Để thủ tục hành chính không còn “hành là chính”
Điều 10 trong Nghị định 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hóa không quy định hàng hóa nhập khẩu dùng để chế biến hàng xuất khẩu, không lưu thông trong nước phải ghi nhãn phụ bằng tiếng Việt. Nhưng điều 1 trong Thông tư liên tịch số 34/2014 giữa ba bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN), Công Thương lại đưa luôn hàng hóa này vào đối tượng phải ghi nhãn phụ bằng tiéng Viêt.
Bức xúc từ những thủ tục hành chính vô lý
Tại buổi đối thoại giữa doanh nghiệp với hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính (TTHC) cuối tháng 7-2016, nhiều doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực chế biến thủy sản, bức xúc với quy định này.
Quy định thiếu hợp lý kể trên “dắt dây” theo một quy định khó nhằn nữa đối với các doanh nghiệp, cũng được ghi trong Thông tư 34. Theo điều 5 của thông tư này, nội dung ghi trên nhãn bắt buộc phải có số giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Nghị định 38/2012 cũng buộc hàng nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu phải có giấy xác nhận công bố hợp quy.
Nếu thay việc quản lý công nhận thức ăn chăn nuôi nông nghiệp và thủy sản nhập khẩutheo danh mục bằng quản lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sẽ giúp giảm bớt 16/17 thủ tục hành chính.
Đại diện một doanh nghiệp chế biến thủy sản cho biết chính khách hàng ở châu u cung cấp gia vị và phụ gia cho công ty bà để chế biến hàng bán cho họ. Ba tháng sau khi nhập về mới có được giấy xác nhận hợp quy từ Cục An toàn thực phẩm (ATTP) thuộc Bộ Y tế. Khi đó, lô gia vị, phụ gia này đã hết thời hạn sử dụng. “Các gia vị và phụ gia không mang ra sản xuất hàng tiêu dùng ở trong nước thì sao phải kiểm? TTHC vô lý như vậy thì đối tác nước ngoài sẽ chuyển sang làm ăn với Thái Lan hay nước khác, doanh nghiệp trong nước sẽ bị chết… yểu”, vị này nói.
Dưới góc độ quản lý, việc thay thế hình thức quản lý theo danh mục hiện nay sang quản lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vẫn đạt được những mục tiêu mà thủ tục hành chính đề ra.
Video đang HOT
Để có giấy xác nhận công bố hợp quy kể trên phải mất ít nhất một tháng và tốn kém chi phí do hồ sơ phải làm tại Cục ATTP ở Hà Nội mà không phải tại các chi cục ở địa phương. Hồ sơ phải có kết quả kiểm nghiệm bản gốc về chỉ tiêu cảm quan, vi sinh, hóa lý của lô hàng từ đối tác nước ngoài. Hiện chưa có văn bản hướng dẫn thủ tục này nên doanh nghiệp không biết chính xác chỉ tiêu kiểm nghiệm của nước ngoài có phù hợp và đầy đủ không. Nếu chỉ tiêu kiểm nghiệm không đủ, hồ sơ bị trả về, doanh nghiệp phảiyêu cầu đối tác nước ngoài kiểm nghiệm bổ sung rồi gửi bản gốc về Việt Nam để làm hồ sơ lại. Đó là lý do để có tấm giấy này, nhiều doanh nghiệp phải mất 3-5 tháng, dẫn đến mất cơ hội làm ăn.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết VASEP đã có văn bản gửi Bộ NN&PTNN và Bộ Y tế kiến nghị chủ trì sửa đổi, bổ sung Nghị định 89 và Nghị định 38. Bộ NN&PTNN đã có ý kiến với Bộ Y tế nhằm ra văn bản hướng dẫn cho phép nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu không phải ghi nhãn phụ bằng tiếng Việt và xác nhận công bố hợp quy. Đến giờ này, theo ông Hòe, Cục ATTP, cơ quan chịu trách nhiệm triển khai thực hiện việc này chưa tháo gỡ được vướng mắc.
