Dễ thở nhờ lùi lộ trình siết vốn ngắn hạn cho vay dài hạn
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chính thức giãn lộ trình siết tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn tại các tổ chức tín dụng nhằm có thêm dư địa hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do dịch COVID-19.
NHNN vừa ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019 quy định các giới hạn, tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-10-2020.
Theo đó, tỉ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn sẽ được gia hạn lên đến 1 năm so với qui định hiện tại.
Cụ thể, tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn hiện là 40% sẽ được áp dụng đến hết ngày 30-9-2021 là 40%; từ ngày 1-10-2021 đến hết ngày 30-9-2022 là 37%; từ ngày 1-10-2022 đến hết 30-9-2023 là 34% và lùi dần về mức 30% kể từ ngày 1-10-2023 là 30%.
Video đang HOT
So với thông tư 22 chưa sửa đổi, hiện NHNN đã lùi lộ trình áp dụng tỉ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn lên đến 1 năm.
NHNN cho biết, việc lùi lộ trình siết tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn sẽ giúp duy trì cho các chính sách ưu đãi lãi suất ổn định cho khách hàng nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp.
Trong bản thuyết minh dự thảo thông tư, NHNN cho rằng: “Việc xem xét lùi lộ trình đối với tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn là cần thiết, để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng hỗ trợ tốt hơn cho khách hàng vay vốn phục hồi sản xuất, kinh doanh sau dịch Covid-19″.
Chính thức lùi lộ trình siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn thêm 1 năm
Ngân hàng Nhà nước vừa quyết định lùi thời hạn áp dụng tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn thêm 1 năm so với lộ trình đã đưa ra trước đó.
Ảnh minh họa.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN về quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Theo đó, Nhà điều hành quyết định lùi thời hạn áp dụng tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn thêm 1 năm so với lộ trình đã đưa ra trước đó.
Cụ thể, từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 30/9/2021, tỷ lệ này là 40%; Từ ngày 01/10/2021 đến hết ngày 30/9/2022: 37%; Từ ngày 01/10/2022 đến hết ngày 30/9/2023: 34%; Từ ngày 1/10/2023: 30%.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/10/2020.
Trước đó, trong dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN, NHNN cho rằng, để giảm chi phí vốn và triển khai lãi suất ưu đãi cho khách hàng, các ngân hàng cần tiếp tục duy trì tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn trong cơ cấu huy động vốn.
Do vậy, việc giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn từ mức 40% về 37% kể từ ngày 01/10/2020 theo lộ trình tại Thông tư 22/2019/TT-NHNN có thể dẫn đến phương án cơ cấu nguồn vốn của các ngân hàng gặp khó khăn.
Bên cạnh đó, do áp lực của dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh, lượng tiền gửi của khách hàng tại các ngân hàng dự kiến sẽ còn giảm.
Do đó, để đảm bảo thực hiện các chính sách ưu đãi lãi suất, duy trì dư nợ trung dài hạn ổn định cho khách hàng, Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng thấy rằng có thể xem xét lùi lộ trình áp dụng tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn.
Giãn lộ trình siết vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn thêm 1 năm Ngân hàng Nhà nước chính thức giãn lộ trình siết tỷ lệ vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn tại các tổ chức tín dụng thêm 1 năm, tạo điều kiện hỗ trợ khách hàng vay vốn vượt khó trong dịch COVID-19. Ảnh minh họa. (Ảnh: CTV/Vietnam ) Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 08/2020/TT-NHNN sửa đổi một...