Đẻ thuê nhưng… không muốn trả con
Càng chăm con, chứng kiến con thay đổi từng ngày, tình mẫu tử trong tôi càng trỗi dậy. Hàng đêm, ngồi ngắm con say giấc tôi lại khóc, tôi không muốn mất con, không muốn núm ruột của mình bị người ta đưa đi. Bé đã trở thành nguồn sống duy nhất, giờ mà phải xa con, có lẽ tôi không sống nổi.
Tôi là một người phụ nữ bất hạnh. Nói vậy bởi từ khi tôi sinh ra, làm phận đàn bà thì chưa bao giờ hạnh phúc mỉm cười với tôi. Dường như kiếp này của tôi để trả nợ cho kiếp trước.
Tôi mới ra đời được 3 tháng thì mẹ mất vì bệnh hiểm nghèo, từ đó bố tôi làm bạn với những trận say bí tỉ, sự sống của tôi được duy trì bằng những bát nước cơm chưng đường của bà nội.
16 tuổi, cái tuổi mà tụi con gái bắt đầu biết rung động, biết đỏ mặt trước những lời tán tỉnh, và biết xao xuyến trước một anh chàng đẹp trai, cái tuổi mà “chỉ biết yêu thôi chẳng biết gì”, thì tôi lại chỉ suốt ngày nép mình nơi xó nhà.
Rồi có một ngày, bố tôi về nhà không say rượu như mọi hôm, bố nhìn tôi, đưa cho tôi 200 nghìn và bảo “Mai con ra chợ, kiếm bộ quần áo đẹp mua về để ngày kia mặc, ngày kia bố gả chồng cho. Con không có quyền từ chối, nếu con lắc đầu, lập tức bố treo cổ tự tự. Bố nợ người ta nhiều tiền lắm rồi, không trả được, con về làm dâu nhà ấy, bố vừa hết nợ, nhà mình giữ lại được nhà…”
Gạt nước mắt, tôi đồng ý lấy chồng…
Chồng tôi là một anh chàng cùng làng, anh ta bị mắc bệnh lan y, chạy chữa khắp nơi mà bệnh không khỏi. Trong một lần đi xem bói, được “thầy” mách nước rằng “cứ lấy vợ cho nó là hết bệnh”, mẹ anh ta bắt đầu về làng thực hiện kế hoạch tuyển con dâu của mình. Và đích ngắm của bà ta chính là tôi.
Nói là lấy chồng cho oai, chứ vì chưa đủ tuổi nên ngày theo chồng của tôi bố thịt đúng 1 con gà để cũng tổ tiên rồi mời bà nội và bác cả sang làm người đại diện họ nhà gái.
Về nhà chồng, cuộc sống của tôi không khác gì con ở, sáng phải dậy sớm nấu cơm cho cả nhà. Khi mọi thành viên trong nhà chồng đi làm hết thì tôi phải làm cho hết việc nhà rồi chăm lo cho mấy chục con lợn, hàng trăm con gà trong chuồng và dán hàng mã để kiếm thêm tiền.
Video đang HOT
Tôi phải làm sao đây? làm sao để giữ lại con ở bên mình? (ảnh minh họa)
4 năm làm dâu, bệnh của chồng tôi vẫn không khỏi như lời ông “thầy” mà còn có phần nặng hơn, suốt ngày anh ta la hét, nước dãi chảy như đứa trẻ, nhiều khi còn cầm cả dao đuổi chém bố mẹ, mẹ chồng quay ra đổ lỗi tại tôi, tại mệnh của tôi khắc chồng nên làm chồng bệnh cành nặng hơn. Càng ngày, mẹ chồng càng trở nên cay nghiệt với tôi.
Ngoài việc “vẽ” ra vô số công việc bắt tôi làm, ban đêm bà ta cũng không cho tôi được ngủ yên, cứ nhằm lúc 12 giờ-1 giờ đêm là bà ta vào phòng, ngồi trên giường trì triết, mắng chửi tôi.
Cả thể xác và tinh thần của tôi kiệt quệ đến thảm hại. Tôi van xin bà ta tha cho tôi, để tôi được về nhà mình sống. Bà ta chỉ thẳng vào mặt tôi phán rằng “Bao giờ mày trả hết bà 200 triệu tiền bố mày vay của thì bà cho mày tự do, nếu không, mày đừng hòng thoát, cứ ở đây để làm cái thùng trút giận của bà…”.
Một người đàn bà quanh năm núp ở xó nhà như tôi thì lấy đâu ra số tiền lớn như vậy…
Cuộc sống như địa ngục của tôi tiếp diễn cho đến ngày tôi gặp người đàn ông ấy.
Vợ chồng anh ta cưới nhau đã 6 năm mà chưa có con, mất rất nhiều tiền chữa trị nhưng vẫn là công cốc. Trong khi đó anh ta lại là con một, vậy nên phương cách duy nhất là tìm người mang thai hộ.
Thấy người trong làng nói về hoàn cảnh của tôi nên anh ta tìm đến đặt vấn đề với tôi.
