Để phát triển các dự án đại đô thị hiệu quả
Trong xu thế nền kinh tế tăng trưởng khá nhanh, thu nhập của người dân ngày càng cao, theo đó, nhu cầu về diện tích nhà ở và không gian sống sẽ ngày càng được nâng lên theo tiêu chuẩn quốc tế hiện đại và đây cũng là xu hướng phát triển của các đại đô thị hiện nay. Báo Hải quan đã có cuộc trò chuyện với TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV xung quanh vấn đề này.
TS. Cấn Văn Lực
Cùng với quá trình phát triển kinh tế – xã hội, quá trình đô thị hóa tại Việt Nam cũng diễn ra nhanh chóng. Nhiều dự án đô thị quy mô lớn được hình thành và phát triển trong nhiều năm qua. Ông đánh giá như thế nào về xu hướng này?
- Tăng trưởng kinh tế cao bình quân 6,5-7% liên tục trong 10 năm qua đã giúp nền kinh tế Việt Nam có được nền tảng vững chắc. Tăng trưởng kinh tế giúp thu nhập bình quân đầu người được cải thiện. Năm 2019 thu nhập bình quân đầu người Việt Nam đạt mức 2.800 USD, gấp 3 lần so với năm 2010. Với mức tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2030 có thể đạt mức từ 6,5-7,5% và tốc độ tăng dân số ở mức 1,1%/năm, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam dự báo tăng khoảng 6%/năm và có thể đạt khoảng 5.500 – 6.000 USD vào năm 2030. Từ đó dẫn đến gia tăng nhu cầu nhà ở, giúp người dân có thể được sở hữu nhà ở với giá trị cao hơn mà còn gia tăng kiến thức, tiêu chuẩn sống theo tiêu chuẩn quốc tế.
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều dự án đô thị quy mô lớn, tuy nhiên, nổi bật có thể kể đến một số dự án uy tín và khá thành công như dự án khu đô thị Ecopark (Hưng Yên), dự án Phú Mỹ Hưng (quận 7, TPHCM) và gần đây là dự án Vinhome Ocean Park tại Quận Long Biên, Hà Nội. Các dự án trên được đánh giá là đã làm thay đổi đáng kể diện mạo thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM vì có quy mô trên 400ha với hạ tầng và tiện ích đồng bộ. Điểm mạnh của các dự án đại đô thị này là có không gian sống tốt với mật độ xây dựng khoảng 30-40% (so với mật độ 60-100% tại khu trung tâm), cơ sở hạ tầng, tiện ích sống, an ninh – an toàn đô thị được đảm bảo.
Hiện vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc trong việc phát triển các dự án đại đô thị. Ý kiến của ông ra sao về vấn đề này?
- Trong quá trình phát triển các dự án đô thị hoặc đại đô thị, một số chủ đầu tư chỉ tập trung bán hàng, chạy theo lợi nhuận mà không quan tâm đến việc thu hút người dân đến sinh sống thực sự. Tình trạng phát triển nóng các đô thị mới trong đó có đại đô thị đã xuất hiện trong thời gian qua đã dẫn tới những vấn đề như thiếu đồng bộ về hạ tầng xã hội, nhà ở. Hạ tầng địa phương chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng dân cư, gây ra ùn tắc giao thông. Chất lượng hạ tầng, dịch vụ chưa thực sự đảm bảo. Một số dự án thiếu hệ thống giao thông công cộng kết nối với thành phố, thiếu chỗ để xe, phòng cháy chữa cháy chưa được đảm bảo… Đơn giản như xử lý rác thải vẫn rất thủ công, không phải là hướng đi của tương lai, ngay cả việc phân loại rác thải thì cũng chưa đâu làm tử tế. Có thể thấy khu đô thị là mô hình rất tiềm năng để phát triển.
Video đang HOT
Theo ông để quản lý và phát triển đại đô thị hiệu quả cần những giải pháp gì?
