Đề nghị xóa 7.963 tỉ đồng cho DN: Liệu có công bằng?
Bộ Tài chính vừa có đề xuất xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt cho người nộp thuế là 7.963 tỉ đồng (chứ không phải là 15.000 tỉ đồng mà báo chí phản ánh thời gian vừa qua).
Ảnh minh họa
Theo Bộ Tài chính, số tiền khoanh nợ cho những trường hợp thực tế đã giải thể, phá sản, bỏ kinh doanh theo đề xuất là 6.731 tỉ đồng, việc khoanh nợ là tạm thời không tính tiền chậm nộp để theo dõi do các đối tượng này gặp khó khăn chứ không phải là xóa nợ. Đối với các trường hợp chây ỳ, cố tình chiếm đoạt tiền thuế của nhà nước sẽ bị xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.
Vì sao phải xóa nợ thuế?
Lý giải thông tin về việc xóa nợ thuế, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết, việc đề xuất, lựa chọn các đối tượng để xóa nợ, khoanh nợ thuế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN), cá nhân kinh doanh được căn cứ trên cơ sở tổng kết đánh giá tình hình thực hiện xử lý xóa nợ thuế trong thời gian qua và tình hình thực tiễn, cơ quan thuế đã rà soát kỹ lưỡng các đối tượng để đề xuất, cụ thể:
Video đang HOT
Theo Điều 65 Luật quản lý thuế năm 2007, việc xoá nợ tiền thuế, tiền phạt được áp dụng đối với 2 trường hợp: Doanh nghiệp tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt và cá nhân được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt còn nợ.
Bên cạnh đó, Khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 có hiệu lực từ 1.7.2013 thì việc xóa nợ thuế được áp dụng bổ sung đối với “các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế không thuộc 2 trường hợp trên mà cơ quan quản lý thuế đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt này đã quá mười năm, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nhưng không có khả năng thu hồi”.
Trên thực tế, trong việc thực hiện xử lý nợ thuế trong thời gian qua thì những quy định của pháp luật về xóa nợ thuế đối với 3 trường hợp nêu trên vẫn chưa bao quát đươc hết thực trạng kinh doanh, chưa xử lý được tồn tại về nợ thuế không thể thu hồi được nhất là trong giai đoạn kinh tế có nhiều biến động bất lợi từ ngày 31.12.2013 trở về trước.
Cụ thể, nhiều người nộp thuế cung ứng hàng hoá, dịch vụ được thanh toán bằng vốn Ngân sách Nhà nước (NSNN) hoặc có nguồn từ NSNN nhưng chưa được thanh toán nên không nộp kịp thời nhưng vẫn bị tính tiền chậm nộp tiền thuế. Điều này là thiếu công bằng giữa DN và Nhà nước khi DN nợ thuế thì bị tính tiền chậm nộp nhưng NSNN chậm thanh toán cho DN thì không bị tính lãi.
Hoặc có trường hợp nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, phải ngừng hoạt động hoặc thậm chí giải thể, phá sản nhưng không thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục giải thể, phá sản. Số nợ thuế đã phát sinh từ trước thời điểm mất khả năng thanh toán, giải thể, phá sản (mặc dù Cơ quan thuế đã áp dụng hết các biện pháp cưỡng chế theo quy định mà chưa thu được) bị tính tiền chậm nộp ở mức 0,05%/ngày (tương ứng với 18,3%/năm) liên tục tăng thêm trong khi người nộp thuế đã không còn hoạt động kinh doanh hoặc đã giải thể, phá sản.
Liệu có đảm bảo công bằng trong cộng đồng DN?
Đây là câu hỏi được không ít người đặt ra trong thời gian qua. Thậm chí có ý kiến cho rằng việc xóa nợ, khoanh nợ thuế chỉ hướng đến doanh nghiệp nhà nước, không tác động gì cho DN, không đảm bảo công bằng. Tuy nhiên, thông tin này là chưa chính xác. Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đề xuất xử lý xóa nợ, khoanh nợ cho các DN để tháo gỡ khó khăn cho DN, hộ cá nhân kinh doanh, làm giảm nợ của nền kinh tế, giúp nền kinh tế trong sạch hơn, minh bạch hơn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Việc xóa nợ, khoanh nợ đã đảm bảo theo các nguyên tắc:
Xóa nợ, khoanh nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải bảo đảm bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, bảo đảm nguyên tắc không phân biệt đối xử phù hợp với thông lệ quốc tế và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và tham gia. Theo đó đối tượng xóa nợ, khoanh nợ gồm tất cả các DN thuộc mọi thành phần kinh tế DNNN, DN có vốn đầu tư nước ngoài, DN ngoài quốc doanh, hộ cá nhân kinh doanh.