Anh ta hứa sẽ giúp tôi trả hết số nợ bố tôi đã vay của mẹ chồng tôi và cho tôi thêm 100 triệu nếu tôi đồng ý sinh con cho ông ta.
Tôi đồng ý.
Ngay khi tôi có thai, giữ đúng thỏa thuận, anh ta đưa tôi 200 triệu để tôi trả mẹ chồng, 100 triệu còn lại sẽ đưa nốt khi tôi sinh bé.
Thoát khỏi món nợ với nhà “chồng”, tôi về lại ngôi nhà nơi mình đã từng chôn nhau cắt rốn. Tôi không phải làm gì, chỉ có mỗi việc ăn thật nhiều để dưỡng thai.
Sau hơn 9 tháng mang thai, tôi sinh được một bé trai nặng 3,5 kg. Vợ chồng anh ta vui lắm. Khi đón tôi từ bệnh viện về, vợ chồng họ lại yêu cầu tôi nuôi đứa bé thêm vài tháng nữa cho bé cứng cáp rồi họ mới đưa bé đi. Và đương nhiêu, những tháng tôi phải nuôi con ấy, họ sẽ trả “tiền lương” cho tôi, coi như tôi là “bình sữa di động” của thằng bé.
Càng chăm con, chứng kiến con thay đổi từng ngày, tình mẫu tử trong tôi càng trỗi dậy. Hàng đêm, ngồi ngắm con say giấc tôi lại khóc, tôi không muốn mất con, không muốn núm ruột của mình bị người ta đưa đi. Bé đã trở thành nguồn sống duy nhất của tôi, giờ mà phải xa con, có lẽ tôi không sống nổi.
Nhưng giữ con lại thì tôi không có quyền, vì tôi không thể kiếm ra 200 triệu để trả cho người ta. Tôi phải làm sao đây? Làm sao để giữ con lại bên mình?
Theo VNE
Ra nước ngoài thuê người đẻ
Nhiều người đã sang Thái Lan để thuê người mang thai hộ vì chọn được giới tính lại an toàn về y tế lẫn pháp lý.
Trong vai người phụ nữ lớn tuổi không còn khả năng sinh đẻ, tôi được một người môi giới cho tiếp xúc những người đang mang thai hộ chờ đến ngày sinh nở.
Những mảnh đời thương tâm
Thủy 32 tuổi, quê tỉnh Quảng Bình, vào TP HCM làm công nhân được hơn một năm. Trước đây, Thủy đã có chồng và 1 con gái. Sau khi chồng chết do tai nạn giao thông, Thủy phải để con ở lại và nhờ bên nội nuôi giùm. Vào TP HCM, hằng tháng, Thủy gửi tiền về quê cho mẹ chồng nuôi con.
Gặp tôi, Thủy bảo còn em gái ở quê, hoàn cảnh cũng tội lắm. Nếu được, Thủy sẽ kêu vào cho xem mặt. Thấy tôi muốn tìm hiểu tâm trạng của người mang thai hộ, Thủy cho biết cô đã giấu gia đình chuyện làm thuê này. Xoa bàn tay lên bụng, nơi đang có một sinh linh đang lớn lên từng ngày, Thủy nói: "Chỉ mong 9 tháng qua mau để mẹ tròn con vuông, giao bé cho cha mẹ ruột của nó rồi lấy tiền về quê buôn bán nuôi con". Theo thỏa thuận, trừ tiền ăn hằng tháng do người thuê cung cấp, sau khi sinh, Thủy sẽ được 400 triệu đồng nếu là con trai, 350 triệu đồng nếu là con gái. Để ở lại TP HCM sinh con trong dịp Tết này, Thủy phải tìm cách nói dối gia đình để không ai nghi ngờ. Dự định, sau khi sinh khoảng 1 tháng, Thủy mới về quê.
Khác với Thủy, tình cảnh của Yến (quê Bến Tre) còn bi đát hơn. Yến cũng có chồng và 1 bé trai 3 tuổi. Chồng Yến chỉ lo nhậu nhẹt, đánh đề khiến cuộc sống gia đình trở nên ngột ngạt. Cách đây khoảng 1 năm, chẳng lẽ ôm con chờ chết đói, sau khi ly dị chồng, Yến thuê người thân dưới quê nuôi con rồi lên TP HCM làm công nhân may giày. Tiền lương tháng nào "xào" hết tháng đó, nếu con bệnh thì phải vay mượn. Vì vậy, Yến phải nhận lời đẻ thuê cho cặp vợ chồng vô sinh và đã mang thai được 6 tháng.
Vừa rồi, nghe tin mẹ mất, dù rất thương nhưng Yến không thể bụng mang dạ chửa về quê chịu tang mẹ. Biết tin này, vợ chồng người thuê đẻ cấm cô không được khóc vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Những ngày đó, mỗi tối, Yến ôm gối nằm khóc rưng rức trong phòng trọ.