Tích cực loại bỏ
Trên đây là hai trong số nhiều TTHC, cũng là điều kiện kinh doanh gây khó khăn cho các doanh nghiệp mà Hội đồng tư vấn cải cách TTHC quốc gia rà soát trong thời gian qua để trình lên Thủ tướng Chính phủ nhằm tháo gỡ.
“Chúng tôi ưu tiên chọn những nhóm ngành sản xuất chính như thủy sản, dệt may, những TTHCgây bức xúc cho các doanh nghiệp trong thời gian dài, những TTHC bị nhiều doanh nghiệp phàn nàn để giải quyết trước”, bà Đỗ Thái Hà, Phó cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC (Bộ Tư pháp), Phó tổng thư ký Hội đồng tư vấn cải cách TTHC quốc gia, nói.
Trước luồng dư luận cho rằng các bộ, ngành đang cố giữ lại các “giấy phép con” khi “tích cực tích hợp” các điều kiện kinh doanh từ cấp thông tư lên cấp nghị định, bà Hà cho biết: “(Với việc) bỏ các TTHC và điều kiện kinh doanh trong các thông tư (theo quy định của Luật Đầu tư), mỗi bộ không còn là một vương quốc riêng nữa. Các bộ có thể đưa các TTHC và điều kiện kinh doanh lên dự thảo nghị định nhưng mỗi nghị định trước khi được ban hành trong thời gian tới, sẽ được các thành viên Chính phủ xem xét rất kỹ, các TTHC và điều kiện kinh doanh không hợp lý sẽ bị loại bỏ”.
Cũng có luồng ý kiến từ các doanh nghiệp cho rằng “vướng” thông tư thì dễ gỡ hơn “vướng” nghị định vì thời gian chờ đợisửa chữa nghị định lâu hơn, nên gây ra thiệt hại nhiều hơn cho doanh nghiệp. Về điều này, ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch kiêm Tổng thưký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, nhận xét: thường thì các thông tư gây vướng cho doanh nghiệp nhiều hơn, và khi các bộ ngành đã cố giữ điều kiện kinh doanh để kiểm soát thì chuyện họ tự gỡ trở nên khó khăn. Trong khi đó, nghị định được các thành viên Chính phủ xem xét kỹ nên văn bản rõ ràng, dễ hiểu cho doanh nghiệp và cho các cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra.
Thay đổi phương pháp quản lý để cắt bớt
Hội đồng tư vấn cải cách TTHC quốc gia đã và đang nghiên cứu thay đổi các phương thức quản lý để cắt giảm TTHC. Ví dụ, hội đồng này đề xuất Bộ NN&PTNN thay việc quản lý công nhận thức ăn chăn nuôi nông nghiệp và thủy sản nhập khẩu theo danh mục bằng quản lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, giúp giảm bớt 16/17 TTHC.
Trong phương thức quản lý theo danh mục, đối với thức ăn chăn nuôi nông nghiệp và thủy sản nhập khẩu, quy trình để đưa vào sản xuất, kinh doanh phải trải qua các TTHC gồm: cho phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi; chứng nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu để khảo nghiệm; đăng ký khảo nghiệm; công nhận thức ăn chăn nuôi mới; đăng ký thức ăn chăn nuôi vào danh mục đủ điều kiện lưu hành tại Việt Nam… Khi thức ăn chăn nuôi đã được cơ quan có thẩm quyền đưa vào danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam thì vẫn chưa được phép sản xuất, kinh doanh mà còn phải tiếp tục đáp ứng các điều kiện như: nếu thức ăn chăn nuôi chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì phải công bố tiêu chuẩn áp dụng và có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng; nếu thức ăn chăn nuôi đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thìphải hoàn thiện công bố hợp quy theo quy định… Việc hoàn thành các TTHC theo quy trình này thông thường phải mất hàng năm, thậm chí nhiều năm.
