Đề thi Văn chọn học sinh giỏi của tỉnh này có gì mà cả ngàn bình luận trên mạng xã hội đều chung một nhận định: Hay quá!
Thêm một đề thi Văn được chia sẻ trên các diễn đàn nhận về nhiều lời khen ngợi.
Dù không thuộc trong số các sĩ tử “khăn gói quả mướp” đi thi học sinh giỏi, nhưng những đề thi Văn hay vẫn luôn có sức hấp dẫn với rất nhiều cư dân mạng. Bằng chứng là các đề thi của các tỉnh thành sau khi được chia sẻ luôn nhận về hàng ngàn đến cả chục ngàn lượt tương tác, nhiều bạn cũng trổ tài phân tích, mổ xẻ đề Văn vô cùng sâu sắc, thấu tình đạt lý không thua kém một học sinh giỏi nào.
Những năm gần đây, những đề nghị luận xã hội ở các kỳ thi mở ra các vấn đề thời sự, gần gũi cuộc sống cho thí sinh bàn luận. Dạng đề này thường khá hay vì hướng tới những điều trong xã hội, vấn đề dân sinh nhức nhối, gần gũi, thiết thực đối với không chỉ người học Văn mà tất cả mọi người. Kiểu đề này giúp học sinh có nhiều đất diễn, nhưng cũng đòi hỏi các em phải học, đọc nhiều, khối kiến thức đa dạng mới có thể ứng dụng vào bài làm để hoàn thành bài thi tốt nhất có thể. Có những đề thi được đánh giá cao nhưng cũng có đề nhận nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận và nhà chuyên môn.
Mới đây, một đề thi Văn của tỉnh Đắk Lắk cũng được dân tình đem ra phân tích. Được biết đây là đề thi trong kỳ thi lập các đội tuyển dự thi học sinh giỏi Quốc gia THPT năm học 2021-2022, diễn ra vào ngày 24/11/2021 (Buổi thi thứ nhất). Thời gian làm bài 180 phút (không kể thời gian giao đề).
Đề thi gồm hai câu, nội dung trích từ tác phẩm Nhà giả kim và trích đoạn phát biểu của một nhà giáo trong lễ khai giảng năm học mới:
Câu 1: (8 điểm): Paulo Coelho viết: “Hãy cứ nhớ rằng, ở bất cứ nơi đâu cậu tìm thấy trái tim mình, thì cũng sẽ tìm thấy kho báu ở đó”. (Nhà giả kim, NXB Văn học, 2017). Phải chăng kho báu trong cuộc sống hiện đại của con người đang dần vơi cạn?
Video đang HOT
Câu 2: (12 điểm): Trong buổi Lễ khai giảng năm học 2021 – 2022 của Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM, nhà giáo Huỳnh Như Phương đặt câu hỏi:
“Trong hoàn cảnh khắc nghiệt vừa qua, không tránh khỏi có lúc chúng ta tự hỏi, văn học để làm gì, văn học cần cho ai? Văn học có cần cho người bệnh đang giành lấy từng hơi thở tàn trong bệnh viện dã chiến? Văn học có cần cho người mẹ già đẩy chiếc xe với chút tài sản bé mọn trên đường về miền Tây? Văn học có cần cho đôi vợ chồng trẻ chở con dưới mưa gió trên đỉnh đèo Hải Vân theo đoàn người trốn dịch…”. (Báo Thanh Niên, ngày 12.10.2021). Bằng trải nghiệm văn học, anh chị hãy trả lời câu hỏi của nhà giáo Huỳnh Như Phương.
Hầu hết các ý kiến của cư dân mạng đều nhận định, đề thi mở khó nhưng hay, ý nghĩa lại có tính thời sự, khơi gợi cảm hứng sáng tạo và mang tính giáo dục cho học sinh. Đề thi không khuôn mẫu, học sinh có thể trình bày chính kiến, có tranh luận, phản biện… Nhiều người cho rằng, dù đã qua giai đoạn học sinh nhiều năm nhưng “chạm” vào chiếc đề nhiều xúc cảm này khiến họ muốn “cầm bút lên và viết”.
Thầy giáo Lương Hải Đăng: “Đề thi gần gũi và ăn sâu bén rễ với đời sống thực tại”
Theo thầy giáo Lương Hải Đăng – giáo viên dạy Văn ở Hà Nội, đề thi chọn học sinh giỏi này gần gũi và ăn sâu bén rễ với đời sống thực tại. Từng vấn đề trong cuộc sống hôm nay đã được đưa vào trong đề thi, đủ sâu và rộng để các thí sinh thỏa sức sáng tạo, nêu ra những suy nghĩ, trăn trở của mình.
