‘Để thành công ở Kpop, đẹp và tài năng vẫn chưa đủ’
Theo chuyên gia, xinh đẹp và tài năng là điều kiện cần để gia nhập Kpop. Tuy nhiên, để thành công, họ cần có thêm yếu tố may mắn.
Thành công của BTS khiến nhiều người trong ngành công nghiệp giải trí phải suy nghĩ lại. Điều gì đã khiến 7 chàng trai – trước đó không được đánh giá cao – đã chiếm lĩnh cả thị trường âm nhạc thế giới? Đây là nỗi băn khoăn của nhiều “ông lớn” ở Kpop.
Sự trỗi dậy đầy đột ngột của Kpop tại thị trường Mỹ (đi đầu là BTS, BlackPink) phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, mạng xã hội, tư duy âm nhạc, lời bài hát… là yếu tố lớn giúp sao Kpop xuất hiện trên các bảng xếp hạng âm nhạc toàn cầu.
Trong thời đại mạng xã hội phát triển, mối quan hệ giữa ngôi sao và người hâm mộ được xem trọng hơn bao giờ hết. Ở quá khứ, ngoại hình của idol được xem trọng hơn cả. Tuy nhiên, xu hướng ngày nay đã thay đổi. Các công ty quản lý tìm kiếm idol tài năng, chịu đựng được những thử thách khó khăn.
“Xinh đẹp, tài năng chỉ là điều kiện cần”
Yun Sun Mi, giám đốc của First One Entertainment, là chuyên gia trong lĩnh vực âm nhạc, từng chứng kiến sự thay đổi của Kpop suốt thập kỷ qua. Cô làm việc trong ngành hơn 14 năm, từ nhà tiếp thị, sau đó trở thành nhà sản xuất và đạo diễn.
Tháng 12/2020, Sun Mi xuất bản cuốn sách Big Hit Signal , tiết lộ bí mật về sự mở rộng toàn cầu của Kpop.
Big Hit Signal phản ánh mọi thứ từ việc tìm kiếm, đào tạo idol dưới góc nhìn của người trong cuộc. Điều này giúp ích cho những ai muốn làm việc trong ngành hoặc các nhà đầu tư muốn tìm hiểu về cấu trúc doanh nghiệp. Fan cũng biết được những bí mật đằng sau thành công của nghệ sĩ thông qua cuốn sách của chuyên gia.
Yun Sun Mi bắt đầu sự nghiệp tại JYP Entertainment năm 2008. Cô góp nhiều công sức trong việc phát hiện và đào tạo idol, đưa họ trở thành ngôi sao nổi tiếng. Wonder Girls, 2PM và 2AM, Miss A, N. Flying, SF9, Cherry Bullet và nghệ sĩ solo Baek A Yeon… đều từng hợp tác với Sun Mi. Hiện tại, cô là giám đốc của First One Entertainment, công ty quản lý của ca sĩ Na Yoon Kwon, Ki Sum và Huh Chan Mi.
Theo Sun Mi, một trong những điều làm lay động trái tim người hâm mộ nước ngoài là câu chuyện về idol vươn lên từ nghèo khó và dẫn đến thành công.
Phần lớn idol bắt đầu sự nghiệp với tư cách thực tập sinh. Sau khi vượt qua buổi thử giọng để gia nhập các nhóm nhạc thần tượng, họ sống cùng nhiều người khác để được đào tạo chuyên sâu. “Mục tiêu duy nhất của họ là trở thành ngôi sao nổi tiếng của trào lưu Hallyu”, Sun Mi nói.
Video đang HOT
Xinh đẹp và tài năng chỉ là điều kiện cần để các ngôi sao gia nhập Kpop.
Tuy nhiên, giờ đây rất khó xác định yếu tố thành công của những ngôi sao. Giọng hát, vũ đạo thôi chưa đủ, yếu tố may mắn sẽ giúp các idol Kpop nổi tiếng.
“Trước đây, chúng tôi nghĩ rằng âm nhạc chỉ cần thỏa mãn phần nghe là đủ. Tuy nhiên, trong thời đại kỹ thuật số, âm nhạc phải đảm bảo phần nhìn, thông qua vũ đạo, các phần trình diễn”, Sun Mi viết trong sách.
