Đề phòng trẻ sốt cao co giật
Sốt cao co giật thường gặp ở trẻ nhỏ từ 3 tháng cho đến 6 tuổi. Lúc này, não bộ của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, nên rất nhạy cảm với sự thay đổi của thân nhiệt.
Khi sốt từ 38,9C trở lên hệ thần kinh rất dễ bị kích thích, làm xuất hiện các cơn co giật ở chân tay hoặc toàn thân, kèm theo hơi thở nhanh và nông, trẻ có thể đái dầm không tự chủ hoặc mất ý thức trong vài phút cho dù mắt vẫn mở.
Đa số trẻ sốt co giật thường có nhiệt độ lớn hơn 38,9C. Hầu hết các cơn co giật thường kéo dài dưới 15 phút. Một cơn co giật kèm sốt kéo dài hơn 15 phút được xem là bất thường. Trẻ bị sốt co giật không phải bệnh động kinh, vì bệnh động kinh có đặc điểm là co giật tái diễn và nguyên nhân của bệnh không phải bắt đầu từ sốt.
Sốt cao co giật thường gặp ở trẻ nhỏ từ 3 tháng cho đến 6 tuổi.
Dấu hiệu nhận biết
Trong cơn co giật do sốt, trẻ có thể bị mất ý thức, mắt trợn ngược, tay chân co cứng hoặc co giật. Trẻ cũng có thể nôn mửa. Sau cơn co giật, trẻ có thể mệt mỏi, buồn ngủ và lú lẫn trong một khoảng thời gian ngắn.
Sau co giật hoặc gồng cứng cơ thể, trẻ thường rất buồn ngủ. Lúc này cha mẹ nên để cho con nghỉ ngơi, nhưng cần kiểm tra những thay đổi về nhịp thở hoặc xem tay chân của bé có còn co giật hay không một cách thường xuyên để có hướng xử trí. Trẻ có thể nhầm lẫn, mơ màng sau khi co giật nhưng sẽ khôi phục lại hoạt động bình thường trong vòng 60 phút.
Video đang HOT
Cách xử trí khi trẻ sốt cao co giật
Để trẻ nằm yên tránh kích thích nhiều. Trong cơn co giật đặt trẻ nằm nghiêng về một bên để tránh cho trẻ bị nghẹt thở bởi nước bọt hoặc chất nôn; cởi bỏ hết quần áo để trẻ dễ thở và hạ thân nhiệt. Không đặt bất cứ vật gì vào trong miệng của trẻ; Không cố gắng làm trẻ ngừng co giật bằng cách giữ chặt tay, chân của trẻ trong khi trẻ đang lên cơn co giật.
Dùng khăn nhúng nước ấm lau người trẻ nhiều lần vùng nách và bẹn để hạ nhiệt, làm mát môi trường xung quanh,hạn chế người quanh trẻ, mở thông thoáng cửa sổ. Vì trẻ co giật không thể uống thuốc được nên cần nhanh chóng dùng thuốc hạ sốt đặt hậu môn theo chỉ định của bác sĩ ( thông thường là 15-20mg/kg). Cố gắng giữ bình tĩnh. Hầu hết các cơn co giật đều tự ngưng trong vòng vài phút.
Khi trẻ sốt dùng khăn nhúng nước ấm lau người trẻ nhiều lần vùng nách và bẹn để hạ nhiệt.
Gọi cấp cứu nếu cơn co giật kéo dài hơn 5 phút hoặc có kèm theo triệu chứng cứng cổ, nôn mửa hoặc có vấn đề về hô hấp. Tuyệt đối không được hạ nhiệt cho trẻ bằng cách đặt trẻ vào trong bồn tắm chứa nước lạnh trong khi trẻ đang co giật.
Sau khi co giật nên để trẻ ngủ yên 1-2h. Lau chùi đờm nhớt chất nôn ở miệng. Theo dõi nhiệt độ thường xuyên cho trẻ. Cho trẻ uống nhiều nước sau co giật. Đưa trẻ tới trung tâm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để khám cho trẻ tìm nguyên nhân sốt nếu có một trong các điều sau:Trẻ co giật lần đầu. Nếu cơn co giật lần này kéo dài hơn 15 phút. Trẻ không nằm trong lứa tuổi từ 6 tháng – 5 tuổi. Trẻ lơ mơ kéo dài sau co giật. Trẻ có kèm với các bất thường khác như cổ cứng, nôn mửa nhiều lần hoặc bất cứ triệu chứng nào khiến bạn không thấy an tâm. Cơn co giật lần này không giống với những lần co giật do sốt trước đây (đối với trẻ đã hơn một lần co giật do sốt).
Phòng cơn co giật do sốt cao
Cơn co giật do sốt cao ở trẻ nếu đã xảy ra thì rất hay tái phát. Điều này gây hoang mang cho rất nhiều bậc cha mẹ, đồng thời cũng gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Nếu biết cách xử trí ngay từ lúc trẻ mới sốt, chúng ta có thể phòng tránh được cơn co giật: đưa trẻ đi khám và điều trị nguyên nhân ngay khi mới sốt, cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú nhiều lần hơn, cởi bớt quần áo, đặt trẻ nằm nơi thoáng mát và không bao giờ được ủ ấm hoặc bọc kín trẻ, phải thường xuyên theo dõi thân nhiệt bằng cách cặp nhiệt độ cho trẻ khi trẻ sốt cao. Làm mát cơ thể trẻ bằng cách lau người cho trẻ bằng nước ấm và dùng thuốc hạ nhiệt khi nhiệt độ cơ thể lên quá 39độC.
