Để nhà vệ sinh không còn “ám ảnh” mỗi học sinh khi tới trường
Từ lâu nay, vệ sinh trong trường học luôn là vấn đề mà hầu hết các phụ huynh tỏ ra lo ngại. Để vấn đề này không còn là nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh cũng như là nỗi ám ảnh của mỗi học sinh khi tới trường.
Các thầy giáo Mỹ thuật trường Tiểu học Tất Thắng (huyện Thanh Sơn) trang trí nhà vệ sinh trong trường học.
Thời gian qua, cùng với việc tăng cường, củng cố, đầu tư các công trình vệ sinh theo hướng hiện đại, sạch sẽ, các trường học trên địa bàn huyện Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) đã có nhiều giải pháp nhằm giáo dục cho học sinh nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh để cho các em “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Để hoàn thiện được các bức vẽ xung quanh công trình vệ sinh như thế này, các thầy giáo Mỹ thuật trường Tiểu học Tất Thắng (huyện Thanh Sơn) phải mất 10 ngày để hoàn thiện từ lúc lên ý tưởng cho đến khi thực hiện. Những nhân vật hoạt hình hay con vật được lựa chọn đều rất quen thuộc với lứa tuổi học trò.
Với những bức tranh sinh động, đầy màu sắc lại vừa thân thiện, ý thức giữ gìn vệ sinh của các em có sự chuyển biến tích cực.
Cô Lê Thị Minh Nguyệt – Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Tất Thắng cho biết: Để giữ gìn vệ sinh chung, nhà trường cũng giáo dục các cháu qua các giờ ngoại khóa, chào cờ đầu tuần. Bên cạnh đó, nhà trường cũng cho các cháu tự vệ sinh ở sân trường, các khu xung quanh nhà vệ sinh.
Nhà trường cũng đã sắp xếp bố trí tổ chức vẽ những hình ảnh ở nhà vệ sinh, có những biểu bảng, biểu ngữ để cho các cháu biết giữ gìn vệ sinh chung khi đi vệ sinh.
Hàng ngày, thầy tổng phụ trách cũng hướng dẫn các cháu rửa tay đúng cách với xà phòng sau khi đi vệ sinh. Qua cách giáo dục như thế thì các cháu đi vệ sinh đều có ý thức hết, biết cách giữ gìn, rửa tay, xong rồi thì đặt giấy vào đúng nơi quy định.
Video đang HOT
Học sinh rửa tay đúng cách với xà phòng sau khi đi vệ sinh.
Công trình vệ sinh của trường Tiểu học Cự Đồng được đầu tư xây mới và đưa vào sử dụng từ đầu năm học này có giá trị gần 300 triệu đồng. Khu vực vệ sinh được bố trí thành 2 khu riêng biệt dành cho nam và nữ với thiết kế hiện đại gồm bồn rửa, vòi nước, xà phòng, khăn lau.
Công trình nhà vệ sinh của nhà trường cũng được trang trí một số hình ảnh, cây xanh kèm theo đó là bảng hướng dẫn quy trình rửa tay, cách sử dụng nước tiết kiệm, nhắc nhở nhau giữ vệ sinh chung. Qua đó sẽ giúp các em tự vệ sinh được, nhắc nhở để có ý thức tốt trong việc giữ gìn tài sản công trong nhà trường… Và giờ đây các em đã không còn nỗi ám ảnh mang tên nhà vệ sinh trường học.
Em Nguyễn Thu Trang – học sinh lớp 5A trường Tiểu học Cự Đồng: Ở trường con có nhà vệ sinh sạch đẹp, con được học cách đi vệ sinh đúng cách, rửa tay đúng cách. Đi vệ sinh ở trường con thấy không còn bốc mùi như trước, con thấy rất thích thú.
Năm học 2019-2020, huyện Thanh Sơn được Sở Nông nghiệp và PTNT Tỉnh hỗ trợ, đầu tư xây mới 4 công trình nhà vệ sinh, cùng với đó huyện cũng quan tâm đầu tư, cải tạo sửa chữa đối với các công trình nhà vệ sinh xuống cấp, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho các em học sinh tạo cho các em có một môi trường học tập, an toàn, thoáng mát, sạch sẽ.
Thầy Đinh Mạnh Tuấn – Hiệu trưởng trường Tiểu học Cự Đồng chia sẻ: Trong năm học mới này nhà trường đã được cấp trên quan tâm đầu tư cho công trình vệ sinh rất sạch đẹp. Nhà trường cũng lên kế hoạch cho các cháu đi vệ sinh đúng cách. Cử cắm giáo viên vệ sinh công trình hang ngày để cho công trình vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo.