Xóa nợ tiền chậm nộp đối với trường hợp do nguyên nhân bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan không có tiền để nộp thuế: Đối với những trường hợp này để đảm bảo công bằng, điều kiện để được xóa thì người nộp thuế vẫn phải nộp đủ tiền thuế. Đối tượng ở đây là các DN cung ứng hàng hoá, dịch vụ được thanh toán bằng vốn NSNN hoặc có nguồn từ NSNN nhưng chưa được Nhà nước thanh toán kịp thời dẫn đến bị tính tiền chậm nộp.
Xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và khoanh nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với những trường hợp không còn khả năng thu do tổ chức kinh doanh thực tế đã giải thể, phá sản, cá nhân kinh doanh thực tế đã chết, mất tích, không còn đối tượng để thu: Các DN thực tế đã giải thể, phá sản nhưng không làm đầy đủ trình tự, thủ tục giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật, kinh doanh thua lỗ, không còn tài sản, mất khả năng thanh toán…
Để bảo đảm chặt chẽ việc xóa nợ, khoanh nợ đối với các trường hợp giải thể, bỏ kinh doanh, Bộ Tài chính đã đề nghị quy định chế tài trong trường hợp người sáng lập DN, người đại diện theo pháp luật của tổ chức tiếp tục đăng ký thành lập tổ chức kinh doanh khác, tối thiểu sau 2 năm kể từ thời điểm giải thể, phá sản mới cấp mã số kinh doanh cho những DN này.
“Như vậy, việc quy định đối tượng xóa nợ, khoanh nợ cho trường hợp thực tế đã giải thể, phá sản bỏ kinh doanh như đề xuất của Bộ Tài chính là rất chặt chẽ, đảm bảo bình đẳng, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho DN, hộ cá nhân kinh doanh, là chủ trương lớn của Chính phủ, Quốc hội”, Tổng cục Thuế khẳng định.
Theo Một thế giới
Ngân hàng Mỹ đầu tiên phát hành thẻ tín dụng tại Cuba
Stonegate - một ngân hàng địa phương ở bang Florida, Mỹ - đã ghi tên vào lịch sử khi ấn hành thẻ tín dụng đầu tiên có thể dùng ở Cuba kể từ khi bình thường hóa quan hệ.
Ngân hàng Stonegate phát hành thẻ tín dụng tại Cuba. (Nguồn: miamiherald.com)
Giám đốc điều hành của Ngân hàng Stonegate, ông David Seleski nhấn mạnh, thay vì dùng tiền mặt, giờ đây, với thẻ tín dụng lưu hành tại Cuba, mọi người có thể dùng trong các chuyến công tác chi trả các loại chi phí như ở những quốc gia khác.
Ông David Seleski hy vọng sắp tới sẽ có thêm nhiều ngân hàng Mỹ phát hành thẻ tín dụng dùng được ở Cuba, để tạo điều kiện cho làn sóng du khách mới dự kiến sẽ ghé thăm đảo quốc này trong tương lai.
Thẻ tín dụng mới của Ngân hàng Stonegate thuộc loại MasterCard. Trước mắt, ngân hàng này sẽ phát hành khoảng 1.000 thẻ. Chính phủ Cuba sẽ miễn 10% cước trao đổi ngoại tệ USD cho những người dùng thẻ của Stonegate.
Theo_VTV
Bưu điện thu hộ tiền phạt giao thông toàn quốc từ 15/6 Kể từ ngày 15/6, Tổng công ty Bưu điện VN sẽ triển khai việc thu tiền phạt và chuyển phát giấy tờ tạm giữ cho người vi phạm giao thông qua hệ thống Bưu điện trên cả nước. Đây là nội dung quan trọng nhất trong Thỏa thuận hợp tác giữa Cục Cảnh sát giao thông và VietnamPost chiều nay, theo đó, tất...