Để thai kỳ luôn khỏe mạnh
Khi mang thai, để mẹ và bé khỏe mạnh, hãy bổ sung những chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết sau, theoHealthy.
Thai phụ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất để mẹ và bé khỏe mạnh – Ảnh: Shutterstock
Kẽm. Thiếu kẽm là tình trạng phổ biến và thường xuyên xảy ra ở thai phụ. Kẽm quan trọng vì hai lý do: giúp việc tăng trưởng hợp lý và phát triển hệ thống miễn dịch khỏe mạnh cho em bé.
Nghiên cứu cho rằng kẽm không đủ có thể gây suy giảm miễn dịch ở thế hệ tiếp theo (tức là đến cả đời cháu). Hãy chắc chắn để có được ít nhất 15 mg kẽm mỗi ngày trong chế độ ăn uống. Kẽm được tìm thấy trong các loại thực phẩm chứa protein cao như: thịt và đậu.
Axit folic. Bổ sung đầy đủ axit folic là điều vô cùng quan trọng cả trước và trong thai kỳ nhằm đảm bảo việc tăng trưởng hợp lý và ngăn ngừa dị tật bẩm sinh.
Axit folic hiện diện trong các loại rau có màu xanh thẫm. Các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ nên nhận ít nhất 400 – 800 microgram axit folic mỗi ngày.
Magiê. Thiếu magiê có thể làm tăng khả năng cao huyết áp và co giật trong thai kỳ, tình trạng được gọi là sản giật.
Video đang HOT
Để ngăn chặn sự thiếu hụt này, cần đảm bảo bổ sung 200 mg magiê trong chế độ ăn hằng ngày. Ngũ cốc nguyên hạt, rau lá xanh và các loại hạt khác là nguồn cung cấp magiê phong phú.
Dùng đúng lượng magiê mỗi ngày cũng giúp giảm chuột rút ở chân và táo bón thường gặp trong thai kỳ. Ngoài ra, magiê còn quan trọng cho hơn 300 chức năng khác của cơ thể và giúp cơ thể cảm thấy khỏe mạnh.
Vitamin B. Đây là nhóm vitamin rất quan trọng cung cấp năng lượng cho cơ thể, duy trì tinh thần minh mẫn và ngăn ngừa trầm cảm.
Vitamin B cũng đã được chứng minh giúp cải thiện biến chứng thai kỳ như bệnh tiểu đường thai kỳ. Dùng 200 mg vitamin B6 mỗi ngày có thể cải thiện sức khỏe ở những thai phụ bị bệnh tiểu đường. Còn riêng với những thai phụ bình thường khác, lượng vitamin này có thể dùng ít hơn.
Dầu cá. Bộ não con người hoạt động chủ yếu dựa vào DHA, một loại axit béo thiết yếu được tìm thấy trong dầu cá.
Thiếu hụt DHA rất phổ biến ở những phụ nữ mang thai, vì vậy hãy đảm bảo tăng cường bổ sung dầu cá để em bé có thể phát triển mô não khỏe mạnh và tối ưu. DHA cũng có thể làm giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh.
Canxi. Hàm lượng canxi lý tưởng cho phụ nữ mang thai là 1.500 mg canxi/ngày cộng với 400 – 600 đơn vị vitamin D. Tốt nhất là nên hấp thụ canxi vào ban đêm (giúp giấc ngủ ngon) dưới hình thức chất lỏng, dạng bột hoặc nhai.
Nhiều viên canxi không hòa tan trong dạ dày, và do đó không được hấp thụ đúng cách. Một ly sữa hoặc sữa chua có chứa 400 mg canxi.
Sắt. Khoảng 18-36 mg sắt mỗi ngày là điều cần thiết đối với thai phụ. Thiếu sắt đôi khi có thể gây ra vô sinh. Và phụ nữ mang thai nếu không nhận được đủ lượng sắt có nguy cơ bị thiếu máu, mệt mỏi, trí nhớ kém và suy giảm chức năng miễn dịch.
Nước. Uống nhiều nước là điều cực kỳ quan trọng với các bà bầu. Khi mang thai, lượng máu có thể tăng khoảng 30% và rất dễ xảy ra tình trạng bị mất nước.
Trong quá trình thai nghén, cơ thể cần nhiều nước hơn để đáp ứng nhu cầu đang thay đổi từng ngày. Nước rất thiết yếu đối với các tế bào máu cũng như phòng ngừa tình trạng khử nước. Tình trạng khử nước khi mang thai có thể dẫn tới những hậu quả như đau đầu, khả năng giữ nước, buồn nôn, chuột rút, phù nề và chóng mặt.
