào tinh. Tại đây "tinh binh" trải qua giai đoạn trưởng thành cuối cùng trước khi được "xuất binh". Quá trình từ tinh nguyên bào phát triển đến "tinh binh" cần khoảng 70 ngày. Cuối cùng, "tinh binh" phải trải qua một giai đoạn cuối cùng khoảng 12 - 21 ngày tại mào tinh hoàn để trưởng thành hoàn toàn về mặt chức năng duy trì nòi giống.
Điều gì sẽ xảy ra khi cánh mày râu không "xuất binh"?
Nếu "tinh binh" không được phóng ra, chúng sẽ chết, thoái hóa và bị hấp thu bởi biểu mô của mào tinh. Nếu được phóng, "tinh binh" sẽ đi theo ống dẫn tinh, sau đó được trộn lẫn với dịch của tiền liệt tuyến, túi tinh, tuyến hành niệu đạo và cuối cùng theo đường niệu đạo ra ngoài.
Chế độ ăn ảnh hưởng thế nào tới số lượng "tinh binh"?
Chế độ ăn thiếu chất như vitamin E, vitamin A, một số axit béo, axit amin và kẽm có thể ảnh hưởng trực tiếp lên tinh hoàn và gây giảm sinh tinh. Thiếu vitamin B cũng tác động trực tiếp lên tuyến yên và gián tiếp lên tinh hoàn gây ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh.
Theo Bestie.vn
Tinh trùng nam giới và những điều nam giới cần lưu ý Tinh trùng là tế bào sinh sản của nam giới, ảnh hưởng đến 50% cơ hội thụ thai của các cặp vợ chồng. Nhờ sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng, bạn sẽ mang thai và hạ sinh một thiên thần nhỏ sau 9 tháng. Tinh hoàn là "nhà máy" chính sản xuất tinh trùng Mỗi ngày, hai tinh hoàn của một...