Đề phòng biến chứng xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn
Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn là một bệnh rối loạn miễn dịch, trong đó có sự bất thường về đông máu.
Hiện nay, bệnh được ưa dùng với tên gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch. Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn có thể gây ra bầm tím dưới da và ra máu lâu cầm. Xét ngiệm máu thấy có giảm số lượng tiểu cầu.
Nguyên nhân gây bệnh
Thuật ngữ “vô căn” được sử dụng trước đây, để chỉ “không rõ nguyên nhân”. Nó được sử dụng vì trước đây nguyên nhân gây bệnh chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên, hiện nay cơ chế miễn dịch đã được xác định đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh. Do đó hiện nay người ta gọi bệnh này là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch.
Tiểu cầu được sản xuất trong tủy xương, chúng giúp cầm máu bằng cách dính vào vị trí tổn thương và ngưng tập lại với nhau thành một cục máu đông để bịt kín các tổn thương mạch máu trong cơ thể. Khi số lượng tiểu cầu thấp, quá trình đông máu bị chậm lại, có thể gây ra xuất huyết bên trong, bên ngoài hoặc xuất huyết dưới da.
Hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra các kháng thể chống lại tiểu cầu, những tiểu cầu được gắn kháng thể sẽ bị phá hủy tại lách, gây giảm số lượng tiểu cầu. Hệ thống miễn dịch bị rối loạn cũng tác động vào những tế bào chịu trách nhiệm sản xuất các tiểu cầu khỏe mạnh. Do đó, việc sản sinh tiểu cầu suy giảm gây ra giảm thêm số lượng tiểu cầu trong máu.
Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Sự phát triển của bệnh có sự khác biệt giữa nam và nữ ở những độ tuổi khác nhau. Ở người trẻ, bệnh thường gặp ở nữ. Ở tuổi lớn hơn, bệnh xuất hiện ở nam giới lại phổ biến hơn. Trẻ em có thể mắc bệnh này sau một đợt mắc bệnh do một số loại virus thường gặp. Người ta cũng thấy các loại virus như thủy đậu, quai bị và sởi có mối liên quan với xuất huyết giảm tiểu cầu.Ở người lớn bệnh thường xảy ra ở thời gian bất kỳ.
Video đang HOT
Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch được chia làm 2 loại chính là: cấp tính (ngắn ngày) và mạn tính (dài ngày). Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn cấp tính gặp rất phổ biến ở trẻ em. Nó thường kéo dài ít hơn 6 tháng. Thể mạn tính thì kéo dài 6 tháng hoặc hơn và thường gặp ở người lớn. Tuy nhiên, người trẻ hoặc trẻ nhỏ cũng có thể mắc.
Xuất huyết giảm tiểu cầu còn được phân loại thành nguyên phát hoặc thứ phát sau bệnh lý miễn dịch, nhiễm trùng, sử dụng thuốc, có thai, mắc một số bệnh ung thư.
Xuất huyết giảm tiều cầu vô căn gây những vết bầm tím dưới da.
Dấu hiệu nhận biết
Người mắc xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn thường có nhiều vết bầm tím trên người gọi là xuất huyết dưới da, hoặc xuất huyết niêm mạc bên trong miệng. Xuất huyết dưới da có thể dạng mảng hoặc dạng chấm, dạng chấm trông như những nốt phát ban.
Các triệu chứng phổ biến nhất: bầm tím, chấm xuất huyết, thường ở vùng thấp cẳng chân (dạng bít tất), ra máu cam, ra máu chân răng (khi can thiệp nha khoa), xuất huyết đường tiết niệu, xuất huyết đường tiêu hóa, rong kinh, ra máu lâu cầm, xuất huyết nhiều trong phẫu thuật. Tuy nhiên, có một số người mắc bệnh không triệu chứng.
Các biến chứng
Biến chứng nguy hiểm nhất là xuất huyết, đặc biệt xuất huyết não gây tử vong, tuy nhiên hiếm xảy ra. Các phương pháp điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu có thể gặp phải nhiều tác dụng không mong muốn của thuốc. Sử dụng corticoid kéo dài thường gây nhiều tác dụng phụ như: loãng xương, đục thủy tinh thể, giảm khối cơ, tăng nguy cơ nhiễm trùng, bệnh tiểu đường, cắt lách làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Điều quan trọng là phải theo dõi xem có bất kì triệu chứng nhiễm trùng nào không để báo ngay cho bác sĩ.