Tâm sự với tôi, Yến bảo: "Nếu biết trước, em sẽ không nhận làm chuyện này đâu. Sau khi sinh, giao đứa bé lại cho chủ, việc đầu tiên là em chạy ngay về quê đốt nén nhang tạ lỗi với mẹ và quyết không rời con nửa bước".
Một tỉ đồng/ca song sinh
Thuê đẻ là chuyện hợp pháp ở nhiều nước. Vì vậy, gần đây, nhiều người trong nước chọn Thái Lan để tiến hành dịch vụ này vì ở đó, ngoài chuyên môn cao còn được luật pháp bảo hộ.
Giới nghệ sĩ thường kháo nhau việc ca sĩ N. sang Thái Lan thuê đẻ được cặp song sinh 1 trai 1 gái đẹp như mơ. Để tránh dư luận lùm xùm, gần ngày sinh, cô ca sĩ này độn bụng như đang mang bầu. Ngay sau đó, cô tuyên bố sang Thái Lan sinh con rồi đưa về Mỹ nhờ gia đình chồng chăm sóc. Cây kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra, những bạn thân của ca sĩ này khẳng định cô đã thuê đẻ với giá 1 tỉ đồng/ca song sinh với ràng buộc sẽ là 1 trai 1 gái. Hợp đồng này đã mang lại cho cô ca sĩ sự an toàn về sức khỏe vì tuổi cô đã trên 40, lại giữ được vóc dáng mảnh mai để tiếp tục sự nghiệp ca hát.
Cũng sang Thái Lan thuê đẻ nhưng vợ chồng chị B. ở quận 2, TP HCM lại thỏa thuận trong hợp đồng phải là bé trai vì gia đình này đã có 2 bé gái. Chị B. kể: Sau khi lấy tinh trùng của chồng để phối vào trứng của chị, bệnh viện ở Thái Lan cho chị tiếp xúc với luật sư và người đẻ thuê để thỏa thuận, trong đó có rất nhiều điều ràng buộc từ tài chính cho đến các xét nghiệm, giới tính, ADN... để có một đứa bé hoàn hảo nhất cho thân chủ và tuyệt đối không có tình trạng nhùng nhằng đòi thêm tiền hoặc không giao con. Một tháng sau khi ra đời, bé trai được trao về cho gia đình chị. Nhìn đứa trẻ giống hệt cha và mang nhiều nét của mẹ, gia đình chị B. vui mừng khôn xiết. Thằng bé này nay đã hơn 1 tuổi, lanh lợi và hiếu động như bao đứa trẻ khác nhưng nếu không được chị B. "bật mí" thì chẳng ai biết được bé là sản phẩm của dịch vụ mang thai hộ.
Có người cũng lặn lội sang Thái Lan nhưng không may mắn như chị B. và ca sĩ N. Vợ chồng chị L. ở quận 7, TP HCM làm đủ các thủ tục từ xét nghiệm, lấy trứng và tinh trùng rồi tìm người mang thai hộ. Mọi ràng buộc đã được ký kết trong hợp đồng. Khi người mang thai hộ có bầu đến tháng thứ 4 thì phát hiện đứa bé trong bụng bị dị tật. Thế là bệnh viện phải bỏ thai nhi bằng phương pháp cho sinh non. Đây là trường hợp bất khả kháng nên gia đình chị L. phải trả cho người mang thai hộ 1/3 số tiền theo hợp đồng. Chuyện xảy ra đã gần 1 năm nhưng mỗi lần nhắc lại, chị L. cho biết vẫn còn ân hận và quyết từ bỏ ý định thuê đẻ.
Dễ phát sinh hệ lụy Theo Bộ Tư pháp, mang thai hộ đang xảy ra ở Việt Nam, gây nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội. Pháp luật hiện hành đã lựa chọn giải pháp cấm mang thai hộ dưới mọi hình thức nhưng trên thực tế, việc mang thai hộ vẫn diễn ra. Nhà nước vẫn phải áp dụng các biện pháp hành chính và pháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích của những đứa trẻ được sinh ra từ việc mang thai hộ. Vì thế, pháp luật cần có phương thức điều chỉnh hợp lý để vừa giảm thiểu những tác động tiêu cực của việc mang thai hộ vừa tạo điều kiện cho những cặp vợ chồng không thể có con được thực hiện quyền làm cha mẹ. Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, đối với hành vi mang thai hộ, bên cạnh việc xử phạt hành chính theo quy định, hiện pháp luật không công nhận việc mang thai hộ và thiếu những văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ này. Do đó, thỏa thuận mang thai hộ giữa các bên sẽ phát sinh nhiều hệ lụy, đặc biệt là vấn đề xác định cha, mẹ của đứa trẻ.
Theo Ngọc Mai
Nửa tỉ đồng cho 9 tháng 10 ngày mang thai hộ Dù có nhiều tranh cãi và chưa được pháp luật công nhận nhưng mang thai hộ đang là một dịch vụ được không ít người tìm đến. Mang thai hộ là món "hời" với người này nhưng lại là nỗi ân hận đeo đẳng suốt cuộc đời với người khác Mong muốn có một đứa con để nối dõi tông đường nhưng vì...