Để quên đồ ở nhà chồng, tôi vội quay lại lấy rồi tê tái tận xương tủy khi vô tình nghe được một bí mật
Vô tình nghe được cuộc nói chuyện của mẹ chồng và em chồng mà tôi chết lặng, lảo đảo rời đi.
Là tiểu thư một gia đình giàu có, vừa đi du học mới về, chẳng ai nghĩ tôi lại lấy chồng ngay. Không những thế, chồng tôi lại là một anh chàng nhân viên trong công ty của bố, gia cảnh trung bình. Bù lại, anh ấy hiền lành, ăn nói dễ mến và có ngoại hình đẹp trai. Có lẽ tôi thích trai đẹp nên nhanh chóng sa vào lưới tình của anh ấy.
Chỉ sau vài tháng yêu nhau, chúng tôi đã kết hôn. Gia đình tôi sợ mất mặt với khách khứa nên chẳng ngại gọi chồng tôi đến, cho hẳn 300 triệu để sửa nhà. Dù căn nhà ấy sau này vợ chồng tôi không ở nhưng chồng tôi cũng không từ chối, chỉ bảo sau này có tiền nhất định sẽ trả lại cho tôi.
Nhà chồng đối xử với tôi rất tốt, đặc biệt là mẹ chồng. Tôi chưa từng phải lăn tăn suy nghĩ chuyện mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu bởi mẹ chồng luôn chiều chuộng và nhường nhịn tôi. Hàng tuần bà đều gọi vợ chồng tôi về chơi rồi nấu nướng đủ món ngon. Khi chúng tôi về lại thành phố còn gói ghém đủ thứ cho chúng tôi đem về.
Bỗng nghe thấy tên mình, tôi vào áp tai lên cửa nghe thử thì chết lặng khi nghe những gì họ nói. (Ảnh minh họa)
Không những thế, hôm chủ nhật vừa rồi, mẹ còn gọi tôi về rồi tặng tôi một chiếc lắc tay rất xinh xắn. Bà bảo đi dạo mua ít đồ chuẩn bị đám cưới em chồng thì thấy chiếc lắc này và nghĩ nó rất hợp với tôi, thế là bà mua ngay. Rồi bà tự tay đeo chiếc lắc vào tay tôi. Hành động của mẹ khiến tôi rất hạnh phúc và hãnh diện.
Video đang HOT
Đến tối, ăn uống xong rồi, vợ chồng tôi lên xe đi về. Nhưng đi được một đoạn thì tôi phát hiện ra đã để quên chiếc lắc tay trong phòng ngủ. Chẳng là khi dọn dẹp, sợ bẩn chiếc lắc nên tôi tháo ra, cất vào phòng. Tôi bảo chồng lái xe về lại rồi đi bộ vào nhà lấy. (Chúng tôi đi xe ô tô nên phải đỗ ở đường lớn). Vào nhà, bố chồng có lẽ đã đi ngủ rồi, tôi chỉ nghe tiếng thì thầm của em chồng và mẹ chồng.
Bỗng nghe thấy tên mình, tôi áp tai lên cửa nghe thử thì chết lặng khi biết những gì họ nói. Em chồng trách cứ mẹ tại sao lại cho tôi chiếc lắc tay ấy. Mẹ chồng tôi ngọt ngào nói rằng em ấy sắp cưới rồi, nếu như biết tạo quan hệ một chút thì chắc chắn tôi sẽ tặng quà cưới rất hoành tráng, bởi thứ tôi không thiếu chính là tiền. “Thả con săn sắt, bắt con cá rô”, giờ đưa cho tôi chiếc lắc tay nhưng biết đâu trong đám cưới tôi tặng lại kiềng vàng.
Tôi lảo đảo đi về, mặt không cười nổi nữa. Mọi người ơi, chẳng lẽ họ đối xử tốt với tôi chỉ vì tôi có tiền thôi sao? Tuần sau em chồng cưới rồi, tôi chẳng còn muốn tặng quà cưới cho em ấy nữa vì cảm giác hụt hẫng. Nhưng nếu không tặng cũng không xong, tôi phải làm sao để bản thân không biến thành chỗ rút tiền cho nhà chồng đây?
Tiền Tết thì ít mà chồng 'sĩ diện' đòi biếu xén hết bên nội và màn ứng phó khôn khéo của vợ
Tết này không biết làm sao để có được số tiền lớn để đi biếu xén bên nhà chồng, Hiền đã nghĩ ra chiêu cực hay khiến chồng thán phục.
Chưa đến Tết mà chồng Hiền đã liên tục dặn dò, thúc ép: " Cô làm thế nào thì làm, Tết nhất cũng phải biếu mẹ chồng ít thì 5 triệu nhiều thì phải là 10 triệu như mọi năm nhé!" . Kèm theo đó là một loạt danh sách đối nội, đối ngoại của chồng mà không hề có một chỗ nào dành cho bố mẹ đẻ của Hiền.
Đối ngoại là quà cáp lãnh đạo cơ quan chồng bao gồm cả trưởng phòng, các phó giám đốc và giám đốc. Chưa kể, chồng Hiền còn yêu cầu phần đối nội là quà cáp bố mẹ chồng và tất cả các anh em nội ngoại của bố mẹ chồng. Còn với Hiền, chồng chỉ ngắn gọn: " Xong hết tất cả, em cân đối còn được bao nhiêu thì Tết ông bà ngoại" . Hiền nghe mà đau tận đáy lòng.