- Theo tôi, các điều kiện để phát triển đại đô thị cần có là phát triển quy hoạch, gắn với quỹ đất đai. Thông thường một khu vực đại đô thị phải có quỹ đất từ 400 đến 800 ha; vị trí thuận lợi; đầy đủ cơ sở hạ tầng (gần như một thế giới riêng) và năng lực chủ đầu tư đủ uy tín. Đồng thời, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, tinh gọn thủ tục hành chính đối với công tác triển khai đầu tư dự án bất động sản, trong đó cần công bố rõ ràng cụ thể các quy trình công việc, đảm bảo tính khả thi có thể thực hiện được cho nhà đầu tư và các thành phần liên quan. Nội dung quy trình, thủ tục công bố cũng cần làm rõ hơn các nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm phối hợp giữa các đầu mối cơ quan quản lý nhà nước.
Tăng cường áp dụng quy trình số hóa tự động, chữ ký điện tử trong việc tiếp nhận, quản lý, phê duyệt hồ sơ dự án đầu tư xây dựng và các thủ tục liên quan đến phát triển dự án bất động sản. Nhà nước cần có cơ chế chính sách phù hợp tạo điều kiện, định hướng nhà đầu tư trực tiếp tham gia phát triển các dự án đại đô thị trong các quy hoạch đô thị đã được phê duyệt; tránh tình trạng quy hoạch treo do thiếu đầu mối thực hiện hoặc không đủ nguồn lực thực hiện. Bên cạnh đó, cần sự quan tâm, tạo điều kiện của các cơ quan quản lý Nhà nước. Trong đó, có một số vấn đề cụ thể như chiến lược xây dựng các khu đô thị mới phải song hành với kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông; cùng với đó cần có chính sách ưu đãi kêu gọi các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển đô thị mới nhanh chóng và hiệu quả trong tương lai.
Điều đặc biệt cần được chú trọng để phát triển hiệu quả các đại đô thị là phát triển du lịch và kinh tế ban đêm trong đô thị. Hoạt động kinh tế ban đêm như ẩm thực, chợ đêm, giải trí và nghệ thuật có thể giúp tăng thêm sức sống và thu hút thêm nhà đầu tư, khách du lịch tiềm năng trong nước và quốc tế, không chỉ thăm quan, mua sắm, đầu tư mà còn đến ở, sinh sống và làm việc. Để phát triển được kinh tế đêm các nhà quản lý cũng cần quan tâm đến các vấn đề như văn hóa, nhận thức, an toàn trong quá trình triển khai, đồng thời cần nghiên cứu các loại kinh tế đêm phù hợp với đặc điểm tình hình đặc thù tại địa phương.
Hoạt động du lịch thường được ví như ngành kinh tế tổng hợp, vì vậy nó sẽ giúp thúc đẩy sức sống kinh tế tại các khu đô thị. Phát triển đô thị du lịch cần dựa trên các giá trị thẩm mỹ, kiến trúc, cảnh quan đặc thù, khác biệt. Bên cạnh đó, cần đảm bảo các yếu tố về hạ tầng kỹ thuật du lịch như ăn uống, nghỉ ngơi, dịch vụ thông tin liên lạc, vui chơi giải trí, khách sạn và đặc biệt là hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ với trung tâm thành phố và các địa điểm du lịch lân cận tạo thành quần thể du lịch đa dạng phong phú.
Xin cảm ơn ông!
Loạt công ty gạo bị siết nợ, rao bán tài sản
Trong danh sách doanh nghiệp bị ngân hàng rao bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ, có nhiều doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu gạo.
Nhiều ngân hàng thương mại khác như BIDV, VPBank, Sacombank, SCB, VIB... đã và đang rao bán hàng loạt tài sản bảo đảm gồm bất động sản, động sản, khoản nợ có tài sản bảo đảm, xe ô tô để thu hồi nợ trong bối cảnh dịch Covid-19 khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Trong danh sách doanh nghiệp bị rao bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ, có nhiều doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu gạo.
Gần đây, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh Sở giao dịch 2 thông báo bán đấu giá khoản nợ của CTCP Xuất nhập khẩu Gạo Phụng Hoàng với giá khởi điểm 1.045 tỷ đồng.
