Đê sông Đáy sụt lún cả bên tả lẫn bên hữu
Thời gian gần đây, nhiều đoạn đê tả, hữu sông Đáy đi qua nhiều huyện ngoại thành Hà Nội đang bị nứt toác, sụt lún ảnh hưởng đến công trình giao thông, phương tiện giao thông qua lại, trạm bơm tưới tiêu nông nghiệp.
Một vị trí nứt, sụt lún tại đê hữu sông Đáy, qua địa bàn xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai – Ảnh: QUANG THẾ
Theo Bộ Tài nguyên và môi trường, hệ thống lưu vực sông Nhuệ – sông Đáy có tổng diện tích gần 7.000km 2 , gồm nhiều chỉ lưu.
Lưu vực sông Nhuệ – sông Đáy có chức năng điều tiết nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho phần lớn diện tích của 5 tỉnh, thành phố nằm trong lưu vực là Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
Đê hữu, tả sông Đáy nhiều đoạn bị sụt lún sâu hơn 1m so với mặt đê cũ trong khi vết nứt kéo dài đến cả 100m ở một số huyện ngoại thành Hà Nội như Ứng Hòa, Mỹ Đức, Quốc Oai khiến cho nhiều tuyến đường giao thông bị nứt toác, ảnh hưởng đến các công trình thủy lợi.
Ngày 21-10, trao đổi với phóng viên, ông Vương Duy Hùng – chủ tịch UBND xã Đồng Quang (huyện Quốc Oai) – cho biết điểm sụt lún tại km15 750 đến km15 890 (chạy qua thôn Yên Nội, xã Đồng Quang) vết nứt kéo dài hơn 100m, sâu hơn 1m vẫn chưa được xử lý triệt để.
“Do vẫn có hiện tượng sụt đất dọc mái đê nên vị trí xảy ra sự cố mới được tăng cường thêm đất, đá để theo dõi mức độ, hết sụt lún thì mới có thể khắc phục triệt để. Vị trí đê nứt đúng tuyến đường tỉnh lộ 419 nối thị xã Sơn Tây đi quận Hà Đông có rất nhiều phương tiện giao thông qua lại nên sau khi xảy ra sự việc, chúng tôi đã cùng đơn vị quản lý đê, UBND huyện xử lý sự cố…”, ông Hùng nói.
Video đang HOT
Theo ông Hùng thì vết nứt này đã xuất hiện từ tháng 5 sau khi trên địa bàn xảy ra nhiều trận mưa lớn, tuy nhiên từ đầu tháng 10 đến nay thì hiện tượng sụt lún đã tiếp tục lan rộng ra. Người dân địa phương cho biết đoạn đê bị nứt cũng đã từng xảy ra sự cố nhiều lần từ hàng chục năm trước.
Cùng ngày, trao đổi với Tuổi Trẻ Online , chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa, ông Phạm Anh Tuấn thừa nhận tình trạng sạt lở đê tả sông Đáy trên địa bàn xã Sơn Công vẫn chưa được khắc phục, và cho biết, “lãnh đạo UBND TP Hà Nội ngày 20-10 cũng đã đi thị sát, kiểm tra tình hình. Dự kiến sau cuộc họp ngày hôm nay chúng tôi sẽ tiến hành khắc phục sự cố theo hướng công trình cấp bách”.
Cách đoạn đê đang bị sạt lở xã Sơn Công không xa là ở xã Đội Bình (huyện Ứng Hòa) cũng xuất hiện một điểm sạt lở đê hữu sông Đáy mới sâu khoảng 1m, rộng 3m, dài khoảng 80m. Sạt lở đã khiến mặt đê cạnh cống trạm bơm Tân Độ (xã Đội Bình) có vị trí sụt đến 1m.
Vết nứt xé toạc đoạn đường – Ảnh: QUANG THẾ
Đến nay trên đê tả, hữu sông Đáy đã xuất hiện 5 điểm sạt lở nghiêm trọng – Ảnh: QUANG THẾ
Một đoạn đê hữu sông Đáy mới được gia cố tạm thời bằng đất, đá – Ảnh: QUANG THẾ
Trước đó, ngày 20-10, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã thị sát, chỉ đạo khắc phục sự cố đê điều tại huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức. Ông Quyền chỉ đạo ngăn các phương tiện trọng tải lớn qua đê, đồng thời khẩn trương khảo sát, đánh giá đề xuất UBND TP Hà Nội đầu tư, khắc phục sự cố.
