Đề phòng các tai nạn bỏng để các em nhỏ không phải chịu nỗi đau suốt đời
Sáng ngày 28/5, các bác sĩ bệnh viện Nhi Đồng 2 đã tiến hành cắt lọc, cắt mô da hoại tử của bé. Dự hậu của bé là còn phải tiếp tục cắt lọc và ghép da nếu vết bỏng (phỏng) tiến triển xấu hơn.
Ngoài ra , các di chứng sau này, nhất là sẹo co rút vùng bàn tay, bàn chân sẽ là 1 thách thức đối với y bác sĩ và bản thân bé cùng gia đình.
Trước đó, ngày 18/5, do nguyên nhân từ phía người lớn mà 2 anh em bé N.T.C và N.T.Đ ở Bình Dương đã bị bỏng xăng nặng, được nhập vào Khoa cấp cứu và chuyển sang Khoa bỏng – Chỉnh trực của Bệnh viện Nhi Đồng 2 điều trị tích cực. Dù tổn thương có thể lành nhưng hậu quả với bé nhỏ có thể kéo dài…
Vết bỏng lớn đòi hỏi phải điều trị kéo dài trong các trung tâm chuyên về bỏng.
Video đang HOT
Bé anh, N.T.Đ, 9 tuổi sau hơn 1 tuần điều trị với vết bỏng ở nhiều nơi, chiếm khoảng 10% diện tích cơ thể đã bình phục và xuất viện. Riêng bé N.T.C, 3 tuổi, thì không may mắn được như vậy, bé bị bỏng ở vùng mặt, 2 tay, 2 chân và vùng bụng với diện tích khoảng 25% với mức độ bỏng sâu độ II gây đau đớn và nhiễm trùng nặng.
BS.CK2 Trương Anh Mậu – Phó khoa bỏng chỉnh trực – Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết: Bỏng là một chấn thương đối với da và mô do nhiều nguyên nhân: nhiệt, điện, hóa chất, ma túy hay bức xạ, trong đó bỏng do nhiệt (lửa) là một những loại bỏng nặng. Điều trị bỏng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết bỏng.
Bỏng bề mặt da có thể dùng thuốc giảm đau đơn thuần, chăm sóc đơn giản nhưng vết bỏng lớn đòi hỏi phải điều trị kéo dài trong các trung tâm chuyên về bỏng. Bỏng nông, nhẹ nếu có thì mọi người nên bình tĩnh, ngâm vết thương trong nước hoặc rửa dưới vòi nước chảy nhẹ và băng với gạc sạch. Bỏng sâu hơn thường cần điều trị bằng dịch truyền, phẫu thuật cắt lọc và ghép da.
Các biến chứng thường gặp nhất của bỏng thường liên quan đến nhiễm trùng và sẹo co rút. Khoa Bỏng – Chỉnh trực BV Nhi Đồng 2 trung bình tiếp nhận 3-5 ca bỏng ở nhiều mức độ khác nhau mỗi ngày và thường xuyên thực hiện các ca cắt lọc, ghép da bỏng điều trị cho các bệnh nhi.
Có những trường hợp sau cắt lọc phải truyền máu, truyền dịch, có những trường hợp bỏng quá nặng, bệnh nhi không qua khỏi, có những trường hợp có di chứng co rút sau bỏng…
Do đó, chúng tôi mong muốn mọi người, nhất là các phụ huynh có con em nhỏ tuổi cần chú ý, quan tâm và hết sức đề phòng các tai nạn liên quan đến phỏng để các em nhỏ yêu thương không phải chịu nỗi đau suốt đời, BS.CK2 Trương Anh Mậu – Phó khoa bỏng chỉnh trực – Bệnh viện Nhi Đồng 2 khuyến cáo.
Bé trai 5 tuổi bỏng nặng toàn thân do nghịch bật lửa
Gia đình cháu Đ. cho biết trong khi không chú ý đã để cho con chơi với bật lửa và bị cháy bén vào áo.
Các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An tiếp nhận một trường hợp bỏng nặng do nhiệt lửa. Bệnh nhân là cháu T.H.Đ. (5 tuổi, trú tại xã Đức Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An).
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng bỏng nặng, da niêm mạc kém hồng, phần thân chi và mặt, cổ ,vai, ngực bị dộp, phỏng nước,... Các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn, kết luận bệnh nhi bỏng nhiệt lửa, diện tích khoảng 40%, sâu độ III kèm theo hoại tử.
Sức khỏe bệnh nhân hiện đã ổn định. Ảnh: BVCC.
Gia đình cháu Đ. cho biết trong khi không chú ý đã để con chơi với bật lửa và bị cháy bén vào áo. Gia đình nhanh chóng đưa cháu đến bệnh viện tuyến dưới cấp cứu. Bệnh nhi tiếp tục được chuyển vào khoa Chấn thương chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Sản nhi Nghệ An.
Tại đây, bệnh nhi được điều trị kháng sinh truyền dịch, nâng cao thể trạng và chỉ định phẫu thuật cắt lọc những phần bị hoại tử, ghép da tự thân.
Sau khi được ghép da lần thứ nhất, cháu Đ. được theo dõi, chăm sóc đặc biệt. Mỗi tuần, bệnh nhi lại được tiến hành ghép da tự thân một lần. Sau 3 lần tiến hành ghép da, điều trị tích cực, bệnh nhi có sức khỏe dần ổn định.
TS.BS Thái Văn Bình, Trưởng khoa Chấn thương, chỉnh hình - Bỏng, cho hay đây là trường hợp bị bỏng lửa nặng, diện tích lên đến 40%. Vết bỏng chủ yếu ở những vị trí nguy hiểm. Bệnh nhi không được cấp cứu, phẫu thuật kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.
"Trung bình, mỗi ngày khoa Chấn thương chỉnh hình - Bỏng điều trị cho khoảng 50 bệnh nhân, trong đó có từ 10 đến 15 bệnh nhi bị bỏng các loại. Nguyên nhân chủ yếu là sự bất cẩn của phụ huynh, không để ý tới con nhỏ. Đây cũng không phải là ca bỏng nặng đầu tiên. Đầu tháng 4, khoa này cũng đã tiếp nhận và điều trị ghép da 3 lần để cứu sống một cháu bé 7 tuổi bị bỏng cồn", bác sĩ Bình nói.
Bé 4 tuổi suýt mất mạng vì người nhà đắp lá thuốc chữa chấn thương Cháu bé 4 tuổi bị té dẫn đến chấn thương đã được bác sĩ bó bột. Tuy nhiên sau đó người nhà đã tháo bột để đắp lá thuốc cho nhanh khỏi dẫn tới tạo mủ toàn cánh tay trái kéo dài lên khớp vai. Thông tin từ Bệnh viện Nhi Đồng 2, TPHCM ngày 27/3 cho biết, tại đây vừa tiếp nhận...