Ngoài ra, người hâm mộ ngày nay rất để ý đến ngôi sao. Việc các idol phơi bày đời tư giúp họ dễ được hâm mộ hơn. “Ngoài âm nhạc chất lượng, những câu chuyện đằng sau về sự nổi tiếng của họ rất được chú trọng. Người hâm mộ muốn biết idol từng hy sinh thế nào trong quá khứ, họ có sống hòa thuận với nhau hay không”, chuyên gia kể.
Bằng cách theo dõi hành trình của các nhóm nhạc thông qua video, người hâm mộ có cảm giác họ là một phần trong hành trình nổi tiếng của idol. “Với người nước ngoài, nhất là phương Tây, văn hóa thực tập sinh sống cùng với nhau trong ký túc xá khá xa lạ. Vì vậy, người hâm mộ rất phấn khích với lối sống tập thể của nghệ sĩ”.
Cô khẳng định việc được người hâm mộ cảm thông, từ đó nắm bắt thị hiếu khán giả, nhất là khán giả quốc tế là một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công cho idol.
Ngày nay, với xu hướng “nghệ sĩ làm bạn với khán giả”, các idol thành công luôn được biết đến là người thân thiện, chịu khó tương tác với người hâm mộ. Với người từng có 14 năm làm việc trong Kpop, Yun cho biết đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa sao Kpop và nghệ sĩ ở các quốc gia khác.
Đây cũng là lý do chính mà nhiều công ty quản lý hiện nay thường xem xét tính cách, đạo đức với quy trình tuyển dụng gắt gao. “Họ tin tưởng người đạo đức tốt có cơ hội tồn tại và ’sống sót’ trong ngành lâu hơn người khác”, chuyên gia nói.
Xu hướng đào tạo idol để tấn công thị trường nước ngoài
Trong xu hướng “trai xinh, gái đẹp” xuất hiện như “nấm mọc sau mưa” ở Kpop, việc nổi tiếng nhờ nhan sắc đã lỗi thời. “Giờ đây, ngay cả những nghệ sĩ đẹp và tài năng cũng khó thành công. Những công ty quản lý lớn cũng không có công thức tạo nên thành công nào cụ thể”, Yun Sun Mi nói.
Yun Sun Mi nhớ lại khoảng thời gian làm việc với JYP Entertainment, một trong những “Big Four” nổi tiếng hiện nay là SM, YG và Big Hit.
Khi ấy, chỉ có một số nghệ sĩ có ý thức chinh phục thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, JYP đã có kế hoạch phát triển, bổ sung nhiều vị trí mới trong công ty như giám đốc về hình ảnh quốc tế – điều trước đây nhiều công ty quản lý chưa từng làm.
JYP cũng từng thuê nhiều chuyên gia nước ngoài giúp họ mở rộng thị trường. Nhân viên trong công ty, bao gồm nghệ sĩ được dạy tiếng nước ngoài. Việc thành thạo ngoại ngữ được xem là thứ quan trọng để đưa Kpop sang giai đoạn toàn cầu hóa.
Các công ty quản lý đang đào tạo idol để tấn công thị trường nước ngoài.
Theo Billboard , mỗi năm có khoảng 100 nhóm nhạc Kpop ra đời. Tuy nhiên, phần lớn trong số họ bị đào thải nhanh chóng do thị trường vốn khắc nghiệt và bị bão hòa.
Song, Yun vẫn kỳ vọng ngành công nghiệp này tiếp tục phát triển, với sự xuất hiện của thế hệ idol thứ tư và sự phát triển như vũ bão của mạng xã hội.
“aespa, nhóm nhạc nữ của SM Entertainment, là ví dụ điển hình về thế hệ Kpop thứ 4. Nhóm đang được chú ý và dần trở thành thế hệ kế thừa các tiền bối đi trước”, Yun Sun Mi dự báo.
Ngoài ra, chuyên gia Kpop cũng cho rằng việc các công ty quản lý hợp tác với các thương hiệu lớn, đưa hình ảnh idol lên tầm cao mới với tư cách “đại sứ toàn cầu” sẽ giúp các ngôi sao có thêm tầm ảnh hưởng, từ đó giúp Kpop phát triển mạnh mẽ ở phương Tây.
