Để quần áo qua đêm trong máy giặt là sai lầm, biết lý do tôi hối hận vô cùng
Khi để quần áo trong máy giặt qua đêm dễ khiến vi khuẩn dễ nảy sinh. Quần áo sau khi giặt cần được phơi càng sớm càng tốt và mở cửa máy để bên trong lồng được khô, thoáng.
Sử dụng máy giặt không đúng cách không những làm máy chóng hỏng, không làm sạch được quần áo mà còn có thể tự mình làm hỏng bộ quần áo yêu thích hoặc nguy hiểm hơn sẽ làm giảm tuổi thọ của máy giặt. Một trong những sai lầm đó là để quần áo trong máy giặt qua đêm.
Tại sao không nên để quần áo trong máy giặt qua đêm?
Một vài bà nội trợ thường có thói quen để đồ bẩn dồn trong máy giặt, hoặc giặt đồ xong không lấy ra ngay lập tức mà để một thời gian sau mới phơi. Đây là một trong những thói quen giặt giũ xấu có thể gây ảnh hưởng tới độ bền chiếc máy và sức khỏe của con người. Những hậu quả nghiêm trọng khi để áo quần lâu trong máy giặt dưới đây hy vọng có thể cảnh báo bạn phần nào để từ bỏ thói quen xấu này.
Khi để quần áo trong máy giặt qua đêm dễ khiến vi khuẩn dễ nảy sinh. Quần áo sau khi giặt cần được phơi càng sớm càng tốt và mở cửa máy để bên trong lồng được khô, thoáng. Đồ không được phơi ngay không chỉ mất mùi thơm mà còn khiến máy giặt ẩm ướt, dễ hư hỏng, chập điện.
Bên cạnh đó, các thiết bị đàn hồi trong thùng giặt nhanh mòn, giãn vì chứa một khối lượng lớn áo quần quá lâu (áo quần ẩm ướt sẽ có trọng lượng nặng hơn). Vì những lí do trên, các bà, các mẹ hãy cố gắng tạo thói quen giặt ủi tốt:
- Có một khoảng thời gian giặt áo quần cố định trong tuần, trong ngày, chỉ cho đồ vào máy khi tới khoảng thời gian đó.
- Giặt xong nếu chưa có thời gian phơi, hãy đem đồ ra cho vào thau, chậu trước, không ủ lâu trong máy.
- Ngoài ra, để hạn chế vi khuẩn và mùi hôi trong lồng giặt bạn cũng có thể sử dụng máy giặt không lỗ bởi thiết kế này cho phép ngăn ngừa sự phát sinh nấm mốc ở bên ngoài lồng giặt cũng như sự xâm nhập của chúng vào bên trong gây ra mùi hôi khó chịu.
Những sai lầm khi giặt quần áo nhiều người mắc
Vận hành sai chế độ
Video đang HOT
Với từng loại quần áo, chăn màn khác nhau, các nhà sản xuất đều có những chế độ giặt riêng. Dù các chế độ này được hiển thị rất rõ ràng trên thân máy, thế nhưng rất nhiều người vẫn dùng sai bởi thói quen… tiện. Nhiều chị em tự thú rằng, hàng ngày vẫn thu quần áo của gia đình, bao quần quần jean, áo cotton… vào một mẻ rồi giặt bình thường theo thói quen mà chẳng chú ý đến rằng mỗi chất liệu có thời gian tiếp xúc với nước, bột giặt khác nhau nên giặt chung như thế đồ sẽ không sạch.
Để khắc phục điều này, hãy nhớ dành thời gian phân loại quần áo có cùng chất lượng và màu sắc tương đồng trước khi giặt, điều này sẽ giúp quần áo sạch sẽ và bền hơn.
Giặt quá trọng lượng giặt quy định của máy
Mặc dù trên vỏ máy giặt luôn dán trọng lượng tối đa mà lồng giặt có thể tải được nhưng nhiều người vẫn thường giặt nhiều hơn với mức máy có thể tải được. Nguyên nhân của việc này là tâm lý giặt cố thêm một vài chiếc, nhân tiện giặt luôn của nhiều bà nội trợ.
