Đề phòng bát đĩa sứ, thủy tinh nhiễm chì
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều sản phẩm sứ, thủy tinh có hoa văn đẹp mắt, tinh xảo khiến người tiêu dùng rất ưa chuộng. Tuy nhiên theo các chuyên gia, sứ càng đẹp, càng có hoa văn càng nhiều chì, khả năng gây nhiễm độc cho cơ thể càng cao.
Ảnh minh họa: Internet
Theo thống kê của Cục Quản lý Chất lượng Sản phẩm (Bộ Khoa học và Công nghệ) trên thị trường hiện có tới 80% sản phẩm bát đĩa, cốc, bình nước uống… bằng gốm sứ, thủy tinh, pha lê có nguồn gốc xuất sứ từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, các sản phẩm này lại được gắn nhãn mác của các nước châu Âu như: Đức, Pháp, Ý…với giá bán cao ngất ngưởng. Đặc biệt, là các sản phẩm này thường có hàm lượng chì vượt mức quy định, có khả năng gây nguy cơ nhiễm độc cao cho người tiêu dùng.
Các nghiên cứu đều cho thấy đồ gốm sứ hoa văn càng sặc sỡ thì hàm lượng chì càng cao. Nguyên nhân là vì thông thường, gốm phải nung ở nhiệt độ từ 1.200 – 1.500 độ C.
Video đang HOT
Nhưng nếu pha thêm chì chỉ cần nung ở 800 – 1.100 độ C đã được một lô thành phẩm, vừa tiết kiệm được năng lượng, vừa có sản phẩm hoa văn đẹp mắt.
Những sản phẩm độc hại này càng thôi nhiễm chì cao nếu đựng đồ ăn nóng, chua, nước hoa quả… bởi ở nhiệt độ cao, có axít, kiềm muối sẽ làm chì nhanh chóng giải phóng, thôi nhiễm vào thức ăn và gây độc cho cơ thể. Nguy hiểm nhất là những sản phẩm có hình in sát mép cốc vì chì dễ xâm nhập vào cơ thể khi người sử dụng ăn, uống, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Theo TS. Trần Hồng Côn, Khoa Hóa (ĐHQG Hà Nội), hàm lượng chì trong đồ thủy tinh lớn, gặp điều kiện thuận lợi có thể thôi ra, thâm nhập và tích lũy trong cơ thể, làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh, máu, gây nhiễm độc nặng, thậm chí tử vong. Hàm lượng chì ở ly, cốc, bát đĩa có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, tiêu hóa và qua da khi người cầm, nắm sản phẩm.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng nên mua bát đĩa gốm sứ chất lượng cao, màu trắng, ít hoa văn, trơn nhưng không quá bóng loáng.
Hạn chế dùng bát đĩa tráng men màu trong lòng bát. Khi thấy bát đĩa sần sùi, bong tróc lớp men bóng, hoặc rạn thì nên mua bát mới. Bởi men chì nhanh bị mài mòn, hàng chợ càng chóng bị bong tróc men, phai màu và hàm lượng chì thoát ra nhiều và ngấm hết vào thức ăn, rất nguy hiểm cho người dùng.
Đặc biệt không dùng bát đĩa gốm sứ quay trong lò vi sóng vì ở nhiệt độ cao, chất độc trong gốm sứ dễ tan hơn. Cũng không nên để dưa chua trong đồ gốm sứ mà nên để trong lọ thủy tinh.
Với đồ thủy tinh, tránh những đồ long lanh, bắt mắt. Chỉ nên dùng sản phẩm thủy tinh không có lớp sơn bọc lòe loẹt ở ngoài (vì lớp tráng có thể nhiễm chì). Với người tiêu dùng, khi mua dùng ngón tay gõ đồ sứ, nếu nghe tiếng kêu coong coong như tiếng kim loại thì là đồ tốt, được sản xuất đúng quy cách. Ngược lại nếu nghe tiếng kêu đục và nặng thì đó là đồ chất lượng kém.
Theo ANTĐ
Ăn nhiều dưa chuột - Tác hại đáng sợ!
Dưa chuột là loại quả thông dụng, có tính mát nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra những tác dụng phụ như dễ nhiễm độc, liệt dương, gây hại cho thận, không tốt cho tim.
