Đề phòng nguy cơ mắc bệnh gút do dùng thuốc
Gút thứ phát chiếm tỷ lệ thấp (5-10%) nhưng thường nặng và khó điều trị hơn so với gút nguyên phát.
Việc dùng thuốc tây y dài ngày là một trong những nguyên nhân gây gút thứ phát hoặc làm bệnh nặng thêm. Vì vậy, khi dùng thuốc, người bệnh cần được sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.
Một trong những nguyên nhân khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao, gây bệnh gút thứ phát là do việc dùng thuốc điều trị các bệnh khác. Bình thường, lượng axit uric trong máu luôn được giữ ổn định ở nồng độ dưới 420 micromol/lít với nam và 360 micromol/lít với nữ. Tuy nhiên, những người mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp, bệnh thận,… thường phải uống thuốc lợi tiểu, đều có khả năng làm tăng axit uric trong máu do cản trở thải axit uric qua đường tiểu.
Bên cạnh đó, việc dùng thuốc chống lao, aspirin liều thấp, cyclosporin (với bệnh nhân ghép thận hay tim) và lạm dụng corticoid đều khiến nồng độ axit uric tăng cao, dẫn đến ứ đọng tinh thể urat tại khớp, gây viêm khớp do gút. Ngoài ra, những thuốc hóa trị liệu điều trị ung thư (đặc biệt ung thư máu) cũng là nguyên nhân gây gút thứ phát.
Hình minh họa
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh gút là cơn đau xuất hiện đột ngột, sưng, nóng, đỏ ở một số khớp (phổ biến là khớp ngón chân cái) và có thể kèm sốt nhẹ. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ làm tổn thương nhiều khớp, có thể gây những biến chứng: suy thận, tăng huyết áp,…
Video đang HOT
Hiện nay, thuốc điều trị gút thường được các bác sĩ dùng cho bệnh nhân là colchicin, allopurinol, thuốc giảm đau chống viêm không steroid… Tuy nhiên, những thuốc này dễ gây tác dụng phụ như: tiêu chảy, dị ứng, độc với gan, thận…
Theo vietbao
Gút - Bệnh không của riêng "phái mạnh"
Xưa gút là bệnh của các quý ông, nay gút còn tìm đến các quý bà. Không giống như quý ông thường mắc bệnh gút tầm tuổi 30-40, thì các quý bà tiền mãn kinh lại có nguy cơ cao về bệnh này.
Cứ nghĩ gút là bệnh của nam giới, nên nhiều phụ nữ khi có các biểu hiện giống bệnh gút nhưng vẫn không nghĩ mình bị gút. Bác N.A.T (55 tuổi) tâm sự thời gian gần đây, mắt cá chân có hiện tượng sưng đỏ và đau nhức, cứ ăn nhiều thịt là đau. Bác đi khám ở bệnh viện tỉnh thì chuẩn đoán gút nhưng vẫn không tin nên lặn lội gần 200 km từ Lạng Sơn về Hà Nội để khám lại. Giờ thì bác mới "tâm phục khẩu phục" chấp nhận mình mắc gút.
Trường hợp chị Lan (Hà Nội) có chồng mắc bệnh gút nên chị hiểu rất rõ về nó. Tuy nhiên, điều chị không ngờ tới là bệnh gút có biểu hiện khác ở phụ nữ. Mẹ chị có biểu hiện đau sưng ở ngón tay, không đau dữ dội nên chủ quan cứ nghĩ là bệnh thoái hóa khớp. Đợt này thấy mẹ đau nhiều hơn, đi khám thì được chuẩn đoán là gút.
Bệnh gút thường âm thầm phát triển ở phụ nữ ( Ảnh minh họa)
Không bia, không rượu cũng bị gút
Bệnh gút là do rối loạn chuyển hóa acid uric dẫn đến acid uric máu tăng cao, khi đạt đến ngưỡng bão hòa gây lắng đọng các tinh thể urat tại các mô khớp và các mô khác trong cơ thể. Trong khi các món ăn nhậu và bia rượu làm cho nam giới đau đầu vì gút thì thói quen uống nước nhiều nước ngọt của phụ nữ lại làm tăng nguy cơ bệnh gút.Theo nghiên cứu BS. Hyon.K (Boston, Hoa kỳ), mỗi ngày uống 1 cốc nước cam ép làm tăng 70% nguy cơ bệnh gút.