Ngoài kiểm tra tại huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, ông Quyền cũng đã đi thị sát đê hữu Bùi (đoạn xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ), đê tả Đáy (đoạn xã Song Phượng, huyện Đan Phượng).
Sự cố sạt lở kè bảo vệ đê hữu sông Hồng (đoạn xã Phú Châu, huyện Ba Vì), sạt lở bờ sông Hồng, đoạn thuộc xã Đông Quang (huyện Ba Vì) cũng được đoàn công tác tới kiểm tra.
Trưởng Công an Hội An: Yêu cầu làm rõ phát ngôn của ông Huỳnh Xuân Sơn về 'xe tải vào đường cấm'
Lý giải việc sụt lún tuyến kè bảo vệ phố cổ Hội An, giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Nam Huỳnh Xuân Sơn cho rằng có hiện tượng xe tải trọng lớn vào đường cấm làm hỏng kết cấu. Ngay lập tức, Công an TP Hội An phản ứng.
Vị trí sụt lún dọc bờ kè bảo vệ phố cổ Hội An - Ảnh: B.D
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online chiều 7-10, đại tá Đinh Xuân Nghĩ - trưởng Công an TP Hội An (Quảng Nam) - cho biết đang hoàn tất văn bản gửi cấp trên yêu cầu làm rõ phát ngôn của ông Huỳnh Xuân Sơn - giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Nam, đơn vị chủ đầu tư tuyến kè bảo vệ phố cổ Hội An.
Trong buổi thông tin cho các cơ quan báo chí về hiện tượng hư hỏng, sụt lún tuyến kè bảo vệ phố cổ Hội An, ông Sơn đã có phát ngôn rằng: "Có thông tin người dân phản ánh việc xe cộ tải trọng lớn qua lại trên tuyến đường dọc sông Hoài cùng với nhiều ống thoát nước của người dân nối thẳng ra bờ sông".
Từ đây, vị giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Nam nhận định rằng xe tải là tác nhân gây xuống cấp tuyến bờ kè. Về việc đầu tư tuyến kè này, ông Sơn cũng nói rằng tổng mức đầu tư là 135 tỉ đồng nhưng sau khi Sở Tài chính Quảng Nam thẩm định lại thì chỉ còn 67,84 tỉ đồng.
Khu vực sụt lún nằm trên đường Bạch Đằng - nơi cấm xe cơ giới - Ảnh: B.D
Thông tin mà ông Sơn phát biểu đã gây phản ứng mạnh từ Công an TP Hội An. Theo đại tá Đinh Xuân Nghĩ, việc ông Sơn nói xe tải trọng lớn đi vào dọc bờ kè Hội An là việc không thể xảy ra bởi đây là tuyến đường cấm.
"Chúng tôi chưa từng ghi nhận và cũng chưa nghe bà con nào nói rằng xe tải có thể vào được tuyến đường dọc sông Hoài. Nếu có việc này, chưa cần công an xử lý thì người dân và bà con đi chợ ở gần đó cũng sẽ... hè nhau khiêng ô tô vứt xuống sông. Ý thức bảo vệ phố cổ của người dân Hội An là rất tốt" - ông Nghĩ khẳng định.
Trưởng Công an TP Hội An cũng cho biết trong chiều 7-10 sẽ gửi báo cáo lên UBND tỉnh và các cơ quan chức năng, đồng thời yêu cầu làm rõ phát ngôn của ông Huỳnh Xuân Sơn.
Tuổi Trẻ Online đã liên lạc nhiều lần qua điện thoại với ông Huỳnh Xuân Sơn nhưng ông Sơn không nghe máy.
Trước đó như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, tuyến bờ kè bảo vệ phố cổ Hội An bên bờ sông Hoài ở dọc phố đi bộ Bạch Đằng được đầu tư và bàn giao cho UBND TP Hội An sử dụng từ năm 2016.
Tuy nhiên sau mấy trận mưa lớn từ tháng 9 vừa qua, nhiều đoạn kè đã có hiện tượng sụt lún nền, rạn nứt bê tông, đá lát nền. Một số điểm xuất hiện hố sụt lún hàng chục mét.
Tranh cãi nguyên nhân sụt lún kè bảo vệ phố cổ Hội An Chủ đầu tư dự án cho rằng kè bảo vệ phố cổ Hội An sụt lún do xe tải trọng lớn đi qua, nhưng chính quyền phản bác. Tại cuộc họp báo chiều 6/10, ông Huỳnh Xuân Sơn, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Nam, chủ đầu tư dự án tuyến kè bảo vệ phố cổ...