Đệ nhất phu nhân Ukraine phát biểu trước quốc hội Mỹ
Phát biểu trước các nghị sĩ Mỹ hôm 20/7, Đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska cảm ơn Washington vì các khoản viện trợ quân sự và nhân đạo cho Ukraine.
Dù vậy, theo phu nhân Tổng thống Volodymyr Zelensky, Kyiv cần nhiều hơn. Bà đề cập cụ thể đến các hệ thống phòng không có khả năng ngăn chặn tên lửa của Nga.
“Tôi đang đề nghị cung cấp vũ khí – các loại vũ khí này sẽ không được sử dụng để phát động chiến tranh trên lãnh thổ nước khác, mà được dùng để bảo vệ quê nhà và quyền được thức dậy tại đó”, bà Zelenska nói, theo Politico.
Video đang HOT
Đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska phát biểu trước các nghị sĩ Mỹ hôm 20/7. Ảnh: AFP.
Bà Zelenska cũng đề cập đến tình hình an ninh, kinh tế và nhân đạo đang xấu đi tại Ukraine. “Tôi muốn gửi lời đến các ngài không phải trên tư cách đệ nhất phu nhân, mà là một người con và một người mẹ”, bà chia sẻ.
Khoảng 100 nghị sĩ Mỹ đến từ cả hai viện trong quốc hội nước này – bao gồm cả các lãnh đạo hàng đầu – tới lắng nghe bài phát biểu của bà Zelenska. Trước và sau khi phát biểu, vị đệ nhất phu nhân Ukraine đã được các nghị sĩ Mỹ hoan hô nhiệt liệt.
Chỉ vài giờ trước bài phát biểu của bà Zelenska, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tuyên bố Washington sẽ gửi thêm cho Kyiv bốn hệ thống pháo phản lực HIMARS cho Ukraine. Loại vũ khí này “đã tạo ra khác biệt trên chiến trường”, ông Austin cho biết.
“Chúng tôi hiểu rõ sự cấp bách và đang nỗ lực hết sức để duy trì và đẩy mạnh đà quyên góp”, ông Austin nói. “Các quốc gia trên khắp thế giới đang tiếp tục gửi đến các hệ thống và đạn dược cần thiết”.
Quốc hội Mỹ thúc đẩy tăng chi ngân sách cho Ấn Độ Dương Thái Bình Dương
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các nghị sĩ Mỹ đang hối thúc chính quyền đầu tư thêm nguồn lực vào khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội Mỹ ở Washington, DC. Ảnh minh họa: UPI/Yonhap/TTXVN
Theo Financial Times, dự kiến trong tuần này, Hạ nghị sĩ Ami Bera và Hạ nghị sĩ Steve Chabot sẽ giới thiệu dự luật mang tên "Indo - Pacific Engagement Act" để thúc đẩy Nhà Trắng chi thêm ngân sách cho khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong bối cảnh ngày càng nhiều ý kiến cho rằng nguồn lực mà Mỹ dành cho khu vực không đi đôi với các tuyên bố chiến lược.
Dự luật sẽ yêu cầu Vụ Đông Á - Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao Mỹ, phối hợp với Cơ quan Phát triển quố tế Mỹ (USAID) trình báo cáo hằng năm lên Quốc hội, trong đó đề nghị khoản ngân sách cần thiết để hiện thực hóa các mục tiêu của Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và Chiến lược An ninh quốc gia sắp công bố. Dự luật nhằm thúc đẩy các cơ quan phụ trách khu vực châu Á có tiếng nói lớn hơn trong các cuộc tranh luận về phân bổ nguồn lực. Tiếp sau "Sáng kiến răn đe Thái Bình Dương" được thông qua năm 2020 nhằm hỗ trợ Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, dự luật này sẽ có tiếng nói hơn trong quy trình phân bổ ngân sách của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Financial Times dẫn lời quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ hoan nghênh dự luật, song cho rằng các nghị sĩ cần thúc đẩy Quốc hội thông qua một ngân sách tổng thể lớn hơn.
Tại một sự kiện mới đây của Trung tâm An ninh mới của Mỹ (CNAS), điều phối viên Nhà Trắng phụ trách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, ông Kurt Campbell cho biết chính quyền của Tổng thống Biden đã có các điều chỉnh hợp lý như mở thêm sứ quán ở các nước Thái Bình Dương và tăng tiền tài trợ cho các sáng kiến tuần duyên. Cũng tại sự kiện của CNAS, Cố vấn An ninh quốc gia Jake Sullivan nhận định Mỹ đã và đang thúc đẩy hợp tác với khu vực ở châu Á bắt đầu từ đầu tư của khu vực tư nhân.
Ủng hộ Ukraine, nhưng châu Âu không chuyển thêm vũ khí hạng nặng Lãnh đạo các nước châu Âu đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với việc kết nạp Ukraine vào EU, song không cam kết viện trợ thêm đáng kể các loại vũ khí hạng nặng mà Kyiv đang cần. Cam kết của châu Âu Lãnh đạo của Đức, Pháp và Ý - ba cường quốc hàng đầu Liên minh châu Âu...