Qua tuyên truyền về công tác vệ sinh thì học sinh của nhà trường đã biết đi vệ sinh đúng cách, vệ sinh xong rửa tay bằng xà phòng nên đảm bảo được công tác vệ sinh, phòng tránh được một số bệnh như giun sán…
Hiện nay, việc giáo dục, nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh trường học trên địa bàn huyện Thanh Sơn đang được các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc bằng những việc làm cụ thể, góp phần xây dựng môi trường giáo dục xanh – xạch – đẹp.
Hà Trang (Đài Truyền thanh Thanh Sơn – Phú Thọ)
Theo GDTĐ
Để nhà vệ sinh trường học thực sự "thân thiện"
Trong chỉ thị nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019 - 2020 của ngành giáo dục, Bộ GD&ĐT nêu rõ: Giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu nhà vệ sinh và công trình nước sạch trong các cơ sở giáo dục; không đưa vào sử dụng các công trình trường, lớp học, nhà vệ sinh chưa bảo đảm an toàn theo quy định.
Vấn đề nhà vệ sinh trường học dù được chú trọng khắc phục và đổi mới xây dựng từ nhiều năm nay vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn. Nhiều địa phương đã quyết định giải quyết dứt điểm vấn đề này trong năm học 2019 -2020 với nhiều nỗ lực.
Theo số liệu của Bộ GD&ĐT, tính đến tháng 8-2018, cả nước có trên 90.451 nhà vệ sinh ở các cấp tiểu học, THCS, THPT công lập. Tuy nhiên, nhà vệ sinh đang sử dụng tốt chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 60% (riêng cấp tiểu học chỉ có 57,9% nhà vệ sinh sử dụng tốt, còn lại là bán kiên cố, tạm hoặc nhà vệ sinh nhờ, mượn).
Nhiều nhà vệ sinh không đáp ứng được nhu cầu sử dụng (số lượng bệ xí và chỗ rửa tay còn thiếu), không đảm bảo vệ sinh, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn.
Ông Phạm Hùng Anh, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất, Bộ GD&ĐT cho biết, nhà vệ sinh đạt chuẩn là phải có đo lường theo quy định của Bộ Y tế và Bộ Xây dựng. Tức là có 2 số liệu để đo đếm, thông số thứ nhất là quy cách xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn theo quy định của Bộ Xây dựng như có kiên cố hóa hay không.
Các địa phương đang nỗ lực để xây dựng nhà vệ sinh trường học thực sự thân thiện, xóa nỗi ám ảnh vệ sinh trường học lâu nay của học sinh. Ảnh TL
Tiêu chuẩn thứ hai là hợp vệ sinh theo quy định Thông tư 13 của Bộ Y tế. Nếu tính theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, tính đến nay, cả nước mới có khoảng 60% nhà vệ sinh đạt chuẩn.
Như vậy, cả nước hiện vẫn còn khoảng 40% nhà vệ sinh chưa đạt chuẩn. Cũng theo ông Phạm Hùng Anh, sau khi có chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT, trong năm học 2018-2019, cả nước đã bổ sung 60.000 công trình vệ sinh trường học các loại. Trong đó, ngoài việc bổ sung, sửa chữa, xây mới khu vệ sinh, khâu tổ chức quản lý, sử dụng, làm vệ sinh khi sử dụng cũng được nhiều địa phương chú trọng.
Khi giao nhiệm vụ cho ngành giáo dục năm học mới 2019-2020, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cũng yêu cầu năm học này phải giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu nhà vệ sinh và nhà vệ sinh không đạt chuẩn.
TP Hà Nội cũng đang tích cực triển khai mô hình "nhà vệ sinh thân thiện" không chỉ giúp học sinh giải tỏa nỗi ám ảnh về nhà vệ sinh trường học mà còn tạo nên môi trường học tập sáng - xanh - sạch đẹp, qua đó giúp các em thoải mái hơn sau những tiết học căng thẳng. Theo thống kê, Hà Nội hiện có 2.149 trường phổ thông công lập, trong đó có 1.669 trường có hệ thống nhà vệ sinh cơ bản bảo đảm theo tiêu chuẩn, đạt tỷ lệ 78%. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc nhà vệ sinh chưa đạt chuẩn, thiếu và xuống cấp, nhưng nguyên nhân chính vẫn là vấn đề kinh phí.