Một số người có thể bị dị ứng khi ăn nhiều dưa chuột. Dị ứng dưa chuột thường xuất hiện ở khoang miệng, với các triệu chứng như ngứa và sưng trong miệng. Nếu bị dị ứng dưa chuột, bạn có thể khắc phục bằng cách nấu chín thay vì ăn sống. Trong dưa chuột còn có một hợp chất được gọi là cucurbitacin. Hợp chất này nếu được hấp thụ nhiều vào cơ thể có thể dẫn đến chứng khó tiêu và đầy bụng.
Trong dưa chuột có thể có sự hiện diện của các độc tố như cucurbitacins và triterpenoids tetracyclic. Các nghiên cứu đã chứng minh đây là những yếu tố kích hoạt vị đắng trong một số loại rau củ, trong đó có dưa chuột. Một nghiên cứu khác thậm chí còn nêu rõ tiêu thụ quá nhiều dưa chuột còn có khả năng đe dọa tính mạng của bạn. Hạt dưa chuột có chứa cucurbitin, một hoạt chất gây lợi tiểu. Ở mức độ vừa phải, bản chất gây tiểu nhẹ có thể rất tốt cho cơ thể, nhưng nếu tiêu thụ lượng dưa chuột quá lớn, cơ thể bạn nhiều khả năng sẽ phải "giải phóng" một lượng nước lớn, gây mất nước, cản trợ sự cân bằng điện phân.
Vitamin C là yếu tố thúc đẩy hệ thống miễn dịch vô cùng hiệu quả, nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các biểu hiện của bệnh cảm cúm và còi xương đồng thời là chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Tuy nhiên, tiêu thụ quá mức giới hạn vitamin lại gây tác dụng ngược, chống lại bản chất chống oxy hóa, gây sự phát triển và lây lan của các gốc tự do. Vitamin C có rất nhiều trong dưa chuột, vì vậy khi nạp lượng vitamin C quá lớn từ dưa chuột, bạn đang tạo điều kiện cho các gốc tự do "đi lang thang", gây nguy cơ ung thư, mụn trứng cá, lão hóa sớm...
Dưa chuột cũng là nguồn cung kali dồi dào. Tăng kali máu là mọt dạng triệu chứng bệnh lý phát sinh do sư hiện diện của hàm lượng kali cao trong cơ thể, dẫn tới đầy hơi, đau bụng. Theo thời gian, các chức năng của thận cũng bị suy giảm một cách đáng kể. Thành phần dưa chuột có tới hơn 90% là nước. Nếu lượng nước trong cơ thể cao hơn khối lượng ròng ủa máu, nó sẽ gây sức ép lên các mạch máu và tim. Hậu quả là tim và các mạch máy của bạn sẽ phải chịu thiệt thòi ngoài mong muốn. Sự hiện diện quá mức của nước trong cơ thể cũng dễ tạo sự mất cân bằng chất điện giải trong máu, gây hiện tượng thẩm thấu trong tế bào. Điều này sẽ dẫn tới hiện tượng nhức đầu và khó thở.
Nếu bạn bị viêm xoang hay bất cứ loại bệnh hô hấp nào, bạn đều nên bỏ qua dưa chuột trong thực đơn. Các hiệu ứng làm mát của loại rau củ này có thể khiến các biểu hiện bệnh của bạn thêm trầm trọng. Tiêu thụ dưa chuột ở mức cho phép hoàn toàn an toàn với thai phụ nhưng nếu ăn quá nhiều dưa chuột sẽ khiến các bà bầu cảm giác khó thở, cồng kềnh bởi nguồn cung chất xơ quá dồi dào. Theo Đông y, dưa chuột có tính lạnh, nếu ăn nhiều sẽ sinh đi tiểu nhiều, thậm chí người thận yếu có thể hay bị vãi tiểu và dẫn đến liệt dương. Do vậy, người bị lạnh bụng, ảnh hưởng chức năng thận thì không nên ăn dưa chuột.
Theo Laodong
Xua tan tâm lý tự ti do vẩy nến Từ lâu, vẩy nến đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người, bởi nó không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt, mà còn khiến bệnh nhân cảm thấy mất thẩm mỹ, tự ti ngại giao tiếp. Ảnh minh họa Rối loạn hệ thống miễn dịch được cho là nguyên nhân chính gây ra bệnh vẩy nến. Thêm vào đó, yếu tố...