Đề thi Ngữ văn bắt học sinh phân tích bài hát “Con trai cưng” của Bray, Masew
Ngày nay, đề thi có thật nhiều sự sáng tạo đến từ phía thầy cô khiến học sinh cũng không ngờ tới.
Mùa thi, ai nấy cũng đang đều tất bật ôn bài, luyện đề với mong ước đạt kết quả tốt nhất để bước vào kỳ nghỉ hè suôn sẻ. Còn các thầy cô thì không ngừng tìm kiếm những điều mới mẻ để biến đề thi trở nên thú vị hơn, không chỉ còn là những nội dung vây quanh sách giáo khoa mà học sinh đã được học nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ.
Mới đây, học sinh lớp 11 trường THPT Vĩnh Cửu, Đồng Nai cũng vừa hoàn thành bài thi Ngữ văn của mình. Bài thi có cấu trúc khá giống các kỳ thi lớn khác gồm 2 phần là đọc – hiểu và làm văn. Tuy nhiên, điều khiến nhiều người chú ý vào đề thi lần này lại chính nằm ở tác phẩm được các thầy cô chọn để học sinh thực hiện phần đọc – hiểu.
Theo đó, ở phần này, đề đã lấy phần lời bài hát trong bản hit triệu view của rapper B-Ray, được sản xuất bởi producer Masew cho học sinh thực hiện các yêu cầu. Những ca từ quen thuộc như “Con trai cưng của mẹ/ Bạn bè gọi có mặt riêng ba mẹ nói là nó không nghe/Con trai cưng của mẹ, chơi hết đời tuổi trẻ/ Hơn 20 tuổi đầu nhưng khi ở nhà vẫn là em bé” xuất hiện khiến học sinh nào cũng trở nên bất ngờ và cảm thấy thích thú trước đề bài mới lạ này.
Video đang HOT
Bài hát này được ra mắt hồi cuối năm 2018, sau 2 năm đã thu về hơn 34 triệu lượt xem, sau đó anh còn ra thêm bản piano cũng thu về hơn 50 triệu lượt xem. Bài hát đại ý nói về tính ăn chơi đua đòi, chạy theo bẹn bè mà bỏ quên cha mẹ đã vất vả, khổ cực vì mình của một bộ phận giới trẻ. Vì chủ đề khá quen thuộc nhưng được làm mới qua trí sáng tạo của B-Ray và Masew nên nghiễm nhiên bài hát trở nên hot hòn họt trong một thời gian dài.
Ở phía dưới, không ít tài khoản “trầm trồ” trước phần ra đề bài của thầy cô trường THPT Vĩnh Cửu.
Bạn T.K bình luận: “1 like cho giáo viên, đề bài nó phải như này, sáng tạo, gần gũi với học. sinh, bám sát thực tiễn”
Bạn N.T.D chia sẻ: “Thi thố kiểu này thì chắc có nhiều người thích làm bài thi môn văn lắm đây”
Bạn H.L tâm sự: “Ngày nay đề bài không còn cứng nhắc như ngày xưa nữa nhỉ, toàn đưa những gì giới trẻ quan tâm vào thôi, như vậy thì còn gì bằng!”
Nhìn kết quả học tập toàn con số mơ ước, nhưng ai cũng tiếc nuối vì một điều
Đứng ở "làn ranh giới" mà có lẽ rất nhiều bạn đã cố gắng để đạt Học sinh giỏi, nhưng cô cậu trò này dù đã suýt về đích mà không thể nhấc nốt bàn chân kia bước qua.
Sắp đến kỳ nghỉ hè, kết thúc năm học thì với các cô cậu học trò cuối cấp mùa hè càng trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết.
Gần đây một cô cậu học trò lớp 12 đã đưa đáp án cho câu hỏi: "Thế nào là sự đau khổ?" bằng hình ảnh kết quả học tập "sát nút" bảng xếp loại Học sinh giỏi.
Kết quả học tập đầy nuối tiếc của một cô, cậu học trò đã rất cố gắng trong năm.
Bức ảnh thông báo kết quả học tập của 1 học sinh cuối cấp PTTH. Dù kết quả học kỳ II đạt 8.0 nhưng chưa kịp mừng thì nhìn xuống con số phía dưới về kết quả cả năm thì lại ở mức "đau tim". Đứng ở "làn ranh giới" mà có lẽ rất nhiều bạn đã cố gắng để đạt Học sinh giỏi, nhưng cô cậu trò này dù đã suýt về đích mà không thể nhấc nốt bàn chân kia bước qua. Thế nên kết quả cuối cùng của trò vẫn chỉ là 7,9 và đạt Học sinh tiên tiến mà thôi. Đây hẳn là một kết quả nhiều nuối tiếc.
Đời học trò điểm số ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng và kết quả cuối cùng được coi là điểm đánh giá thành tích cho cả 12 năm học. Mốc phấn đấu tưởng chạm tay cuối cùng lại trượt mất trong gang tấc nên nói đây là kiểu đau khổ của học trò quả không có gì sai.
Dù sau này nhìn lại, đây cũng chỉ là 1 bước rất nhỏ trong hành trình trưởng thành của một con người. Cuộc sống thực tế sau này quan trọng hơn nhiều tấm bảng điểm kia nhưng hiện tại thứ quan tâm lớn trong đời cô, cậu học trò này hẳn chính là đây.
Câu chuyện dù khiến nhiều người thả icon haha vì vui vui, lũ bạn bè động viện nhau hoặc gọi đây là "số nhọ". Tuy nhiên, nếu nhìn sâu hơn 1 chút ở góc nhìn khác. Đây cũng có thể là sự đau khổ thực sự của những đứa trẻ quá áp lực về điểm số và mong muốn đáp ứng sự kỳ vọng của cha mẹ và gia đình hoặc chính bản thân mình. Không ít trường hợp những đứa trẻ bị stress, mắc bệnh tâm thần hoặc ở mức có thể tự hủy hoại sinh mạng của mình vì áp lực học hành, vì điểm số không như ý.
Bởi thế, dù cha mẹ kỳ vọng, nhiều mong muốn ở những đứa con của mình, nhưng không có nghĩa là ép chúng phải thực hiện đến mức cảm thấy quá áp lực mà vô tình đẩy con vào những đau khổ không đáng có.
Ở trường hợp này, dù danh hiệu khác nhau nhưng điểm số chỉ là độ chênh ở mức rất nhỏ. Nên trong hoàn cảnh này cha mẹ nên động viên con mình thay vì tăng áp lực hay chì chiết chúng nhé.
Bên trong khu trú ẩn cao cấp gây phẫn nộ của các tỷ phú Pháp Les Parcs de Saint-Tropez là một khu phố ở Saint-Tropez, nơi cư trú của nhiều tỷ phú Pháp - trong đó có cả Bernard Arnault, người đứng đầu đế chế LVMH và cũng là người giàu thứ ba trên thế giới. Tại đây, người ta còn thành lập riêng một trung tâm xét nghiệm Covid-19, trong khi phần còn lại của thế giới...