Đề phòng biến chứng nguy hiểm của viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến hiện nay. Theo thống kê, Việt Nam có đến 26% dân số mắc bệnh loét dạ dày tá tràng. Có nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn đến hình thành bệnh.
Nếu những nguyên nhân này không được quản lý chặt chẽ, bệnh có thể tiến triển nặng và gây nên biến chứng nghiêm
Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?
Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng vết loét hình thành ở lớp niêm mạc của dạ dày hoặc tá tràng.
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng
Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAID) kéo dài, ví dụ như: aspirin, ibuprofen, celecoxib,… trong một số trường hợp đau do thoái hóa khớp, viêm khớp, gút, đau thần kinh tọa, hoặc với mục đích dự phòng một số bệnh lý tim mạch.
Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) trong dạ dày, tá tràng
Ung thư hoặc bị khối u không phải ung thư tại dạ dày, tá tràng hoặc tụy. Bệnh được biết đến với tên hội chứng Zollinger-Ellison, là một bệnh lý hiếm gặp đường tiêu hóa
Những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng
Ai dễ mắc viêm loét dạ dày tá tràng do thuốc giảm đau, chống viêm không steroid?
Bất kể ở độ tuổi nào, người bệnh uống thuốc giảm đau chống viêm không steroid hằng ngày hoặc nhiều lần trong tuần đều có nguy cơ cao hình thành viêm loét dạ dày tá tràng hơn những người không sử dụng thuốc này thường xuyên. Tuy nhiên, không phải ai dùng thuốc này cũng bị loét dạ dày tá tràng. Nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn ở những người có đặc điểm sau:
Người từ 70 tuổi trở lên
Nữ giới
Uống nhiều hơn 2 loại thuốc giảm đau chống viêm không steroid hoặc uống 1 loại nhưng thường xuyên và trong thời gian dài
Video đang HOT
Có tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng
Có 2 hay nhiều bệnh mắc kèm
Sử dụng đồng thời các thuốc khác cũng có nguy cơ ảnh hưởng tới dạ dày tá tráng như thuốc chống viêm corticoid và một số thuốc điều trị loãng xương
Uống rượu hoặc hút thuốc lá.
Người cao tuổi dễ bị loét dạ dày tá tràng khi dùng thuốc giảm đau không steroid
Ai có nguy cơ bị viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn H. pylori?
H. pylori là một loại vi khuẩn có hình xoắn, chúng có thể phá hủy lớp niêm mạc dạ dày, tá tràng và có thể gây nên bệnh viêm loét dạ đày tá tràng.
Khoảng 30 – 40% người dân có nhiễm vi khuẩn H. pylori. Tuy nhiên, phần lớn trong số này đều ở thể không hoạt động, tức là người bệnh mang vi khuẩn nhưng không hề có dấu hiệu hoặc triệu chứng viêm dạ dày trong nhiều năm. Phần lớn các trường hợp nhiễm H. pylori từ tuổi niên thiếu.
Những người nhiễm H. pylori có thể hình thành viêm loét dạ dày, trường hợp này được gọi là viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn H. pylori. Bệnh thường ít xuất hiện ở trẻ em. Với người lớn, cùng với một số yếu tố nguy cơ khác có thể khiến vết loét hình thành ở những người mang vi khuẩn. Các nghiên cứu chưa khẳng định chắc chắn về con đường lây truyền của vi khuẩn H. pylori. Nhiều giả thuyết cho rằng, vi khuẩn này có thể lây qua:
Thực phẩm bẩn
Nước bẩn
Vật dụng ăn uống không sạch
Tiếp xúc với dịch cơ thể của người mang vi khuẩn, bao gồm cả đường hôn
Một số nghiên cứu đã tìm thấy vi khuẩn H. pylori trong nước bọt của người nhiễm khuẩn. Do đó, nguy cơ lây nhiễm qua con đường này có thể xảy ra.
Viêm loét dạ dày tá tràng do H. pylori
Biến chứng viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng nếu không được phát hiện và điều trị phù hợp có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:
Xuất huyết dạ dày, ruột
Thủng dạ dày, ruột
Hẹp môn vị, cản trở thức ăn di chuyển từ dạ dày xuống tá tràng
Viêm phúc mạc (viêm màng bụng)
Đây đều là những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí, bạn có thể cần tới can thiệp ngoại khoa để điều trị những biến chứng này.
Điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc Dạ dày Đông y thế hệ 2
Viêm loét dạ dày là bệnh có thể điều trị khỏi, nhưng lại dễ tái phát, phụ thuộc vào chế độ ăn và sinh hoạt hằng ngày. Thuốc tây y có thể điều trị khỏi được căn bệnh này, tuy nhiên không có vai trò ngăn ngừa tái phát hoặc có thể mang lại tác dụng không mong muốn khi dùng kéo dài.
Thuốc Dạ Dày Đông y thế hệ 2 có nguồn gốc từ bài thuốc bí truyền kỳ diệu trong dân gian, sản xuất tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất đạt chuẩn GMP-WHO điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng hiệu quả, ngăn ngừa tái phát bệnh.
