Đề phòng mất tiền từ thẻ ATM
Dịch vụ thanh toán bằng thẻ ATM ngày càng phổ biến, công nghệ lấy cắp thông tin rồi làm thẻ giả để rút tiền của bọn tội phạm cũng rất tinh vi. Vì thế, chủ thẻ phải hết sức cẩn trọng.
Thực tế cho thấy các giao dịch bằng thẻ ATM chủ yếu là rút tiền mặt, thanh toán tiền mua hàng hóa. Tuy nhiên, trong quá trình giao dịch chủ thẻ có thể để lộ thông tin cá nhân hoặc do tính bảo mật của các loại thẻ chưa cao, dẫn đến tiền trong thẻ không cánh mà bay.
Rút tiền ở máy ATM lộ thiên, đông người dễ bị lộ thông tin.
Gần đây, cơ quan điều tra đã triệt phá nhiều băng nhóm tội phạm trong nước lẫn quốc tế liên quan đến việc làm giả thông tin thẻ để lấy tiền của người khác. Bọn tội phạm rất tinh vi, chỉ cần một chút sơ hở nhỏ của chủ thẻ là chúng có thể trộm thông tin.
Theo cơ quan chức năng, đánh cắp thông tin nhân diên cá nhân là môt hiên trạng đáng báo đông, thường dẫn đến gian lận trong giao dịch thẻ tín dụng. Phương thức bảo vệ hiệu quả nhất là chủ thẻ không cho kẻ xấu có cơ hôi tiêp cân thông tin cá nhân. Cụ thể, chủ thẻ không để ví, túi xách không có người giữ, không để CMND, giấy khai sinh hay hộ chiếu trong ví hay túi xách ký tên lên mặt sau chiêc thẻ tín dụng bằng bút mực không phai, không vứt bỏ hóa đơn trong thùng rác công cộng không cung câp thông tin thẻ thanh toán hay số tài khoản cho bất kỳ ai qua điện thoại, trừ phi chủ thẻ hoàn toàn tin rằng việc cung cấp thông tin là thật sự an toàn và cần thiết.
Một cán bộ ngân hàng (NH) ở TPHCM cho biết: Đối với thẻ tín dụng, do loại thẻ từ có tính bảo mật thấp nên bọn tội phạm có thể khai thác được thông tin của chủ thẻ từ dữ liệu mà đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ truyền về NH. Do đó, chủ thẻ nên sử dụng thẻ chip, bởi loại thẻ này có tính bảo mật cao, gắn liền với công nghệ hiện đại khiến bọn tội phạm chưa xâm nhập được.
Chủ thẻ không được chủ quan
Video đang HOT
Theo các chuyên gia về thẻ, để tự bảo vệ mình, chủ thẻ không được chủ quan. Trước hết, chủ thẻ không được cho người khác mượn thẻ, không để lộ mật khẩu giao dịch, số thẻ, người đứng tên thẻ… bởi kẻ xấu có thể sẽ tận dụng các thông tin này để làm thẻ giả, trực tiếp rút tiền tại máy ATM hoặc mua hàng hóa. Đối với trường hợp mất thẻ, chủ thẻ cần thông báo ngay cho NH để NH khóa tài khoản thẻ. Thế nhưng, chẳng may NH đã hết giờ làm việc, chủ thẻ sẽ đứng trước nguy cơ mất tiền. Vì thế, người tiêu dùng nên sử dụng thẻ của NH có đường dây nóng chăm sóc khách hàng 24/24 giờ. Mặt khác, chủ thẻ nên sử dụng các công cụ cảnh báo qua SMSBanking, Mobile Banking…, thường xuyên kiểm số dư tài khoản nhằm sớm phát hiện những giao dịch không do chủ thẻ thực hiện, rồi báo ngay cho NH phát hành thẻ để hạn chế tình trạng mất thêm tiền.
Ngoài ra, để tự bảo vệ mình khi mua hàng qua mạng, chủ thẻ nên lựa chọn giao dịch tại các website bán hàng uy tín, có áp dụng phương thức bảo mật trên địa chỉ truy cập, thường có ký hiệu ổ khóa ở góc dưới bên phải màn hình. Tại nơi nhập thông tin thẻ, phải có tên và logo của đơn vị cung cấp cổng thanh toán…
Theo Dantri
Bi kịch làm đẹp mất tiền, biến dạng
"Bác sĩ ơi cứu tôi, tôi đau đớn quá, tôi bị thế này không dám về nhà", "Tôi đi làm đẹp mà sao giờ không dám tự soi gương..."
Một ca làm đẹp tại tiệm spa. Ảnh: Thanh Huyền.
Đó là những lời cầu cứu mà Tiến sĩ - bác sĩ Đỗ Quang Hùng, Phó Trưởng Khoa Giải phẫu - Thẩm mỹ Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM nghe thấy thường xuyên.