Riêng số tiền Tết biếu bố mẹ chồng cũng gần bằng số tiền lương của cả hai vợ chồng. Nếu cộng tất cả các khoản quà cáp, đi lại, mua sắm dịp Tết thì con số sẽ rất lớn trong khi số tiền Tết của lương tháng 13 của cả hai vợ chồng cũng quá nhỏ nhoi so với số tiền sẽ phải chi. Thuyết phục chồng thay đổi ý kiến cũng không đơn giản. Càng đến gần ngày Tết, lòng Hiền như lửa đốt.
Sau mấy ngày trăn trở, suy tính cuối cùng Hiềncũng đánh "bài ngửa" với chồng. Mở đầu cuộc trao đổi, Hiền hỏi chồng Tết này anh định đi Tết ông bà ngoại thế nào, cần cụ thể chứ không phải là có bao nhiêu đi bấy nhiêu như lời trước đó. Chồng Hiền tiếp tục lảng tránh bằng câu thôi tùy ý vợ.
Nghe vậy Hiền cũng nói thẳng, vậy thì ngang bằng với ông bà nội nhé. Nghe vậy, chồng Hiền giãy nảy tiếp tục ra điều kiện ít nhất Tết bên nội cũng phải bằng năm ngoái chứ không thể kém hơn.
Hiềntiếp tục giãi bày quan điểm bố mẹ hai bên cũng phải như nhau, không thể coi bên này hơn bên kia kém, có bao nhiêu biếu bấy nhiêu đó là tấm lòng là chính, ông bà cũng không đòi hỏi gì nhiều, đưa bao nhiêu ông bà hai bên cũng đều quý trọng.
Sau đó, Hiền liệt kê ra rất nhiều khoản không riêng gì chuyện quà cáp mà còn đủ thứ phải chi như mua sắm Tết, tiền đi lại về quê nội ngoại, tiền mừng tuổi...
Cả năm nay, kinh tế gia đình khó khăn do dịch bệnh nên dù thắt chặt chi tiêu rồi, tiền dành dụm cả năm cũng không đáng là bao. Mà tiền lương, thưởng dịp Tết cũng không đủ tiêu Tết huống chi còn quà cáp nhiều nơi.
Chồng Hiền lúc này mới nhận ra rằng, những lời vợ nói có lý. Những năm trước doanh số công ty tăng trưởng nên cũng được thưởng khá, cộng với chi tiêu hợp lý cả năm mà có đủ tiền dùng trong dịp Tết.
Năm nay, lương thưởng đúng là không đáng là bao. Cộng hết vào cũng chỉ được khoảng 20 triệu, khéo lo thì đủ dùng, quà cáp biếu xén sẽ phải kiếm cách ứng trước lương hoặc vay mượn.
Hiền tiếp tục phân tích cho chồng hiểu, ông bà nội dù ở quê nhưng vẫn có lương hưu, có ruộng vườn nên kinh tế cũng không phải khó khăn, thậm chí ông bà còn thường xuyên gửi gạo, rau, trứng lên cho con cháu.
Việc biếu ông bà tiền Tết là thể hiện báo hiếu, bao nhiêu cũng không đủ công lao của ông bà. Nhưng thực tế hiện nay khó khăn, trong khi ông bà vẫn đủ tiêu thì quà cáp làm sao cho ông bà vui mà vợ chồng vẫn thể hiện tấm lòng báo hiếu. Còn ông bà ngoại, làm nông nhưng cũng không khó khăn, Tết ông bà chỉ mong con cháu về chơi, quà cáp cũng không quan trọng gì.
Chồng Hiền đã hiểu mọi nhẽ, nhưng cái khó của anh là con trưởng cũng phải chu toàn cho không chỉ bố mẹ mà còn là họ hàn g đôi bên, nếu không quà cáp đúng là dễ bị chê bai, so sánh với những người con, người cháu khác. Được chồng ủng hộ, Hiềnliền nhận trách nhiệm việc chi tiêu, quà cáp để sao cho hợp lý, tránh lãng phí.
Vậy là Hiền lên kế hoạch chi tiêu Tết, chỉ mua sắm những thứ thật cần thiết. Đối với quà cáp, Hiền cất công về quê chọn mua đặc sản quê hương để biếu lãnh đạo cơ quan mình và chồng. Hiềncũng bỏ thời gian săn các món quà chăm sóc sức khỏe dành cho người cao tuổi đang được giảm giá. Vậy là, Tết này ông bà nội ngoại đều có quà ý nghĩa và có cả tiền lì xì nữa.
Chồng Hiền từ chỗ áp đặt, gia trưởng giờ đã hài lòng với tài ứng xử khéo léo của vợ. Dù Tết này sẽ không còn "oách" như các năm trước, nhưng trong bối cảnh kinh tế khó khăn, những món quà hay tiền Tết dẫu không đắt tiền nhưng đó thể hiện tấm lòng tri ân, báo hiếu trong đối nội, đối ngoại của gia đình.
Dâu mới vừa xuất hiện, cô bác đã rào trước "người rửa bát đây rồi", song cục diện nhanh chóng thay đổi bởi lời bênh "cực rắn" của mẹ chồng Vừa thấy Mai, đám người họ hà ng nhà chồng đã kháo nhau: "A, nay có cháu dâu rửa bát rồi. Haha". Nhưng ngay lập tức cứng họng vì lời đáp của mẹ chồng. Mai là dâu mới nhà bà Liễu. Song hai vợ chồng cô công tác trên thành phố nên ngay sau đám cưới, Mai nhanh chóng trở lại với công...