Lại thêm trường hợp thủng dạ dày hiếm gặp ở bệnh nhi, bác sĩ cảnh báo bố mẹ không chủ quan
Gia đình không hề biết cháu bị bệnh về dạ dày, thấy cháu đau bụng rồi đỡ nên không để ý lắm cho đến khi cháu bị đau bụng dữ dội mới nhập viện khám.
Nếu để lâu sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân
Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh Quảng Ngãi vừa cấp cứu thành công ca thủng dạ dày hiếm gặp ở bệnh nhi 14 tuổi. Đó là bệnh nhi Lê Văn Quý, 14 tuổi, ở xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn đang chơi ở nhà bỗng thấy đau tức bụng dữ dội. Quý được gia đình đưa vào Trung tâm y tế huyện Lý Sơn kiểm tra và được yêu cầu chuyển tuyến lên Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh Quảng Ngãi.
Ngay lúc này, gia đình đã di chuyển bằng tàu cao tốc đưa cháu Quý vào đất liền. Khoảng 16h30, cháu Qúy nhập viện tại Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh.
Các bác sĩ tiến hành nội soi cho bệnh nhân
Tại bệnh viện, cháu Quý được khám và chẩn đoán nghi thủng dạ dày do viêm loét dạ dày tá tràng. Trường hợp này nếu để lâu sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân. Ngay trong tối cùng ngày, ê kíp Khoa Ngoại, Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi đã phẫu thuật cấp cứu khâu lỗ thủng dạ dày qua nội soi cho bệnh nhi.
Theo bố bệnh nhân, anh Lê Văn Tứ, cho biết trước đó gia đình không hề biết cháu bị bệnh về dạ dày, lâu lâu thấy cháu đau bụng rồi đỡ nên không để ý lắm cho đến khi cháu bị đau bụng dữ dội mới nhập viện khám. Cháu Quý cũng chia sẻ là hay có dấu hiệu ợ chua sau khi ăn nhưng cũng chủ quan không quan tâm tới.
Viêm loét dạ dày ở trẻ em thường hiếm gặp
Bác sĩ Phạm Xuân Duy, Phó Khoa Ngoại, Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh Quảng Ngãi cho biết, viêm loét dạ dày ở trẻ em thường hiếm gặp, nguyên nhân thường gặp là do nhiễm vi khuẩn Hp: Lây nhiễm vi khuẩn Hp từ gia đình, bạn bè; Các yếu tố như sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), trẻ bị béo phì khiến sự tiêu hóa co bóp không ổn định; trẻ quá căng thẳng, áp lực trong học tập, chế độ ăn, thức đêm nhiều chơi điện tử, máy tính...
Việc này tái đi tái lại nhiều lần gây hại dạ dày, tạo thành ổ loét. Nên phát hiện sớm để điều trị cho trẻ để tránh các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như loét thủng dạ dày xuất huyết, nặng hơn gây viêm phúc mạc toàn thể, nhiễm trùng nhiễm độc...
Bệnh nhân phục hồi sau khi phẫu thuật.
Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng đau dạ dày là bệnh chỉ gặp ở người lớn tuy nhiên sự thật là bệnh đau dạ dày ngày càng phổ biến hơn ở lứa tuổi nhỏ. Trẻ em với hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện sẽ trở thành đối tượng dễ mắc bệnh đau dạ dày hơn ai hết.
Viêm dạ dày của trẻ em không giống người lớn, trẻ thường đau bụng bất thường, dấu hiệu đau vùng thượng vị. Các bậc phụ huynh thường hay nhầm lẫn những cơn đau bụng thường hay đau bụng giun với những cơn đau dạ dày để rồi chủ quan không đưa trẻ đi khám.
Vì thế, bạn cần lưu ý khi trẻ đau bụng thất thường, tái đi tái lại nhiều lần và thường là trước hoặc sau khi ăn. Vị trí đau dạ dày ở trẻ cũng khác biệt so với người lớn: đau ở trên rốn hoặc quanh rốn. Cơn đau thường diễn ra về đêm, khiến trẻ tỉnh giấc, âm ỉ kéo dài hay dữ dội trong vài chục phút đến hàng giờ liền.
Theo nghiên cứu năm 2011 được công bố trên tạp chí y khoa Ulcer có tới 8,1% trẻ em ở châu Âu và 17,4% ở Hoa Kỳ viêm loét dạ dày tá tràng. Tại Việt Nam tỉ lệ viêm loét dạ dày trẻ em là 33,4%.
Theo bác sĩ Phạm Xuân Duy, một số dấu hiệu có thể nhận biết viêm loét dạ dày như: ợ chua, đau bụng vùng trên rốn, nhất là khi ăn quá no hoặc đói, nôn ói... Phụ huynh nên cho trẻ khám và điều trị kịp thời khi khi phát hiện các dấu hiệu trên.
MT
Cứu sống bé sơ sinh nhẹ cân thủng dạ dày kèm dị tật tắc tá tràng Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai vừa phẫu thuật kép thành công, cứu sống bé sơ sinh sinh non nhẹ cân, được đánh giá là "ngoạn mục". Sau ca phẫu thuật kép, sức khoẻ bệnh nhi đã dần ổn định và có thể xuất viện trong vài ngày tới - Ảnh: Công Kỳ Ngày 14-4, Bệnh viện Nhi đồng Đồng...