Người kêu cứu chính là các phụ nữ có nhu cầu muốn làm đẹp nhưng lựa chọn nhầm các cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ chui dẫn tới hậu quả, biến chứng ngoài ý muốn.
Mất tiền mà còn bị...biến dạng
Bác sĩ Hùng còn nhớ lần thăm khám cho một phụ nữ 40 tuổi tên Hoa, ngụ tại Thành phố Cần Thơ.
"Chẳng biết cô ấy nghe ai giới thiệu mà giấu chồng, con lên TP.HCM nâng mũi tại một tiệm uốn tóc. Khổ thân, tiền mất tật mang. Lúc gặp tôi sống mũi cô ấy lộ cả ra, còn đầu mũi bị thủng", bác sĩ Hùng kể.
May mắn cho chị Hoa đã được bác sĩ Hùng phẫu thuật, sửa chữa lại để không phải xấu hổ vì mũi bị biến dạng. Trường hợp của chị Thanh, 48 tuổi, ngụ tại quận Hóc Môn cũng khổ sở không kém.
Mặc cảm bởi sau khi sinh 3 đứa con phần bụng chảy xệ, to béo, chị Thanh đã đi hút mỡ bụng tại một tiệm spa gần nhà. Khổ nỗi người thực hiện thao tác trên chỉ là nhân viên uốn tóc. Kết quả mỡ hút ra quá nhiều làm phần bụng chị Thanh lồi lõm.
"Khi tới bệnh viện, chúng tôi đã phải bổ sung lại phần mỡ thiếu cho bệnh nhân. Chỉ có bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ được đào tạo chuyên ngành mới biết phải hút lớp mỡ nào, liều lượng ra sao. Nhân viên uốn tóc không thể biết điều này, họ không gây chết người là may", bác sĩ Hùng nói.
Cách đây chừng một tháng, bác sĩ Hùng phải phẫu thuật lại cho một phụ nữ đi cắt mí mắt ở cơ sở chui. Chẳng hiểu nhân viên phẫu thuật làm thế nào mà mí mắt người phụ nữ trên lộn cả ra ngoài.
Bệnh nhân đã được phẫu thuật lại nhưng chắc chắn mí mắt không thể đẹp như ý nữa mà chỉ trông cho đỡ xấu.
Bác sĩ Hùng chứng kiến không ít ca phẫu thuật thẩm mỹ chữa "lợn lành thành lợn què" khác nữa: "Tôi nhớ một cô gái ngoài 20 tuổi đến khám. Cô ấy đi cắt lúm đồng tiền ở tiệm uốn tóc. Lúm đồng tiền đâu chẳng thấy mà trên má xuất hiện một vết sẹo thâm đen".
Có phụ nữ bị biến chứng suốt đời
Cách đây chưa lâu, bác sĩ Hùng thăm khám cho một phụ nữ tên K., 45 tuổi, ngụ tại An Giang.
Chị K. đến Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng cặp môi sưng vù, đau nhức do dị ứng thuốc xăm.
Bác sĩ Hùng không thể cắt bỏ cặp môi bệnh nhân đi, đành kê toa cho chị K. uống thuốc dị ứng suốt đời.
Chỉ cần nữ bệnh nhân này ngưng uống thuốc cặp môi lại lập tức sưng to, đau đớn.
Nhu cầu làm đẹp là chính đáng, tuy nhiên các chị, em cần có hiểu biết và lựa chọn đúng đắn để tránh nguy hại cho sức khoẻ.
Bác sĩ Hùng khuyên phụ nữ có thể xăm mi, chân mày nhưng không nên xăm môi. Bởi lẽ khi xăm môi sẽ chỉ có một màu cố định, không đa dạng như dùng son. Màu môi nhân tạo cũng khiến cho bác sĩ khó khăn trong việc chẩn đoán lúc bệnh nhân bị mất máu.
Trong trang web của Sở Y tế TP.HCM có danh sách công khai của các bác sĩ thẩm mỹ (mỗi bác sĩ được đào tạo một sở trường). Khi muốn làm thẩm mỹ có can thiệp phẫu thuật chị, em nên vào bệnh viện, bởi các cơ sở spa, uốn tóc chỉ có chức năng về chăm sóc da.
Để tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ, khách hàng cần trải qua một cuộc kiểm tra nghiêm ngặt như: Kiểm tra sức khoẻ toàn thân, xét nghiệm nhóm, chức năng đông và công thức máu, xét nghiệm sinh hoá, chức năng gan, thận, điện giải đồ, siêu âm tim, gan, phổi...
Theo Xahoi
Chứng minh nhân dân mới như thẻ ATM Sáng 21/9, 3 quận tại Hà Nội đã thử nghiệm cấp CMND theo mẫu mới. CMND mới có 12 số tự nhiên và đặc biệt là đưa thông tin tên bố mẹ vào. CMND mới được làm bằng chất liệu nhựa tổng hợp (PET/PETG) trên dây chuyền công nghệ hiện đại, mỗi công dân đủ 14 tuổi sẽ được cấp một số CMND...