Để thức ăn không bị dính nồi khi nấu nướng
Lớp thức ăn bị dính có thể cháy khét, không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng món ăn mà còn khiến bạn phải tốn nhiều công sức để chùi rửa, vệ sinh nồi, chảo.
1. Giữ cho thức ăn không bị dính vào đáy nồi
Không sử dụng miếng bùi nhùi bằng kim loại để chùi rửa xoong, chảo vì chúng có thể tạo ra những vết xước nhỏ trên bề mặt đáy nồi, chảo. Từ đó, thức ăn sẽ bám dính chặt vào đáy nồi, chảo trong quá trình nấu nướng.
Những dụng cụ bằng kim loại không nên dùng chung với nồi, chảo làm từ chất liệu chống dính vì chúng có thể gây ra những vết trầy xước trên bề mặt của lớp chống dính.
Làm trơn nồi, chảo bằng gang hoặc thép carbon (thép không gỉ hay inox) trước khi sử dụng. Cách làm trơn nồi, chảo cũng khá đơn giản: bạn chỉ cần đun nóng chúng rồi cho một ít dầu ăn vào. Chờ cho đến khi dầu nóng lên thì nhấc nồi, chảo ra khỏi bếp và rửa sạch. Lặp lại việc tráng dầu ăn này từ hai đến ba lần. Nếu không được làm trơn đúng cách, bề mặt của nồi, chảo làm từ gang và inox sẽ bị dính nhiều thức ăn trong những lần sử dụng đầu tiên.
Video đang HOT
Thức ăn được nấu quá chín cũng sẽ có nguy cơ bị dính nhiều hơn.
2. Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng thức ăn bị dính vào đáy xoong, chảo?
Chọn mua các loại xoong, chảo có chất lượng tốt và có khả năng phòng ngừa tình trạng thức ăn tích tụ và bám dưới đáy.
Những chiếc xoong, chảo có đáy mỏng sẽ hấp thu sức nóng nhanh hơn, dễ làm cho thức ăn bị cháy và dính. Ngược lại, những dụng cụ nấu nướng có đáy dày hoặc xoong, chảo có khả năng chống dính cao sẽ giúp hạn chế tình trạng thức ăn bị dính vào đáy xoong, chảo.
Phần lớn các công thức hướng dẫn cách nấu món ăn đều sẽ chỉ rõ thời điểm bạn cần cho các nguyên liệu như dầu ăn, bột… vào. Tuân thủ đúng những hướng dẫn này sẽ giúp bạn hoàn thành tốt món ăn mà không phải lo nhiều về việc thức ăn bị dính.
Cần chắc chắn rằng những chiếc xoong, chảo đã được vệ sinh sạch sẽ trước khi bạn cần dùng chúng. Những lớp thức ăn cũ còn dính lại có thể bị cháy trong lần đun nấu tiếp theo và làm cho thức ăn tiếp tục bị dính nhiều hơn. Những vết đen trên xoong, chảo chính là dấu hiệu cho thấy thức ăn còn bám lại. Hãy lau chùi chúng thật sạch bằng dung dịch rửa chén không chứa chất mài mòn.
Nếu lo ngại thức ăn sẽ bị dính trong khi nấu, bạn hãy dùng thêm dầu ăn.
Cố gắng giữ thực phẩm ở nhiệt độ bình thường trước khi cho chúng vào xoong, chảo.
Đun nóng xoong, chảo trước khi cho thực phẩm vào, sau đó, cho một ít dầu ăn hoặc các loại chất béo khác vào. Khi dầu đã nóng mới tiếp tục cho thực phẩm vào. Tuy nhiên, trình tự này không được áp dụng đối với các loại xoong, chảo chống dính vì việc đun nóng chúng quá lâu mà không cho thực phẩm vào sẽ gây hại cho lớp chống dính.
Nếu thức ăn bị cháy, cần phải để cho xoong, chảo nguội hẳn rồi mới ngâm chúng vào trong nước nóng.
Theo Eva
[Chế biến] - Rạm đồng sông Thu Bồn
Sống trong môi trường nước lợ, nơi cửa sông, cửa rạch đổ ra biển, rạm có nhiều ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn (Quảng Nam).
