Dễ nói nhưng khó làm
Lần đầu tiên tôi nhìn thấy cha đánh mẹ là vào năm tôi lên bảy. Lần đó, ông đã biến thành một con người khác mà tôi chưa từng được biết.
ảnh minh họa
Gương mặt hiền hậu trở nên lạnh lẽo và hung tợn khi ông liên tục đấm đá mẹ, túm tóc lôi mẹ xềnh xệch trên nền nhà, đập đầu bà vào tường.Lúc mẹ ngã xuống, ông còn liên tục đạp vào bụng bà. Mẹ tôi hét lên trong đau đớn, vừa khóc lóc, vừa van xin. Tôi sợ hãi, nép sát vào góc tủ, người như đông cứng lại. Sau trận đòn ấy, cha tôi bắt đầu có thói quen miệng nói tay đánh với mẹ. Chỉ cần mẹ có lời nói hay hành động không vừa mắt cũng đủ trở thành cái cớ để cha gây sự. Không khí gia đình ngày nào cũng nặng nề u ám như địa ngục. Mỗi khi cha có ở nhà, mẹ làm gì cũng rón rén, rụt rè như kẻ trộm. Sự bạo hành tàn nhẫn đó chỉ chấm dứt khi mẹ uất ức cắt cổ tay tự vẫn. Rất may, cha phát hiện kịp thời, đưa mẹ đến bệnh viện. Từ đó về sau, cha không còn đánh mẹ nữa.
Ngày ấy, tôi còn quá nhỏ để hiểu chuyện gì đang xảy ra. Tại sao cha lại đánh mẹ? Tại sao mẹ không phản kháng hay ít ra là bỏ chạy? Nhưng dù thế nào thì tôi cũng đã quyết tâm sẽ không giống như mẹ, không cắn răng mà chịu bạo hành. Nghĩ vậy nhưng lớn lên tôi vẫn bị chồng bạo hành. Có trải qua, tôi mới cảm thông phần nào cho mẹ, nhưng chỉ phần nào thôi, vì đã tìm cách chống trả, tự bảo vệ mình.
Chồng tôi là một người đàn ông trầm lặng, ít nói nhưng cộc tính, tự ái rất cao, không thích ai góp ý hay khuyên nhủ mình. Vì vậy, trong công việc anh không được lòng sếp, khó hòa nhập với đồng nghiệp. Khi sếp mới lên nắm quyền, anh nhanh chóng bị buộc thôi việc, dù đã gắn bó với công ty hơn mười hai năm. Lớn tuổi, không bằng cấp, khó xin được việc khác, anh thất nghiệp, chán nản và tìm đến bia rượu giải sầu.
Video đang HOT
Thời gian đầu, anh uống say là về nhà ngủ. Nhưng dần dần, hễ có tí men vào là anh lè nhè với vợ, quát nạt con, to tiếng cả với ba má mình. Biết tính chồng dễ tự ái, tôi chỉ đợi khi riêng tư mới nhỏ nhẹ khuyên giải. Lần nào anh cũng tỏ ra biết lỗi, nhưng chỉ cần đứng lên khỏi bàn nhậu là anh lại như cũ. Một lần tăng ca về, vừa bước vào nhà, thấy chồng lè nhè túm áo con như sắp đánh, tôi hoảng hồn chạy đến ôm lấy con: “Anh vừa phải thôi, suốt ngày say xỉn rồi về nhà kiếm chuyện với vợ con. Tôi chịu đựng quá đủ rồi!” Anh giáng ngay vào mặt tôi một cái tát như trời giáng vào mặt. Lúc đó, anh chồng chạy lên cản anh lại, kéo vào phòng khóa trái cửa. Nửa đêm, đang ôm con ngủ ngoài phòng khách, tôi giật mình vì thấy bóng anh lù lù quỳ bên cạnh. Nhìn vẻ mặt thành khẩn của anh, tôi biết anh thật sự hối lỗi.
Trước đây, tôi thường tự nhủ sau này chỉ cần chồng mình đánh một cái là mình cũng bỏ. Nhưng giờ đây, khi đã làm vợ, làm mẹ tôi mới thấy chữ “bỏ” không dễ làm như nói. Vợ chồng sống với nhau ngoài tình yêu ra còn có cả trách nhiệm, bổn phận. Hạnh phúc không chỉ riêng của hai người mà còn dành cho con, cho cha mẹ hai bên. Vì thế, tôi không thể chỉ ích kỷ nghĩ riêng cho mình, thấy khó là buông. Vì suy nghĩ như thế, tôi nhiều lần tha thứ cho chồng, khiến anh ngày càng lấn tới. Chồng tôi đánh vợ riết quen tay. Số lượng và chất lượng những cái tát anh trút lên tôi ngày càng nhiều. Ngày trước, anh chỉ đánh khi có rượu; sau này anh đánh chẳng cần mượn hơi men. Cứ sau mỗi trận đòn, anh lại ôm ấp, xin lỗi rất tha thiết như đó chỉ là chuyện ngoài ý muốn.
Già néo đứt dây, sau một lần bị anh đánh, tôi đã thẳng thừng khẳng định, chỉ cần anh đánh tôi một cái nữa thôi, tôi sẽ báo công an phường và ly dị ngay. Lúc đó, anh tỏ vẻ hoảng sợ, hứa sẽ không tái phạm, nhưng đến tối anh lại tái diễn. Bị anh đánh, tôi vùng chạy sang hàng xóm, gọi công an phường cầu cứu. Năm phút sau, công an có mặt, gần như phải dùng sức mạnh trấn áp mới đưa người chồng đang hung hăng của tôi về phường. Chồng tôi bị tạm giam đến tận trưa hôm sau mới được thả ra. Cũng ngay sáng hôm đó, tôi đến bệnh viện lấy chứng cứ về việc anh bạo hành tôi.