Thực tế, dưới góc độ quản lý, việc thay thế hình thức quản lý theo danh mục hiện nay sang quản lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vẫn đạt được những mục tiêu mà TTHC đề ra: tiêu chuẩn quy định về đặc tính kỹ thuật; quy chuẩn quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa phải tuân thủ để đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người, bảo vệ động thực vật và môi trường, bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng.
Dưới góc độ quyền và lợi ích của người dân và doanh nghiệp, việc quản lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn sẽ giúp thức ăn chăn nuôi đưa vào sử dụng nhanh hơn, đa dạng và kịp thời hơn, tăng cơ hội, khả năng sinh lợi trong sản xuất, kinh doanh, trong khi vấn đề về chất lượng và các yêu cầu về an toàn, bảo vệ sức khỏe con người, môi trường vẫn được đảm bảo.
Đối với thủ tục công nhận giống cây trồng, cách thay đổi phương pháp quản lý nêu trên cũng giúp giảm được 16/17TTHC. Trước đây, nếu quản lý theo danh mục, quy trình và thủ tục liên quan đến khảo nghiệm, công nhận giống, tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong nông nghiệp vẫn còn rất phức tạp, thời gian để công nhận giống mới rất lâu: cây ngắn ngày khoảng 3,5-4 năm, cây dài ngày trên 10 năm. Mất ngần đó thời gian đồng nghĩa với việc mất rất nhiều cơ hội sản xuất, kinh doanh.
Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn
Công bố kết quả xét nghiệm hải sản ở miền Trung
Theo ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), từ ngày 28/4-6/5, có khoảng 139 mẫu hải sản tươi sống, mẫu nước sử dụng và rau ăn tại các khu vực có hiện tượng cá chết thuộc 4 tỉnh miền Trung đã được xét nghiệm.
Các cơ quan chức năng lấy mẫu xét nghiệm kim loại nặng trong hải sản ngày 2 lần. Ảnh: Báo Thanh niên
Trong đó, có 97 mẫu hải sản tươi sống đạt chỉ số an toàn. Còn lại là các mẫu rau và nước sử dụng, cũng đều nằm trong ngưỡng cho phép. Trong số các mẫu hải sản tươi sống được lấy xét nghiệm, hầu hết là hải sản đánh bắt xa bờ.
Các mẫu xét nghiệm này do Cục An toàn thực phẩm phối hợp với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia cử các đoàn trực tiếp lấy mẫu và xét nghiệm.
Ông Nguyễn Hùng Long cũng cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, ngay từ khi sự cố này xảy ra, Bộ Y tế đã thành lập 4 tổ công tác thường trực thuộc 4 tỉnh miền Trung có xảy ra vụ việc là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, để kiểm tra các hoạt động giám sát việc sử dụng thực phẩm trên địa bàn, đặc biệt là hải sản, nhằm ngăn ngừa việc sử dụng, kinh doanh hải sản chết không rõ nguyên nhân.
"Mỗi ngày, chúng tôi lấy các mẫu thủy, hải sản tươi sống 2 lần vào buổi sáng và chiều, rồi gửi ra Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia để xét nghiệm xác định độc tố. Kết quả xét nghiệm sẽ có ngay trong ngày hôm sau để kịp thời công bố cho người dân nắm được, đồng thời báo cáo Chính phủ cùng các Bộ: KH&CN, TN&MT, NN&PTNT", ông Long cho biết.
Trước đó, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 70/TB-VPCP ngày 30/4/2016 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại cuộc làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành và các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Thừa Thiên-Huế về khắc phục hậu quả cá chết bất thường.
Theo VGP
Hàm lượng kim loại nặng trong cá biển tại Hà Tĩnh ở ngưỡng cho phép Sau khi thu thập 12 mẫu cá biển, tôm, cua, mực... tại Hà Tĩnh, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia kết luận, hàm lượng kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật trong các loại thực phẩm này đều trong giới hạn cho phép. Có 12 mẫu cá biển, tôm cua, mực tươi sống, nước biển, rau... được...