Tưởng bị chó dại cắn, cô gái 16 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch mới phát hiện bệnh viêm não Nhật Bản do muỗi đốt
Một nữ sinh trung học phải nhập viện cấp cứu sau nhiều ngày sốt cao, nôn mửa, chán ăn. Các bác sĩ tá hỏa khi nghe bố mẹ cô bé kể lại quá trình tự điều trị tại nhà.
Cụ thể, vào 2 tháng trước, nữ sinh 16 tuổi tên Hân (Trung Quốc) từng bị chó cắn, vết thương không nghiêm trọng, không chảy máu nhưng để đảm bảo an toàn, gia đình đã đưa cô đi tiêm phòng dại.
Hai tháng sau tiêm, sức khỏe của Hân không có gì bất thường, cô vẫn học tập và sinh hoạt bình thường. Cho đến gần đây, cô đột nhiên bị xuống cân, xanh xao hơn, lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi và có dấu hiệu bị sốt. Bố của Hân cho rằng con áp lực do học hành và chỉ bị ốm qua loa nên tự mua thuốc hạ sốt cho cô uống.
Loại thuốc thứ nhất được dùng không có kết quả, cô vẫn sốt cao trên 39 độ trong 2 ngày. Theo cảm tính, bố Hân lại tới hiệu thuốc mua loại thuốc khác với liều lượng cao hơn, kèm theo cả thuốc cảm để đề phòng cô bị cảm lạnh. Lần này không những không hạ sốt mà tinh thần của cô càng thêm sa sút, mệt mỏi, không thể ăn uống chứ đừng nói đến tập trung học hành.
Ảnh minh họa.
Đang ăn tối thì cô bỗng nôn mửa dữ dội, nôn ra cả mật vàng, sắc mặt tái nhợt, toàn thân không còn sức lực, bố mẹ hốt hoảng gọi xe cấp cứu đưa Hân đến bệnh viện gần nhất.
Bác sĩ điều trị dựa vào triệu chứng ban đầu, nghi ngờ cô bị viêm gan cấp tính, làm thêm các kiểm tra bước đầu thì loại bỏ khả năng mắc các bệnh (được phỏng đoán) dựa trên triệu chứng hiện tại như viêm gan, bệnh dại, bệnh phụ khoa, viêm phổi, nhiễm trùng amidan. Bác sĩ cũng bắt đầu trở nên bối rối, ông yêu cầu cho Hân lấy máu xét nghiệm và chụp CT đầu, ngực để có kết quả chính xác hơn.
Sau 30 phút, cô bắt đầu có thêm biểu hiện đau đầu và tinh thần bất ổn khi tự nói chuyện 1 mình trong nhà vệ sinh của bệnh viện. Kết quả CT không có xuất huyết hay khối u, nhưng có một số tổn thương không rõ tại vùng não, khó khăn là tình trạng của Hân lại không thể chịu nổi việc chụp thêm cộng hưởng từ (MRT).
Trong lúc đó, Hân xuất hiện triệu chứng mới như chân tay co giật không tự chủ, sùi bọt mép, suy hô hấp, phải chuyển đến phòng cấp cứu và đặt ống nội khí quản, tiêm thuốc an thần.
Tại đây, cô được chọc dò thắt lưng để xét nghiệm dịch não tủy, kết quả chỉ ra cô dương tính với viêm não Nhật Bản, nguyên nhân lây nhiễm là do muỗi đốt. May mắn là sau 1 tuần điều trị đúng phác đồ, đỉnh nhiệt giảm dần, Hân cũng không còn sốt nữa. Sau 2 tuần điều trị, hiện tại trí óc và tinh thần của cô cơ bản đã trở lại bình thường, nhưng 2 chân yếu đi rất nhiều, khó có thể phục hồi để đi lại bình thường như trước. Bố mẹ Hân vô cùng hối hận vì đã không đưa con đến bệnh viện sớm hơn.
Qua trường hợp của Hân, các bác sĩ nhấn mạnh rằng đừng coi nhẹ những cơn sốt, đặc biệt là vào mùa thu hay hè, khi các loại muỗi và dịch bệnh lây nhiễm qua loài này phát triển mạnh. Cũng đừng mua thuốc theo cảm tính dù với bất kỳ loại bệnh nào, đặc biệt là sử dụng nhiều đơn thuốc cùng lúc có thể gây nguy hiểm tính mạng.
Viêm não Nhật Bản có thể gây tử vong, biểu hiện lâm sàng là sốt cao, đau đầu, nôn mửa, buồn ngủ... chúng ta phải cảnh giác, có các triệu chứng này hãy đến bệnh viện thăm khám. Vào mùa hè và mùa thu, chú ý phòng chống muỗi và nhớ tuân thủ đúng quy trình tiêm phòng viêm não Nhật Bản với trẻ trên 9 tháng đến 15 tuổi để phòng tránh hiệu quả căn bệnh đáng sợ này.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, Asia One, Healthline
Các trường hợp không được tiêm và hoãn tiêm phòng Covid-19 TS.BS Vũ Minh Điền, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương có báo cáo hướng dẫn về an toàn tiêm phòng tại hội nghị tập huấn trực tuyến công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19 toàn quốc. Báo cáo nêu rõ những trường hợp chống chỉ định tiêm, hoãn tiêm phòng vắc xin Covid-19. Ảnh minh họa. Các trường hợp chống chỉ định...