Hàng xóm ai cũng lo, khuyên tôi nên về nhà cha mẹ lánh mặt một thời gian. Cảm thấy bất an, tôi nghe lời mọi người, thu dọn đồ đạc, dẫn con về nhà ngoại. Đến tận bây giờ, tôi và chồng đã sống ly thân gần một năm. Nói thật, tôi dự định sẽ tha thứ và cho anh thêm cơ hội nữa, vì gần đây anh đã thay đổi theo chiều hướng tốt. Không chỉ bỏ tật nhậu nhẹt, anh còn tìm được việc làm mới và quan trọng là, với mẹ con tôi anh vẫn tỏ ra rất có trách nhiệm.
Lẽ ra, từ đầu tôi phải cương quyết với anh, phải làm rõ trắng đen ngay từ cái tát đầu tiên. Quá nhiều lo lắng đã khiến tôi nhún nhường, chịu đựng. Nhưng, nói thì dễ, làm thật khó….
Theo VNE
Đau nửa đầu khổ lắm!
Nếu bạn nằm trong số khoảng 1 tỉ người trên trái đất vốn phải hứng chịu thường xuyên những cơn đau nửa đầu thì bạn sẽ hiểu rằng cái "nghiệp chướng" này sẽ còn gây đau khổ và hủy hoại bạn đến dường nào.
Sự kiện bệnh thường gặp trên chuyên mục Sức khỏecủa Eva sẽ cập nhật đầy đủ những thông tin về các căn bệnh phổ biến trong cuộc sống như bệnh tiểu đường, bệnh đau đầu, bệnh phụ khoa và các bệnh theo mùa... của mẹ và bé.
Thay vì chữa đau theo kiểu... chữa cháy bằng cách dùng những viên thuốc giảm đau, sao bạn không thử đi tìm căn nguyên để ngăn chặn trước khi chúng xuất hiện? Dưới đây là một số cách vừa giúp bạn trị đau nửa đầu vừa ngăn chặn những cơn đau triền miên mà không cần đến những loại thuốc kê toa:
1. Cần tránh xa các loại thực phẩm có chứa monosodium glutamate hay còn gọi là MSG. Đây là loại phụ gia có rất nhiều trong các thực phẩm như xúp, thức ăn chế biến sẵn... MSG cũng là một nghi phạm gây ra "hội chứng quán ăn Tàu" (Chinese Restaurant Syndrome). Ngoài MSG, cũng nên tránh các thực phẩm có chứa aspartame, nitrates, sulfites bởi những hóa chất này sẽ làm "ngòi nổ" cho những cơn đau nửa đầu xảy ra bất tận. Rất nhiều bệnh nhân giảm được tần suất và cường độ của các cơn đau nửa đầu chỉ đơn giản là tránh xa những thực phẩm có chứa các hóa chất kể trên.
2. Ăn những thức ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng, tránh xa các thức ăn chứa tác nhân gây dị ứng. Chú trọng những loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng thực vật (phytonutrient), giàu enzyme, các chất chống ôxy hóa, các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất... Những thực phẩm này có tác dụng "tân trang" lại hệ thần kinh, nhờ đó sẽ cải thiện được tình trạng đau nửa đầu.
Đau nửa đầu là căn bệnh gây nhiều phiền toái cho người bệnh (Ảnh minh họa)
3. Cần phải được kiểm tra lượng hormone. Rất nhiều người không để ý rằng hàm lượng hormone trong cơ thể có tác động sâu sắc đến sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần. Đối với chứng đau nửa đầu, hàm lượng hormone "trồi lên, tụt xuống" cũng là một trong những nguyên nhân. Riêng đối với phụ nữ thì cần phải được kiểm tra thường xuyên khi bước vào giai đoạn mãn kinh. Cần biết rằng nếu lượng estrogen quá nhiều sẽ làm cho tình trạng đau nửa đầu trở nên khó chịu hơn. Cần chú trọng hơn đến những khẩu phần dinh dưỡng hỗ trợ việc cân bằng hormone. Cần chú ý đến những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và những loại giàu chất dinh dưỡng thực vật như các loại đậu, hạt, rau cải ăn sống, thịt các loài động vật ăn cỏ...
4. Cần bổ sung cho cơ thể khoáng tố magnesium. Trong xã hội công nghiệp ngày nay, sự thiếu hụt khoáng tố magnesium là điều khó tránh khỏi, càng gây "khó dễ" hơn cho những bệnh nhân bị đau nửa đầu. Những thực phẩm giàu magnesium bao gồm rau cải xanh, cá, trái bơ, các loại hạt...
5. Nên uống nước tinh khiết, tránh các loại nước uống có chứa nhiều fluoride, hạn chế cà phê, xô-đa, các loại nước ngọt vô lon. Nước uống có chứa nhiều fluoride được cho là có thể làm gián đoạn hoặc xáo trộn sự tiết hormone trong cơ thể. Fluoride cũng được xem là thủ phạm làm rối loạn chức năng tuyến giáp, thường gây ra những cơn đau mạn tính, làm xáo trộn chức năng thần kinh... và tất nhiên sẽ càng gây bất lợi cho những bệnh nhân đau nửa đầu.
Theo VNE