“Đề thi này chính là câu trả lời cho câu hỏi được mà nhà giáo Huỳnh Như Phương đã nêu: “Văn học để làm gì, văn học cần cho ai?”. Đề thi là cuộc hành trình “đi tìm kiếm trái tim” mình và chắc chắn với các bạn học sinh giỏi, thầy tin các bạn sẽ tìm được cho mình những kho báu đích thực khi được làm đề này.
Đề thi được ra theo dạng như thế này sẽ giúp các em học sinh thấy được văn học gần gũi thân quen với cuộc sống hơn bao giờ hết. Nguồn gốc của văn chương chính là tình yêu thương. Đề bài giúp khơi gợi tình yêu thương trong lòng mỗi chúng ta. Nó đã thực hiện được trọn vẹn sứ mệnh của mình. Tôi tin tưởng và mong muốn đây sẽ là những gợi ý cho các thầy cô giáo trong cách ra đề bài, giúp các em học sinh có thể ứng dụng tốt nhất những điều đã học được trên sách vở. Đặt vị trí của mình là các bạn học sinh, tôi cũng rất hứng thú và cảm xúc nếu được “gặp gỡ” đề văn này”, thầy Đăng nhận định.
Đề Văn yêu cầu phân tích tình yêu tuổi "ẩm ương", học trò hoang mang 1 thì netizen cũng "xanh mặt" 10
Đề dành cho thí sinh muốn thi học bổng có khác, đọc đề Văn xong không biết giải thế nào.
Môn Văn là môn học không thể thiếu trong thời đi học của học sinh. Đề Văn bình thường đã khó, đến đề chuyên Văn dành cho tầm cỡ dân văn chương thì lại càng "văn vẻ" hơn, nhiều khi học trò khác khối đọc đề thôi cũng thấy khó hiểu rồi.
Như mới đây, một đề thi Văn nghị luận xã hội trong kỳ thi học bổng của trường ĐH FPT đã viral mạng xã hội.
"Em bảo anh đi đi/ Sao anh không đứng lại/ Em bảo anh đứng lại/ Sao anh vội về ngay...
Lời nói gió thoảng bay/ Đôi mắt huyền đẫm lệ/ Sao mà anh ngốc thế/ Không nhìn vào mắt em!
Phải chăng cuộc sống sẽ đơn giản và tốt đẹp hơn nếu chúng ta luôn nói thẳng nói thật 'yêu thì bảo là yêu, ghét thì bảo là ghét', tránh nói bóng gió như cô gái trong bài thơ trên?
Bạn đồng ý hay phản đối phát biểu này? Hãy viết một bài luận để phát triển quan điểm của bạn. Hãy củng cố quan điểm và lập luận của mình bằng các ví dụ từ sách báo, các trải nghiệm cá nhân hoặc quan sát của bạn trong cuộc sống" .
Yêu cầu mở của phần nghị luận này đã gây khó dễ cho nhiều thí sinh. Nhiều người đã dành lời khen cho lối ra đề phù hợp Gen Z này, đồng thời bắt tay vào phân tích ngay dưới phần bình luận.
- "Thẳng thắn crush còn không nhận ra chứ bóng gió như cô gái trong bài thơ thì mệt thật nhỉ?".
- "Cách sử dụng phép nói giảm nói tránh, tránh cái sự thật và hiện tại. Cô gái không nói thật ra là mình đang dỗi hờn nhưng mục đích của cô gái là muốn người yêu nuông chiều mình. Bởi trong tình yêu hiếm khi có thể thấy người con gái chủ động và nếu như cuộc sống này luôn thẳng thắn, không như cô gái trên thì rất vô vị".
- "Năm nay đề thi chủ đề yêu đương nhiều quá. Đề thi Văn tốt nghiệp cũng ra bài Sóng nói về tình yêu, đến đề thi học bổng cũng là chuyện tình cảm nốt. Năm nay đang hot trend ra đề này à".
Nguồn: Group Trường Người Ta
Thầy giáo lạnh lùng vào lớp chia bảng thành 5 phần, học trò nhìn lên là biết "tới công chuyện" rồi Một hành động "đáng sợ" mà thời đi học, đứa nào cũng có dịp trải qua. Một trong những kỉ niệm thời đến trường mà lũ học trò rất hay nhớ chính là bị gọi lên bảng kiểm tra bài cũ. Đây là nỗi ám ảnh chung của học sinh trong những ngày lỡ quên học bài hay có những giờ kiểm tra...