Để tạo ra bản hit siêu đỉnh cho một Idol VIP, hãng đĩa chi khoảng bao nhiêu?
Qúa trình để tạo thành một bản hit và đưa ra công chúng được thực hiện như thế nào?
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao các hãng phim đủ khả năng để tung ra 50 bộ phim siêu anh hùng mỗi năm nhưng chỉ có một hoặc hai bộ phim là thành công? Lý do đơn giản: Họ sẽ tập trung tiền vào những dự án có khả năng thành bom tấn nhất. Từ doanh thu đó, dòng kinh phí sẽ được chia đều cho các sản phẩm khác và nhỏ lẻ hơn.
Một hãng đĩa cũng vậy. Sẽ có những nghệ sĩ thu được lợi nhuận khủng, một số khác khiêm tốn hơn. Vì thế, các ông lớn sẽ đặt cược vào một Beyonce hay Taylor Swift để hốt bạc, rồi dùng doanh thu để đầu tư cho các nhân tố khác.
Để chứng minh cho điều này, National Public Radio (NPR) là một tổ chức truyền thông phi lợi nhuận tư nhân đã phân tích sản phẩm hit trong quá khứ là “ Man Down” của Rihanna để biết được hãng đĩa tốn bao nhiêu để làm ra một bản hit.
Số tiền khổng lồ sau một bài hit?
NPR đã thực hiện các thuật toán và đưa ra chi phí trung bình khoảng một triệu đô la cho một hit khủng, dành cho các Idol xịn sò.
Với ca khúc “Man Down”, mọi thứ bắt đầu từ một trại sáng tác, trong đó hãng đĩa Def Jam sẽ tìm kiếm những nhạc sĩ đình đám nhất và đưa họ vào làm việc tại một phòng thu âm LA trong hai tuần để họ động não tạo ra các bản hit. Chiến dịch này tốn khoảng 18 nghìn đô.
Trong trại sáng tác này được phân chia giữa các nhạc sĩ, trong đó có người viết lời và giai điệu. Timothy và Theron Thomas, được biết đến với cái tên Rock City, đã viết lời cho nhạc phẩm “Man Down”, trong khoảng 12 phút. Đó là 12 phút đắt đỏ. Trong trường hợp của đĩa đơn đặc biệt này, Rock City đã kiếm được 15.000 đô la cho phần của họ.
Dĩ nhiên, đó là phần lời hát. Về giai điệu, người phụ trách cho ca khúc “Man Down” là Shama Joseph. Anh được trả 20 nghìn đô. Như vậy, nhạc và giai điệu tốn 35 nghìn đô. Cộng thêm tiền phòng thu sản xuất, số tiền tăng lên từ 10 đến 15 nghìn đô la.
Sau khi có lời và giai điệu, chúng ta cần mix lại với nhau, chỉnh sửa vocal. Thêm khoảng 25 nghìn đô bay mất. Tổng cộng mất khoảng 78 nghìn đô.
Tiếp theo đó là chiến dịch tiếp thị một ca khúc bằng tất cả mọi con đường: Radio, Youtube, đưa nghệ sĩ đi tiếp thị ….tất cả sẽ xuất hiện cùng một lúc. Sẽ tốn khoảng 1 triệu đô.
Như vậy, tổng thể chiến dịch cho một ca khúc hit, lấy “Man Down” làm ví dụ là:
Video đang HOT
Trái sáng tác: 18 nghìn đô
Viết nhạc: 15 nghìn đô
Sản xuất: 20 nghìn đô
Vocal Producer và Mix: 25 nghìn đô
Tiếp thị: 1 triệu đô
Tổng cộng: 1,78 triệu đô
Có phải bản hit nào cũng cần doanh thu khủng?
Trên thực tế, không phải bản hit nào cũng phải đầu tư khủng như vậy. Một số ca khúc bất ngờ trở thành bom tấn mà ngay cả hãng đĩa lớn nghệ sĩ đều không ngờ. Số khác chẳng đầu tư gì quá, những lại lọt top như “Gangnam Style”.
Nhưng giống như một hãng phim, các hãng đĩa lớn đủ khả năng để chơi một ván cờ với các bản hit tiềm năng. Họ cần tìm ra ca khúc đỉnh nhất từ một nghệ sĩ trong danh sách của mình.
Tuy nhiên, cuộc chơi quảng cáo và truyền thông đang dần thay đổi. Nếu trước kia, việc tiếp thị ca khúc phụ thuộc vào đài phát thanh, thì bây giờ lại nằm ở phương tiện xã hội và mức độ lan truyền. Tiêu biểu, bản hit mới nhất là “The Box” thống soái Billboard nhờ Tiktok. Vì vậy trong tương lai, số tiền tiếp thị của hãng đĩa cho những bản hit sẽ thay đổi.
Theo Tin Nhạc
'Nỗi đau' của các hãng đĩa khi 'trót' từ chối ngôi sao mà sau đó họ... nổi tiếng toàn cầu
Rất nhiều ngôi sao đã bị hãng đĩa từ chối thẳng thừng mà sau này họ đã nổi tiếng toàn cầu.