Trước thực trạng trên, Thành đoàn - Hội đồng Đội TP Hà Nội đã triển khai và nhân rộng mô hình nhà vệ sinh thân thiện đến các liên đội THCS, liên đội tiểu học trực thuộc để tiến hành chỉnh trang, nâng cấp nhà vệ sinh thành nhà vệ sinh thân thiện.
Đồng chí Nguyễn Đức Tiến - Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội cho biết: Nhằm cụ thể hóa Chương trình 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội, Thành đoàn Hà Nội triển khai công trình "nhà vệ sinh thân thiện" tại các trường học trên địa bàn TP. Theo kế hoạch, trong năm 2019, tuổi trẻ Thủ đô sẽ hoàn thành 200 "nhà vệ sinh thân thiện". Ngoài ra, hàng quý, các cấp bộ Đoàn TP sẽ tổ chức đoàn kiểm tra hiện trạng duy trì, sử dụng công trình sau cải tạo.
Tính đến nay, trên địa bàn TP đã xây dựng, chỉnh trang được 352 công trình "nhà vệ sinh thân thiện". Mỗi công trình với những nội dung tuyên truyền về các chủ đề khác nhau đã giúp xây dựng hình ảnh thiếu nhi Thủ đô thanh lịch văn minh.
Sở GD&ĐT Bắc Giang cũng cho biết: Nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành trong năm 2019 cũng như năm học 2019-2020 là: giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu nhà vệ sinh trong các cơ sở giáo dục; phấn đấu hết năm 2019, 100% cơ sở giáo dục có công trình vệ sinh đảm bảo cho giáo viên và học sinh. Trong năm học 2018-2019, Bắc Giang đã xây mới 377 công trình vệ sinh (trong đó: mầm non 140 công trình, tiểu học 82 công trình, THCS 110 công trình; nhà vệ sinh cho học sinh 281 công trình, giáo viên 51 công trình); cải tạo, sửa chữa 253 công trình (trong đó mầm non 129 công trình, tiểu học 78 công trình, THCS 46 công trình; 58 công trình vệ sinh cho giáo viên, 195 công trình cho học sinh), với tổng kinh phí khoảng 70 tỷ đồng.
Còn Đà Nẵng sẽ tiến hành kiểm tra 100% nhà vệ sinh trong toàn hệ thống trường học, để đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn phục vụ theo quy định. Trong nhiều năm qua, các trường học trên địa bàn TP được đầu tư xây mới hoặc sửa chữa nhà vệ sinh theo hướng hiện đại, đồng bộ, xóa nỗi ám ảnh của học sinh, phụ huynh về khu vực này.
Về phía Bộ GD&ĐT đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các chương trình, đề án hỗ trợ cơ sở vật chất. Các địa phương tiếp tục triển khai xây dựng bổ sung và kiên cố hóa các phòng học (từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, tổng số vốn trái phiếu Chính phủ được giao đến nay là 5.370 tỉ đồng, đạt 99,71% vốn của cả giai đoạn 2017 - 2020). Bộ GD&ĐT khẳng định sẽ đảm bảo giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu nhà vệ sinh và công trình nước sạch trong các cơ sở giáo dục; không đưa vào sử dụng các công trình trường, lớp học, nhà vệ sinh chưa bảo đảm an toàn theo quy định.
Đến thời điểm hiện tại, các địa phương cũng đang tích cực triển khai vấn đề này. Riêng Tại Hà Nội, năm 2019, TP có kế hoạch triển khai xây mới 2.460 nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn thiết kế đạt chuẩn và trên chuẩn ở những trường còn thiếu khu vệ sinh; cải tạo 8.598 nhà vệ sinh cũ. Năm 2020, tiếp tục rà soát xây nhà vệ sinh, xây mới khu vệ sinh của giáo viên, học sinh mầm non, tiểu học, THCS và THPT công lập.
Phan Thủy
Theo PL&XH
Hà Nội nhân rộng mô hình "nhà vệ sinh thân thiện" Mô hình "nhà vệ sinh thân thiện" không chỉ giúp học sinh giải tỏa nỗi ám ảnh về nhà vệ sinh trường học mà còn tạo nên môi trường học tập sáng - xanh - sạch đẹp, qua đó giúp các em thoải mái hơn sau những tiết học căng thẳng. Mô hình "nhà vệ sinh thân thiện" được triển khai ở nhiều...