Không đơn giản chỉ là chế độ ăn, nội tiết tố estrogen có vai trò rất quan trọng kiểm soát acid uric máu. Và nhờ đó, phụ nữ trẻ dường như "miễn dịch"với bệnh gút. Khi bước sang tuổi mãn kinh, mức estrogen giảm nhanh và phụ nữ phải đối diện với nguy cơ gút cao gần như nam giới.
Gút "nhẹ nhàng" và âm thầm
Trong khi nam giới mô tả cơn đau gút giống như một ngọn đuốc đang cháy, một cái búa khoan, kim đâm hay đi chân trần trên than nóng thì với phụ nữ, gút có xu hướng đau lan tỏa, ít dữ dội hơn nhưng lại dễ xuất hiện những hạt lồi tophi hơn. Sự "nhẹ nhàng" và âm thầm là nguyên nhân khiến phụ nữ thờ ơ với gút và dễ chuẩn đoán nhầm sang các bệnh viêm khớp hay thoái hóa khớp. Chính điều này đã làm bệnh trở nên trầm trọng và gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch nhiều hơn nam giới. Chuẩn đoán sớm và điều trị đúng là cách tốt nhất kiểm soát bệnh gút. Khi thấy những dấu hiệu sưng, đỏ và đau
không đối xứng ở tay, ngón chân cái, mắt cá chân... thì nên đi khám và kiểm tra chỉ số acid uric máu.
Phụ nữ nên cẩn thận với gút
Điều trị gút ở phụ nữ gặp nhiều khó khăn. Điều này một phần là do quan niệm xưa cho rằng bệnh gút là bệnh "nam giới". Phụ nữ thường chuẩn đoán nhầm, điều trị sai thuốc và điều trị muộn, không điều chỉnh chế độ ăn hợp lý.
Phụ nữ bị bệnh gút có nhiều khả năng cũng mắc các bệnh khác kèm theo như huyết áp cao, tiểu đường, bệnh thận và bệnh tim mạch. Điều này có thể làm cho điều trị bệnh gút khó khăn và trầm trọng hơn. Ví dụ, thuốc lợi tiểu dùng điều trị huyết áp cao làm tăng nguy cơ bệnh gút. Ngoài ra, chức năng thận suy giảm, đào thải acid uric kém dẫn đến tăng acid uric máu và hạn chế trong các phương pháp điều trị. Đồng thời, bệnh nhân gút nên giảm tối đa thức ăn nhiều đạm gốc purin, giảm calorie, giảm chất béo, uống nhiều nước và dùng sản phẩm hỗ trợ giảm acid uric máu.
Hoàng Tiên Đan là sản phẩm chuyên biệt giúp giảm acid urictrong máu. Theo nhà sản xuất Hoàng Tiên Đan không những có tác dụng
tốt trên nam giới mà còn có tác dụng tốt trên nữ giới. Hoàng Tiên Đan giúp giảm acid uric ở phụ nữ và hỗ trợ điều trị bệnh gút ở nữ giới. Mọi thông tin liên hệ xin gọi về số 0976. 957. 908 043. 995. 3167 hoặc tham khảo tại địa chỉ:www.benhgout.vn
Theo Dân trí
Viêm gân bánh chè Gân bánh chè (khớp gối) là cấu trúc giải phẫu nối giữa xương bánh chè và xương cẳng chân (xương chày). Viêm gân bánh chè thường xảy ra khi có sự vận động quá mức ở bộ phận này. Vì sao viêm gân bánh chè? Viêm gân bánh chè là một bệnh lý của gân nên có nhiều nguyên nhân xảy ra như:...