Trong phần lớn người mắc xuất huyết giảm tiểu cầu, bệnh không nghiêm trọng và ít đe dọa đến tính mạng. Xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em thường tự khỏi sau 6 tháng hoặc ít hơn mà không cần điều trị. Xuất huyết giảm tiểu cầu mạn tính có thể kéo dài trong nhiều năm. Bệnh nhân có thể sống nhiều thập kỉ với bệnh này, thậm chí với những người bị nặng có thể quản lý tình trạng bệnh của họ một cách an toàn mà không có bất kì biến chứng gì làm giảm tuổi thọ.
Người mẹ mang thai khắc khoải chờ máu trong dịch bệnh
Đang mang thai ở tuần thứ 34, chị Trần Thị T. phải nhập viện gấp tại Khoa Bệnh máu lành tính, Viện Huyết học - Truyền máu TW, vì thiếu máu, tiểu cầu giảm sâu. Chị được chẩn đoán xuất huyết giảm tiểu cầu từ năm 2019, đến khi mang thai thì tình hình càng trở nên nghiêm trọng.
Trong quá trình điều trị, cả 2 người mẹ ấy cần truyền rất nhiều khối tiểu cầu và khối hồng cầu.
Chị đang đối mặt với nhiều nguy cơ: Thiếu máu nuôi dưỡng thai, khả năng xuất huyết cao do giảm tiểu cầu. Với bất cứ ai, việc tiểu cầu giảm sâu đều nguy hiểm (có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não...), nhưng với phụ nữ mang thai thì còn nguy hiểm hơn gấp nhiều lần.
Nếu chị không được truyền máu, truyền tiểu cầu kịp thời sẽ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn đe dọa sự sống của cả thai nhi.
Chị Trần Thị T. bị thiếu máu, tiểu cầu giảm sâu ở tuần thai thứ 34
Cũng bị xuất huyết giảm tiểu cầu như chị T., chị Nguyễn Thị N. đã mang thai đến tuần thứ 36 nhưng tiểu cầu chỉ còn 5 g/l, trong khi giới hạn bình thường là 150 - 400 g/l. Cách đây 3 tháng, chị đã phải nhập viện để truyền khối tiểu cầu. Đến nay, chị lại bị xuất huyết dưới da, ra máu chân răng... Đó chỉ là những dấu hiệu xuất huyết bên ngoài nhưng tiềm ẩn bên trong là biết bao nguy cơ xuất huyết nguy hiểm hơn đang rình rập mà cả chị và bác sĩ điều trị đều không muốn nghĩ tới.
Chị Nguyễn Thị N. đã mang thai đến tuần thứ 36 nhưng tiểu cầu chỉ còn 5 G/L
Trong quá trình điều trị, cả 2 người mẹ ấy cần truyền rất nhiều khối tiểu cầu và khối hồng cầu. Nhưng trong tình hình dịch Covid-19, hàng loạt điểm hiến máu bị trì hoãn, lượng máu dự trữ sụt giảm nghiêm trọng, để có được từng đơn vị máu giúp những người mẹ vượt qua "sóng gió" trong 9 tháng mang thai thực sự là một hành trình gian khó.
Theo đánh giá của bác sĩ, cả 2 sản phụ đều sẽ phải mổ chủ động vì tiểu cầu thấp, nếu sinh tự nhiên sẽ cực kỳ nguy hiểm. Sản phụ có nguy cơ ra máu khó cầm nên dự kiến trước, trong và sau quá trình mổ lấy thai, sản phụ sẽ cần truyền một số lượng lớn chế phẩm máu.
Video: Chuyên gia lý giải thời điểm bệnh nhân dễ bị SARS-CoV-2 tấn công mạnh nhất Khi bệnh nhân mắc Covid-19, đặc biệt trong ngày thứ 7, thứ 8 và ngày thứ 15 là thời điểm SARS-CoV-2 tấn công mạnh nhất vào các cơ quan cơ thể. Gần như 50% bệnh nhân Covid-19 tử vong đều liên quan đến xuất huyết đường tiêu hóa, tiết niệu. Liên quan đến các trường hợp mắc Covid-19 nặng và bệnh nhân tử...