Đề nghị xử lý xe dán bản đồ thiếu quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị xử lý xe dán bản đồ Việt Nam trên kính, thân xe hay khung biển số nhưng thiếu quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Đề nghị trên vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông gửi đến các Bộ Công an, Giao thông Vận tải, Công Thương, Tài nguyên Môi trường.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, nhiều phương tiện giao thông đang dán hình ảnh bản đồ Việt Nam trên kính, thân xe và khung biển số nhưng thiếu quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Các khung biển số này còn được sản xuất hàng loạt, bán tự do ở nhiều tỉnh, thành và sàn thương mại điện tử.
Một khung biển số in hình bản đồ Việt Nam thiếu quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa được bán trên Lazada. Ảnh: Chụp màn hình
Video đang HOT
“Các phương tiện lưu thông rộng nên tác động lớn đến thị giác của người dân và du khách quốc tế”, Bộ nhận định và cho rằng điều này có thể hình thành ý thức sai lệch về chủ quyền biển, đảo, gây bất lợi trong đấu tranh pháp lý về chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông trong dài hạn.
Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các bộ nhận được văn bản phối hợp xử lý các hành vi vi phạm trên theo thẩm quyền căn cứ Luật Biển Việt Nam năm 2012, Nghị định 72 về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại, Nghị định 18 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ.
Hiện tại, trên các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee… một cặp khung biển số ôtô in hình bản đồ Việt Nam nhưng thiếu hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa giá dao động 200.000-400.000 đồng, biển số xe máy khoảng 60.000-100.000 đồng.
Kịch liệt phản đối Trung Quốc cấm đánh bắt cá trên biển Đông
Hôm nay, 4/5, Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam đã công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ NNPTNT, Bộ Ngoại giao phản đối việc Trung Quốc ngang nhiên ban hành quy chế cấm đánh bắt cá trên biển Đông.
Cụ thể, sáng 4/5, Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam đã có Công văn số 30/HNC-VP gửi Văn phòng Chính phủ, Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ NN&PTNT, Bộ Ngoại giao về việc phản đối hành động của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo Việt Nam, vi phạm pháp luật Việt Nam, gây ảnh hưởng và cản trở ngư dân Việt Nam hoạt động khai thác hải sản trên lãnh thổ vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
Công văn do Chủ tịch Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam, TS Nguyễn Việt Thắng ký nêu rõ, Trung Quốc đã có thông báo quy chế cấm đánh bắt cá trên biển Đông, phạm vi cấm đánh bắt cá trải dài từ vùng biển phía Bắc Biển Đông đến 12 độ vĩ Bắc, bao gồm cả một phần vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 1/5 đến 16/8.
Hội Nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối việc Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá trên biển Đông. Ảnh: I.T
Hội Nghề cá Việt Nam khẳng định, quy chế này xâm phạm chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và các vùng biển của Việt Nam, vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý, gây cản trở sản xuất trên biển của ngư dân Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về luật biển 1982 và các văn bản pháp lý quốc tế liên quan.
Không những thế, gần đây, Trung Quốc còn ngang nhiên công bố việc thành lập 2 cơ quan hành chính trực thuộc cái gọi là "thành phố Tam Sa" nhằm kiểm soát phi pháp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Hội Nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối hành động hết sức phi lý của phía Trung Quốc. Quy chế này không có giá trị pháp lý đối với các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Ngư dân Việt Nam hoàn toàn có quyền đánh bắt trên các vùng biển thuộc chủ quyền của mình.
Hội Nghề cá Việt Nam đề nghị các cơ quan chức năng có biện pháp phản đối mạnh mẽ nhằm ngăn chặn, chấm dứt hành động ngang ngược của Trung Quốc. Thường xuyên tăng cường các lực lượng chấp pháp trên biển để hỗ trợ và bảo vệ ngư dân Việt Nam khi hoạt động trên cùng biển của Việt Nam.
Với chức năng và nhiệm vụ của mình, Hội Nghề cá Việt Nam sẽ tích cực chỉ đạo Hội thủy sản, Hội nghề cá các địa phương chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan tuyên truyền cho ngư dân hiểu và chấp hành các quy định của pháp luật khi đánh bắt trên biển.
Hội Nghề cá Việt Nam cũng kêu gọi và vận động ngư dân bình tĩnh, yên tâm bám biển đẩy mạnh sản xuất và kiên quyết thực hiện quyền lợi ích chính đáng của mình, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
Lập 'Tây Sa' và 'Nam Sa': Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế "Chủ quyền" của Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa là vô căn cứ, không có giá trị, vì vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này. "Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần...