Đề thi đại học ở Hong Kong gây tranh cãi
Trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm nay ở Hong Kong, môn thi lịch sử có câu hỏi về việc Nhật Bản chiếm đóng Trung Quốc trong nửa đầu thế kỷ 20 và đề thi này khiến dư luận bàn tán xôn xao, Xinhua đưa tin ngày 16/5.
Cô giáo giảng bài cho học sinh tại trường Wong Cho Bau ở Hong Kong Ảnh: Xinhua
Đề thi môn lịch sử yêu cầu thí sinh đọc 2 đoạn trích và vận dụng kiến thức để bày tỏ chính kiến của mình trước câu hỏi: Liệu việc Nhật Bản chiếm đóng Trung Quốc giai đoạn 1900-1945 lợi nhiều hơn hại hay ngược lại.
Một đoạn trích là từ một bài báo do một nhà giáo dục người Nhật Bản viết năm 1905, miêu tả thỏa thuận dạy môn luật và môn chính trị cho học sinh, sinh viên Trung Quốc. Một đoạn trích là từ một bức thư viết năm 1912 của một nhà lãnh đạo cách mạng Trung Quốc thời bấy giờ, gửi tới một chính trị gia Nhật Bản đề nghị giúp đỡ tài chính. Đoạn trích này cũng bao gồm một hợp đồng ký năm 1912, theo đó, một công ty Nhật Bản cho Trung Quốc vay tiền trong 1 năm.
Video đang HOT
Những người ủng hộ kiểu “học tập tự do” cho rằng, những câu hỏi như vậy khuyến khích học sinh, sinh viên có tư duy phản biện. Tuy nhiên, nhiều người khác cho rằng, việc cung cấp thông tin không toàn diện, thiên kiến khiến học sinh có quan điểm tiêu cực về Trung Quốc đại lục.
“Câu hỏi cực kỳ không phù hợp. Nó cũng giống như hỏi sinh viên ở các nước phương Tây rằng, liệu Adolf Hitler làm lợi nhiều hơn hại ở châu Âu”, ông Chan Wai-keung (Đại học Bách khoa Hong Kong) nhận định. Ông nói rằng, nội dung câu hỏi không hề đề cập hậu quả thảm khốc của việc Nhật Bản chiếm đóng Trung Quốc, khiến sinh viên hiểu lầm và vi phạm nguyên tắc học thuật. Chính quyền đặc khu hành chính Hong Kong sẽ yêu cầu cơ quan đánh giá và thi cử Hong Kong có điều chỉnh phù hợp để đảm bảo uy tín và tính hiệu quả của kỳ thi đại học.
Các chuyên gia Trung Quốc nói rằng, vụ đề thi môn lịch sử lần này chỉ là phần nổi của tảng băng và kêu gọi chính phủ gia tăng giám sát hành vi của giáo viên, giảng viên và đảm bảo rằng, họ tuân thủ nguyên tắc chuyên môn. Một số giáo viên ở Hong Kong không giữ được tính khách quan và trung lập khi giảng dạy, nên đã đưa ra những thông tin không đúng thực tế. Tháng trước, một giáo viên của một trường tiểu học dạy học sinh rằng, chiến tranh thuốc phiện năm 1840 bắt đầu khi Anh nỗ lực cấm hút thuốc phiện ở Trung Quốc.
Trên thực tế, người Anh muốn thống trị về mặt thương mại nên đã chống lại việc Trung Quốc cấm thuốc phiện. Với lực lượng quân sự vượt trội, người Anh đã đánh bại quân đội nhà Thanh, ra các yêu sách để các cường quốc phương Tây có đặc quyền giao thương với Trung Quốc.
Dù Hong Kong đã được Anh trao trả lại cho Trung Quốc được gần 23 năm, nhưng lịch sử Trung Quốc chưa được coi là môn học độc lập bắt buộc ở đặc khu này. Trong một cuốn sách giáo khoa dành cho học sinh phổ thông ở Hong Kong, vụ thảm sát Nam Kinh chỉ được miêu tả trong vỏn vẹn 75 từ, trong khi Cách mạng Văn hóa và phong trào Đại nhảy vọt được giới thiệu chi tiết trong hơn 18 trang.
Dơi Trung Quốc có thể là vật chủ đầu tiên của virus corona
Nghiên cứu của các chuyên gia từ Đại học Hong Kong cho thấy nhiều khả năng dơi móng ngựa Trung Quốc là nguồn gốc lây nhiễm virus corona gây ra đại dịch Covid-19.
South China Morning Post hôm 13/5 cho biết các nhà vi sinh học từ Đại học Hong Kong đã tạo ra nhóm tế bào giống như tế bào thu được từ ruột của rơi móng ngựa Trung Quốc, loài sống ở Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á.
Sau đó, các nhà khoa học đã cho lây nhiễm thành công chủng mới của virus corona, được biết đến với tên SARS-Cov-2, vào cấu trúc của nhóm tế bào này.
Dơi móng ngựa Trung Quốc được cho là nguồn gốc đầu tiên phát tán virus corona. Ảnh: South China Morning Post.
"Loài dơi móng ngựa Trung Quốc có thể thực sự là vật chủ đầu tiên của virus SARS-Cov-2", giáo sư Yuen Kwok Yung, chuyên gia dẫn đầu nghiên cứu, cho biết. Tuy nhiên, giáo sư Yuen cho rằng cần có thêm một số nghiên cứu sâu hơn để khẳng định chắc chắn nguồn gốc của virus.
Các nghiên cứu trước đó do các nhà khoa học quốc tế đã chỉ ra loài dơi móng ngựa Trung Quốc là vật chủ mang theo nhiều chủng virus corona, trong đó có chủng đã gây ra đại dịch SARS năm 2002-2003.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học từ Đại học Hong Kong cũng cho biết chủng mới của virus corona có thể tấn công hệ tiêu hóa của con người, sau khi tìm thấy dấu vết virus trong phân và đường ruột của bệnh nhân.
Tuy nhiên, các nhà khoa học hiện chưa rõ việc lây nhiễm tại đường ruột là qua thức ăn hay sự lây nhiễm thứ cấp từ đường hô hấp.
"Chúng tôi đề nghị người dân luôn vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn uống", giáo sư Yuen cho biết.
Virus corona chủng mới đã lây nhiễm cho hơn 4,2 triệu người trên thế giới và khiến 292.619 người tử vong, theo số liệu của Đại học John Hopkins, tính đến ngày 13/5.
Không được giảm học phí, phụ huynh muốn chuyển con khỏi trường quốc tế Phụ huynh trường quốc tế ở Hong Kong, Trung Quốc, kiến nghị giảm 30% học phí trong mùa dịch. Tuy nhiên, trường chỉ hoàn lại cho mỗi người tối đa 8.000 đôla Hong Kong (HKD). Phụ huynh trường quốc tế Mỹ - Hong Kong đe dọa chuyển trường cho con sau khi nhà trường có phản hồi về học phí. Hàng năm, dù...