Việc giặt lượng quần áo quá cân cộng thêm lượng nước được đưa vào khiến trục quay của lồng giặt quá tải, không quay được. Lặp đi lặp lại một thời gian sẽ dẫn tới hỏng trục hoặc lệch tâm so với thiết kế ban đầu. Hiệu quả giặt cũng không được đảm bảo vì quần áo có quá ít không gian để quay, đảo, chất bẩn khó được tách ra.
Sử dụng sai bột giặt
Để tiết kiệm tiền, nhiều chị em người mua xà phòng loại giặt tay để dùng giặt máy hoặc mua bột giặt, nước giặt cho cửa trên để dùng cho máy cửa trước, điều này rất ảnh hưởng đến máy bởi loại xà phòng giặt tay hay giặt cửa trên cho lượng bọt rất nhiều, có thể dẫn đến bọt trào ra ngoài thùng, gây hư hỏng các bộ phận của máy. Khi xả quần áo cũng tốn nước hơn vì phải xả nhiều lần mới hết bọt.
Đi đôi với đó là việc cho quá nhiều bột giặt một lần giặt với tâm lý cho nhiều càng sạch, trên thực tế điều này cũng khiến máy hoạt động mệt hơn, tốn nhiều nước để xả sạch hơn. Vậy để máy hoạt động tốt, hãy sử dụng bột giặt đúng liều lượng nhé!
Dùng sai chế độ nước
Hầu hết máy giặt hiện nay đều có chế độ giặt nước nóng nhưng nếu giặt đồ mỏng như len, lụa… bạn nên để chế độ nước dưới 30 độ, hoặc nước lạnh để đảm bảo vải không bị co.
7 mẹo hay giúp bạn sử dụng máy giặt đúng cách, góp phần tiết kiệm điện, nước đáng kể
Gia đình của bạn đông người và bạn muốn sử dụng máy giặt thay vì phải giặt đồ bằng tay cho tất cả mọi người nhưng bạn lại lo lắng máy giặt sẽ khiến hóa đơn tiền điện tăng lên? Hãy theo dõi bài viết sau đây.
Ngày nay, việc sở hữu cho bản thân và gia đình một chiếc máy giặt là rất dễ dàng, giúp bạn tiết kiệm được thời gian và công sức trong việc giặt giũ.
Nhưng nếu không dùng đúng cách thì máy giặt sẽ ngốn của bạn rất nhiều nước và hóa đơn điện nước hàng tháng cao ngất ngưởng sẽ làm cho bạn phải đau đầu. Bài viết tổng hợp sau đây sẽ giúp bạn sử dụng máy giặt ít tốn điện và ít tốn nước hơn.
1. Đặt chế độ giặt bình thường
Một số máy giặt đời mới có khả năng điều chỉnh nhiệt độ nước ở mức nóng hay lạnh để giặt quần áo. Tuy nhiên, nếu như không quá cần thiết giặt bằng nước nóng thì bạn chỉ cần để chế độ giặt bình thường với nước lạnh sẽ ít hao tốn điện năng hơn.
Bạn có thể thay thế bột giặt bằng nước giặt để sản phẩm tan nhanh hơn trong nước lạnh hoặc bạn có thể hòa bột giặt với nước và đánh tan trước khi bỏ vào máy giặt để không bị cặn dính lên đồ. Với các mẹo giúp bột giặt và nước giặt tan nhanh trong nước này giúp bạn tiết kiệm nước, không phải dùng lượng nước nhiều hơn cần thiết để trung hòa chất giặt tẩy.
Đối với mùng, mền hay ga giường, bạn có thể để nước nóng ở bước giặt và chỉnh lại nước lạnh ở bước xả để tiết kiệm điện cũng như bảo vệ chất vải được bền màu hơn.
2. Chọn mức nước phù hợp
Mức nước sẽ tỉ lệ thuận với thời gian sử dụng điện máy giặt và lượng điện để bơm nước vào máy giặt. Vậy nên đối với gia đình khá đông người, bạn nên giặt đồ khoảng 2 ngày/lần để có thể phân định lượng nước phù hợp.