Nhà xưởng sản xuất của CTCP Xuất nhập khẩu Gạo Phụng Hoàng. Ảnh: Gạo Phụng Hoàng
Khoản nợ được phát sinh giữa công ty và BIDV từ tháng 1/2015 với tổng dư nợ gốc, lãi vay và phí phạt phát sinh đến 31/3/2020 là 990 tỉ đồng. Khoản nợ có 40 tài sản bảo đảm bao gồm 10 quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất với diện tích từ 77m2 tới 8.342m2 tại TP Cần Thơ, 4 ô tô, 2 dây chuyền sản xuất gạo và hơn 20 ghe tải.
CTCP Xuất nhập khẩu Gạo Phụng Hoàng được thành lập vào năm 2007. Tháng 2/2014, công ty được Bộ Công thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Thị trường xuất khẩu chính của công ty là Trung Đông và châu Âu.
Được biết, một trong số các tài sản bảo đảm của khoản nợ trên là Nhà máy sản xuất gạo Phụng Hoàng 3. Nhà máy có công suất sản xuất đạt khoảng 500 tấn gạo chất lượng cao/ngày, được xây dựng theo công nghệ hiện đại của Tập đoàn Buhler, Thụy Sĩ.
Trong tháng 9 này, Vietcombank Châu Đốc cũng phát mại tài sản bảo đảm là bất động sản nhà xưởng sản xuất gạo tại huyện Phú Tân, tỉnh An Giang của Công ty CP Sản xuất - Thương mại NPV với mức giá khởi điểm là hơn 34,18 tỷ đồng,
Tài sản bị phát mại bao gồm: Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp với diện tích 13.900,6m2; tài sản gắn liền với đất (văn phòng, nhà máy, nhà sấy, nhà kho) cùng tài sản là máy móc thiết bị dùng trong ngành gạo: Hệ thống bồn sấy, xay xát, lau bóng và tách màu.
Ngoài ra, chi nhánh ngân hàng này cũng phát mại tài sản bảo đảm là bất động sản nhà xưởng sản xuất gạo tại xã Tân Châu, tỉnh An Giang với mức giá khởi điểm 220,6 tỷ đồng gồm đất sản xuất kinh doanh, nhà ở công nhân, nhà kho, máy móc thiết bị.
Tháng 8/2020, Vietcombank chi nhánh Kiên Giang phát mại quyền sử dụng đất, công trình xây dựng gồm nhà văn phòng, nhà xưởng phục vụ sản xuất gạo và máy móc thiết bị sản xuất gạo xuất khẩu của Công ty CP Kinh doanh nông sản Kiên Giang tại xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang với mức giá khởi điểm gần 29,8 tỷ đồng.
Ngân hàng Quân đội (MB) thông báo lựa chọn tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của một kho lương thực có diện tích gần 3.800m2 tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
Theo MB, đây là tài sản thế chấp cho khoản nợ của Công ty TNHH Nông Sản Ngân Phát và hiện tại công ty này không có khả năng trả nợ. MB chào giá khởi điểm cho lượng bất động sản trên là hơn 29 tỷ đồng.
Ngân hàng CP Thương mại Sài Gòn (SCB) thanh lý nhà máy gạo với tổng diện tích 20.582m2 ở huyện Cai Lậy, Tiền Giang với giá khởi điểm 85,3 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh thua lỗ của Gạo Phụng Hoàng được ghi nhận trong bối cảnh thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam chịu ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu ảm đạm.
BIDV chuẩn bị rao bán khoản nợ 17 triệu USD được đảm bảo bằng tàu Biển Đông Victory BIDV cho biết đang tìm tổ chức đấu giá khoản nợ 17 triệu USD, có tài sản đảm bảo là tàu Biển Đông Victory, ngoài ra còn có trụ sở công ty tại Hải Phòng, tại TP. Hồ Chí Minh,... Trong khi đó, ngân hàng cũng đang rao bán con tàu Ocean Queen, liên tiếp giảm mạnh giá khởi điểm nhưng chưa đấu...