Seventeen làm nên lịch sử khi là nghệ sĩ ngoại quốc đầu tiên đạt No.1 BXH Nhật 4 lần liên tiếp
Seventeen tiếp tục gặt hái được những thành công đáng ngưỡng mộ tại xứ sở mặt trời mọc.
Tại Nhật Bản, BXH Oricon chính là trang 'bảo chứng' cho mức độ phổ biến của nghệ sĩ cũng như các sản phẩm của họ. BXH uy tín này chuyên cung cấp số liệu thống kê, thông tin về âm nhạc và ngành công nghiệp âm nhạc tại Nhật Bản.
Mới đây, một đại diện đến từ Hàn Quốc đã xác lập kỉ lục mới trên BXH danh giá này. Cụ thể, sau 42 năm 11 tháng (kể từ khi có nghệ sĩ ngoại quốc giành #1 trên Oricon), Seventeen đã làm nên lịch sử khi là nhóm nam đầu tiên của Hàn Quốc đạt được thành tích No.1 BXH album hàng tuần của Oricon với 4 album liên tiếp tính cả tiếng Hàn lẫn Nhật, bao gồm mini album vol.6 You Made My Dawn, full album vol.3 An Ode, mini album vol.7 Heng:garae và mini album tiếng Nhật vol.2 24H.
Nhóm nam nhà Pledis đã 'tẩu tán' được 420 ngàn bản album mới ở Nhật.
Thành tích đáng tự hào này đã nhận được nhiều sự tán dương từ Knet:
'Uầy, Seventeen ấn tượng thật. Mà sao không thấy công ty media play gì về chuyện này hết vậy? Đây là niềm tự hào quốc gia đấy.'
'Mấy đứa bảo Seventeen không nổi ở Nhật bị làm sao đấy? Sân khấu debut được tổ chức ở Arena, không vì Corona thì nhóm đã đi Dome tour rồi. Dome tour đã bán 359k vé. Album 24H đợt này bán được 190k trong ngày đầu, giờ đã lên 247k bản rồi... Album Flower cũng bán hơn 330k bản trong tuần đầu đấy...'
'Mỗi lần đọc bài viết thế này lại thấy tự hào dù không phải là fan. Đúng kiểu niềm tự hào quốc gia đấy.'
'Sao công ty không push thêm vậy? Không phải fan mà còn thấy tự hào lây.'
'Mỗi lần phá được kỷ lục mới chắc mấy đứa tự hào lắm.. Vì cả nhóm tự sáng tác, viết nhạc và dựng vũ đạo mà.'
Ngày 9/9 vừa qua, Seventeen đã phát Mini album thứ hai tại Nhật mang tên 24H với ca khúc chủ đề cùng tên. Bài hát mang trong mình thông điệp dù những con đường ta đi sẽ khác biệt như kim giờ và kim phút của đồng hồ, nhưng đến một thời điểm nào đó, chúng ta nhất định sẽ gặp được nhau.
Ca khúc vẫn đang nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khán giả. Ngoài bài chủ đề cùng tên album 24H, sản phẩm này còn bao gồm ca khúc Pinwheel của unit vocal, 247 của unit performance, Chilli của unit hip hop, và bản b-side Together thuộc Heng:garae - mini album vol.7 từng lập hàng loạt kỷ lục khủng, từ thành tích triệu bản với 1,09 triệu bản 'bốc hơi' trong tuần đầu phát hành, cho đến việc chiếm lĩnh ngôi vương BXH album hàng tuần của Oricon suốt 2 tuần liên tiếp.
Với tài năng ngày càng bộc lộ của mình, nhóm nam nhà Pledis hứa hẹn sẽ còn 'xô đổ' nhiều kỉ lục đáng gờm khác trong tương lai.
Cùng là thử giọng: công ty Kpop hết tuyển trên đường phố lại đòi khoe tài năng, quy trình của idol Jpop chẳng khác gì đi xin việc Văn hóa idol tại Hàn Quốc và Nhật Bản vốn khác nhau một trời một vực, đến cách tuyển chọn trainee của 2 nước cũng chẳng có điểm chung. Dù các nhóm nhạc Kpop và Jpop có thể giống về concept, bài hát bắt tai và nhan sắc ấn tượng của các thành viên, nhưng nhìn chung văn hóa idol 2 nước vẫn...