Chọn mực nước phù hợp không những tiết kiệm nước mà máy giặt còn được giảm bớt thời gian hoạt động. Nếu lượng đồ ít và mỏng nhẹ, bạn chỉ nên sử dụng mực nước thấp. Còn đối với lượng quần áo nhiều hơn, bạn có thể đặt mức nước cao để đảm bảo áo quần được sạch sẽ hoàn toàn sau khi giặt.
3. Chọn chương trình giặt thích hợp
Máy giặt sẽ được chia thành nhiều chức năng, cụ thể là giặt đồ bình thường, đồ len, đồ jeans hoặc giặt nhanh,... Trước khi giặt, bạn có thể phân loại quần áo để chọn được một chế độ giặt hợp lý, vừa tiết kiệm điện, tiết kiệm nước và giúp quần áo được làm sạch một cách hoàn hảo nhất.
4. Không giặt đồ quá tải hoặc quá ít
Nếu gia đình bạn đông người, hãy chia thời gian giặt hợp lý, không nên nhồi nhét quần áo trong lồng giặt quá nhiều để tránh trường hợp quần áo bện chặt vào nhau và không được giặt sạch. Ngoài ra, việc giặt đồ quá tải còn khiến máy giặt phải hoạt động nặng nề hơn và nhanh hỏng hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên giặt đồ quá ít. Lượng đồ ít đồng nghĩa với việc bạn sẽ chia nhỏ số lần giặt và số lần sử dụng máy giặt tăng thêm. Hãy nhớ, máy giặt hoạt động quá nhiều lần sẽ rất hao tốn năng lượng và còn nhanh hỏng nữa.
5. Chọn loại bột giặt phù hợp với máy giặt mà bạn đang sử dụng
Mỗi nhà sản xuất sẽ quy chuẩn các loại bột giặt chuyên dụng khác nhau cho các loại máy giặt của nhà sản xuất đó. Trong quá trình sử dụng, bạn nên sử dụng bột giặt với lượng vừa đủ, và đồng nhất với lượng quần áo mà bạn cần giặt.
Với việc sử dụng lượng bột giặt vừa đủ sẽ giúp bạn tiết kiệm cả bột giặt, tiết kiệm điện và nước mà vẫn tăng hiệu quả giặt của máy giặt nữa đấy!
Về việc vấn đề xả nước, bạn nên sử dụng hợp lý để tiết kiệm hiệu quả hơn. Bạn nên cho nước xả vào chu trình cuối, và dừng máy 10p để quần áo được ngấm nước xả tốt hơn.
6. Không giặt đồ giờ cao điểm
Nếu bạn giặt đồ vào những khung giờ cao điểm, giá thành sẽ mắc hơn đồng thời lượng điện tiêu thụ sẽ trở nên nhiều hơn và ngược lại. Vì thế, hãy cân nhắc thời gian giặt giũ phù hợp để tiết kiệm điện bạn nhé!
7. Thường xuyên vệ sinh máy giặt
Việc thường xuyên lau chùi và bảo dưỡng không chỉ giúp tăng cường tuổi thọ cho máy giặt mà còn giúp chúng loại bỏ được cặn bã đóng trong lồng máy, tránh được độ tăng ma sát khi hoạt động, giữ cho máy chạy mượt và êm hơn, từ đó tiết kiệm được nhiều điện năng hơn là một chiếc máy giặt bẩn bụi lâu ngày.
Có cần rút phích cắm máy giặt khi dùng xong? Hóa ra tôi đã làm 10 năm mà không biết Theo khảo sát, hầu như mọi gia đình đều có thói quen sau khi sử dụng máy giặt thì không rút nguồn mà cắm cố định ngày này qua ngày khác. Trong quá trình sử dụng những loại đồ điện, hầu hết mọi người đều có một thói quen không tốt đó là sau khi dùng xong quên rút phích cắm, điều này...