Ngoài ra, nước cũng là thành phần thiết yếu trong sữa mẹ cũng như hỗ trợ quá trình tiết sữa.
Kiểm tra tuyến giáp. Hàng triệu phụ nữ đã không được chẩn đoán suy giáp, và điều đó khiến tỷ lệ sẩy thai chiếm hơn 6%. Suy giáp cũng là nguyên nhân gây dị tật ở em bé.
Điều trị tuyến giáp khá an toàn và dễ dàng trong khi mang thai. Khi biết mình đang mang thai (hoặc cố gắng để có thai), xét nghiệm TSH máu để kiểm tra tuyến giáp là bước cần thiết để tránh những rủi ro về sau.
Bên cạnh việc bổ sung các dưỡng chất và vitamin thiết yếu, các chuyên gia sức khỏe còn đưa ra một vài cảnh báo cho thai phụ: tránh dùng hơn 8.000 đơn vị vitamin A mỗi ngày; không tham gia vào bất cứ hoạt động nào làm tăng nhiệt độ cơ thể lên quá cao (bồn tắm nước nóng, phòng tắm hơi, phòng hơi nước), tránh thuốc lá, ma túy và rượu bia. Mặc khác, tập thể dục nhẹ nhàng cũng đã được chứng minh rất có lợi cho sức khỏe của mẹ lẫn bé.
Ngọc Khuê
Theo TNO
3 tháng đầu chớ nên ăn vải?
Chị chồng nói sao em 25 tuổi rồi mà không biết những kiến thức cơ bản về việc mang bầu, em buồn quá.
Hỏi: Chuyện em dâu - chị chồng nhà em thì có lẽ ngồi cả ngày cũng không kể hết chuyện các chị ạ. Chị chồng hơn em 5 tuổi nhưng vẫn chưa kết hôn. Chị đã ngoài 30 tuổi nhưng kén chọn lắm, và có lẽ cũng vì khó tính quá nên chẳng thể lấy nổi chồng.
Từ ngày em về làm dâu, thực sự trong nhà em sợ nhất chị ấy. Chị luôn soi mói em đủ điều từ đi lại đến chuyện ăn nói, rồi dạy em cả cách nấu cơm, rửa bát. Phận làm em, lại là em dâu nên em luôn "nhịn miệng" cho êm đẹp cửa nhà. Nhưng nói thật trong lòng em luôn muốn một ngày sớm nhất chị ấy đi lấy chồng.
Mối quan hệ em dâu - chị chồng ngày càng căng thẳng từ khi em mang bầu. Từ ngày có tí cấn thai, em đã nghén ngẩm lắm, chẳng ăn được gì và chỉ thèm ngủ. Thế nhưng chị lại bảo em làm nũng nhà chồng. Em hay bị chóng mặt, không tự lái xe đi làm được thì chị bảo em hành chồng ghê quá. Em đâu có cố ý thế chứ.
Mới đây nhất, chị ấy lại mắng em xơi xơi rằng em dốt. Chuyện là em không ăn được cơm nhưng em bị nghén hoa quả các chị ạ. Em thèm hoa quả lắm và mỗi ngày có thể ăn hết cả vài cân. Mùa này đang là mùa vải, thấy vải ngon nên em đã mua về nhà hơn 3kg để cả gia đình ăn. Tối đó ăn cơm xong, em lấy vải ra ngồi ăn khá nhiều. Chị từ trên phòng xuống nhìn thấy em đang ăn vải, chẳng hỏi han gì đã mắng luôn: "Em 25 tuổi rồi mà không biết những kiến thức cơ bản về việc mang bầu à, sao mới mang thai mà đã ăn đống vải thế kia, không sợ sảy thai sao? Đúng là dốt thật!"
Nghe chị nói xong em vừa tức vừa lo. Không biết chị ấy chê em tham ăn hay lo cho sức khỏe của em thật. Liệu những lời chị chồng em nói có đúng không các chị? Chả nhẽ mang bầu không được ăn vải thật sao, mà sao vải lại gây sảy thai được chứ. Các chị giúp em với ạ.
Em cảm ơn nhiều!
Theo Khampha
"Yêu" khi mang thai gây hại? Mang thai hơn 5 tháng, bụng đã bắt đầu lớn cũng là lúc mối băn khoăn trong lòng chị Ng.H.Y (29 tuổi) lớn lên theo. Từ khi mới lấy chồng, chị đã nghe nhiều người quen khuyên là đừng vội có bầu vì phải kiêng chuyện vợ chồng. Đang loay hoay chưa quyết định thì hơn 1 tháng sau ngày cưới, chị phát...