Thoạt trông rạm rất giống cua đồng nhưng vóc dáng nhỏ hơn, đôi càng to, mai không lồi bóng mà hơi lõm mấp mô. Mùa nắng cũng có rạm nhưng thịt không chắc và ăn không ngon, chỉ đến khi tháng 10 về rạm mới vào mùa. Rất thú vị khi bắt rạm trên đồng vào mùa lụt nước trắng xóa. Bắt rạm có nhiều cách, có thể cất vó như bắt tôm cá hoặc dùng lờ. Người ta thường dùng loại tre nan bánh tẻ có độ dẻo và độ bền cao để đan những chiếc lờ trông giống như quả bầu. Mồi câu là cá đã bốc mùi ươn trộn với cám rang. Theo kinh nghiệm của ngư dân, đánh lờ được nhiều rạm nhất vào lúc chập tối, đến mờ sáng. Đem lờ đã gắn hom đặt men theo thửa ruộng, con mương hay triền sông (nơi có khe nước đổ xuống). Những hôm mưa bão, nước tràn vào hang, rạm bị "động" bơi ra rất nhiều, chui vào đầy lờ.
Ảnh: Thanh Ly
Rạm có thể chế biến thành nhiều món. Chọn con vừa phải, thịt chắc, gạch nhiều, gặp được con đang ôm trứng thì càng ngon. Những con có cặp càng to đem rang hoặc lột chiên ăn với cơm. Con cái gạch son luộc chấm muối ớt. Một món khá phổ biến là rạm nấu canh chua, vừa thơm ngon vừa tăng sức đề kháng trong những ngày mưa lạnh. Trước tiên, rửa rạm thật sạch đất bùn, sau đó bóc yếm và bẻ đôi làm hai nửa, tách cả càng, gọng. Tất cả ướp cùng hành lá giã nhuyễn, thêm đường, chút nước mắm, ít tiêu vào trộn đều. Bắc chảo dầu lên bếp, phi tỏi thật thơm rồi cho rạm đã ướp vào xào sơ. Khi mùi thơm của rạm tỏa ra, cho ngay cà chua đã bổ miếng vào, đảo đều và nhanh tay cho nước sôi để nguội với lượng vừa ăn. Đợi nồi canh sôi bùng lên thêm me chua, trái giác và một ít bắp chuối đã thái chỉ vào. Rạm chín, nêm gia vị lại lần nữa cho vừa miệng rồi tắt bếp, rắc thêm tiêu.
Những năm lụt về trúng đậm rạm, người ta muối rạm trong chum to để ăn dần. Rạm rửa sạch, sắp vào chum. Nước muối nấu sôi, chờ nguội đổ vào rồi đậy lại. Khoảng 5 ngày sau, mang mắm ra dầm với ớt tỏi thật nhiều, không quên vắt vài giọt chanh, thêm đường, bột ngọt. Mắm rạm sau khi chế biến ăn với cơm, bún... đều rất thơm ngon.
Với người thích "lai rai", đến mùa rạm không thể bỏ qua món rạm rim mặn. Rạm rửa sạch, tách mai và yếm, cắt bớt chân, chú ý giữ nguyên lớp gạch béo trên lưng. Ướp với một chút muối, cho dầu ăn vào đảo đều. Đun thêm khoảng mươi phút, rạm chín rồi thêm đường, tương ớt vừa ăn. Trước khi tắt bếp có thể cho vài lá chanh thái chỉ, thêm vài củ sả giã nhỏ hay tiêu.
Theo TNO
Strawberry cupcake thật thơm ngon Nguyên liệu Bơ: 100g Dâu tây xay nhuyễn: 200g 2 quả trứng gà, 160g đường, 75ml dầu ăn, ½ thìa cà phê vani, 200g bột mì, 1 thìa cà phê bột nở, ¼ thìa cà phê muối, vài giọt thực phẩm màu đỏ Kem bơ dâu: 1 lòng trắng trứng, 1 ít muối, 60g đường xay, 70g bơ, ½ thìa cà phê tinh...