U2 đã bị từ chối bởi hãng thu âm RSO Records
U2 là một ban nhạc rock đến từ Dublin, Ireland. Tạp chí Rolling Stone xếp U2 ở vị trí 22 trong danh sách 100 Nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại.
Tuy nhiên trước đó, ban nhạc đã bị từ chối bởi hãng thu âm RSO Records. Sau đó, U2 đã phát hành đĩa đơn quốc tế đầu tiên của họ, "11 O'Clock Tick Tock." Trong nửa đầu thập niên 1980, "11 O'Clock Tick Tock" là một trong những bài hát trực tiếp nổi tiếng nhất của U2.
Madonna đã bị từ chối bởi nhà sản xuất âm nhạc, Jimmy Ienner
Jimmy Ienner là nhà sản xuất âm nhạc người Mỹ, nổi tiếng với việc sản xuất album cho các nghệ sĩ như Bay City Rollers, The Raspberries và Three Dog Night. Tuy nhiên, đôi khi ông cũng không biết được mình đã bỏ qua một tài năng âm nhạc là Madonna.
Bức thư này chắc chắn đã được gửi trước năm 1982, khi Madonna phát hành album đầu tiên. Ngay sau đó, Madonna trở thành một trong những biểu tượng văn hóa của ngành giải trí thế giới.
The Beatles đã bị từ chối bởi giám đốc điều hành của Decca Records, Dick Rowe
Dick Rowe nổi tiếng với tư cách là người đàn ông không ký hợp đồng với The Beatles, ngay cả sau khi người quản lý của họ Brian Epstein trả tiền cho Decca để thử giọng trong một giờ.
Có lẽ sau này, nhân vật trên đã rất hối hận khi The Beatles đã trở thành một trong những ban nhạc đình đám thế giới.
Ariana Grande khiến Atlantic Records hối tiếc
Có thể nói, 2019 đánh dấu một năm đại thắng trên mọi mặt trận của Ariana Grande, và điều đó khiến hãng đĩa Atlantic Records trực thuộc Warner Music Group hối tiếc.
Nhà sản xuất âm nhạc kiêm giám đốc điều hành việc tìm kiếm và quản lý nghệ sĩ Pete Ganbarg đã trả lời như sau "Chúng tôi đã gặp Ariana Grande từ khi cô ấy còn trẻ, tài năng của Ariana thật sự rất nổi trội. Nhưng chính xuất thân từ nhạc kịch và diễn viên truyền hình khiến chúng tôi không chắc trong việc làm thế nào để đưa tên tuổi cô ấy phủ sóng dày đặc và được nhiều khán giả biết đến. Tuy nhiên chúng tôi đã phạm phải một sai lầm lớn".
Elvis Presley đã bị sa thải bởi Jimmy Denny, người quản lý tại Grand Ole Opry
Chỉ sau một màn trình diễn, Elvis Presley đã bị sa thải bởi Jimmy Denny, người quản lý tại Grand Ole Opry với lời khẳng định: "Cậu bé, cậu nên quay về công việc lái xe tải".
Hiện nay, Elvis Presley đã được xem là một huyền thoại.
Taylor Swift từng bị rất nhiều hãng thu âm từ chối trước khi nổi tiếng
11 tuổi, Taylor Swift đã có chuyến đi đầu tiên tới Nashville để thực hiện giấc mơ của mình. Cô đã gửi bản demo giọng hát tự thu tại nhà tới tất cả các hãng đĩa trong thành phố nhưng đều bị từ chối.
Có lẽ giờ đây họ đã rất hối hận, vì Taylor Swift đã trở thành một hiện tượng âm nhạc toàn cầu.
Lady Gaga từng gặp vô vàn thất bại trước khi nổi danh
Với sáu giải Grammy và hơn 100 triệu album cùng đĩa đơn được bán ra trên toàn cầu, Lady Gaga được xem như một trong những ca sĩ thành công nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, rất nhiều hãng đĩa đã từ chối nữ nghệ sĩ khi cô mới lập nghiệp.
Lady Gaga từng có một bản hợp đồng với hãng Def Jam - nơi cộng tác của nhiều nghệ sĩ hàng đầu như Justin Bieber, Rihanna hay Kanye West. Nhưng chỉ sau một năm, cô bị hãng đĩa thải loại.
Theo Tin Nhạc
Một hãng đĩa lớn bày tỏ niềm tiếc nuối: Chúng tôi đã sai khi không thể có được... Ariana Grande! Là một trong những tên tuổi đình đám của làng nhạc pop đương đại, Ariana Grande đã chứng tỏ được năng lực của mình. Và thành công của cô khiến vài hãng đĩa phải tiếc nuối. Để có được thành công ngày hôm nay không phải chuyện một sớm một chiều với Ariana Grande. Từ lĩnh vực truyền hình và nhạc kịch, Ariana...