Đề nghị xem xét kỷ luật Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Bình
Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm và quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đối với đồng chí Nguyễn Văn Bình.
Ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
Vừa qua, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ 49. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung:
1. Sau khi xem xét kết quả thẩm tra, xác minh nội dung phản ánh liên quan đến đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, UBKT Trung ương nhận thấy:
Video đang HOT
Trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đồng chí Nguyễn Văn Bình đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong việc ban hành và tổ chức thực hiện một số nghị quyết, quy định, quyết định về hoạt động tín dụng ngân hàng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, khó khắc phục; nhiều cán bộ, đảng viên của Ngân hàng Nhà nước và lãnh đạo chủ chốt một số tổ chức tín dụng vi phạm pháp luật bị xử lý hình sự.
Những vi phạm, khuyết điểm của đồng chí Nguyễn Văn Bình là nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, của Ngân hàng Nhà nước và cá nhân đồng chí. Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm và quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên, UBKT Trung ương đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đối với đồng chí Nguyễn Văn Bình.
2. Sau khi xem xét trách nhiệm liên quan đến các sai phạm trong quản lý, sử dụng khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh; căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên, UBKT Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với đồng chí Hồ Thị Kim Thoa, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương.
Đồng chí Vũ Huy Hoàng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, trong thời gian giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có vi phạm, khuyết điểm rất nghiêm trọng, đến mức phải khai trừ ra khỏi Đảng. Tuy nhiên, do đồng chí đang mắc bệnh hiểm nghèo nên chưa xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định.
3. Sau khi xem xét kết quả kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBKT Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu và kết quả giám sát đối với: Ban Thường vụ Tỉnh ủy và đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận; Ban cán sự đảng và đồng chí Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện Quy chế làm việc, công tác cán bộ, thực hiện nhiệm vụ chính trị và trách nhiệm nêu gương; UBKT Trung ương yêu cầu các tổ chức đảng và đảng viên được kiểm tra, giám sát nêu trên phát huy ưu điểm, nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm và khắc phục kịp thời những hạn chế, khuyết điểm đã được chỉ ra.
4. Cũng tại kỳ họp này, UBKT Trung ương đã xem xét, giải quyết tố cáo đối với một số trường hợp và quyết định một số nội dung quan trọng khác.
Nâng cao hiệu quả Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
Chiều 9/7, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng đã chủ trì Hội nghị nghiệm thu đề tài khoa học cấp bộ: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Tham dự Hội nghị có ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương.
Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng phát biểu tại Hội nghị.
Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng khi đã khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc trong mỗi người Việt, nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp, góp phần xây dựng nền kinh tế tự lực, tự cường. Qua 10 năm triển khai, Cuộc vận động đã tạo chuyển biến tích cực trên cả hai lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng. Cán bộ, đảng viên và nhân dân đã nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về mục đích, ý nghĩa của Cuộc vận động, từ đó đã thay đổi nhu cầu tiêu dùng theo hướng ưu tiên dùng hàng sản xuất trong nước. Doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tích cực hơn trong nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, đổi mới, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ; đồng thời đẩy mạnh hoạt động đưa hàng Việt đến các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.
Đến nay, tại hệ thống siêu thị trong nước, hàng Việt luôn đạt tỷ lệ trên 90%; đối với kênh bán lẻ truyền thống, tỷ kệ hàng Việt tại các chợ, cửa hàng tiện lợi chiếm trên 60%; tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ từ năm 2009 đến nay đều có mức tăng trưởng 10% mỗi năm; chỉ số giá tiêu dùng từ mức lạm phát phi mã 19,8% năm 2008 đã giảm xuống mức dưới 5% trong các năm gần đây.
Tuy nhiên, nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của Cuộc vận động ở một số nơi chưa được đồng bộ, một số cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm đúng mức đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Cuộc vận động. Trong triển khai thực hiện Cuộc vận động, một số nơi còn hình thức, chưa cụ thể hóa các phương thức đưa hàng Việt tới tay người tiêu dùng. Bên cạnh đó, còn nhiều doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu về nâng cao chất lượng, giảm chi phí hàng hóa, dịch vụ; tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, tình trạng cạnh tranh không đúng luật, lách luật, trốn thuế vẫn còn xảy ra.
Xuất phát từ thực tế đó, đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" chia làm 3 chương. Trong đó, chương I đề cập đến cơ sở lý luận, thực tiễn và vai trò của MTTQ Việt Nam trong chỉ đạo, điều hành và triển khai Cuộc vận động; chương II nêu lên thực trạng việc triển khai Cuộc vận động của MTTQ Việt Nam trong 10 năm qua; chương III đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Cuộc vận động của MTTQ Việt Nam trong thời gian tới.
Theo đó, đề tài đã đề cập tới 6 nhóm giải pháp nhằm triển khai hiệu quả Cuộc vận động như: nhóm các giải pháp về công tác tuyên truyền và truyền thông; nhóm giải pháp nhằm phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể; nhóm giải pháp phát huy vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước, các bộ, ngành; nhóm giải pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp và nhóm giải pháp đối với Kiều bào Việt Nam ở nước ngoài.
Từ những nhóm giải pháp này đã nêu rõ vai trò, trách nhiệm của MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội cùng vào cuộc để đẩy mạnh cuộc vận động tới toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đặc biệt, trong bối cảnh cả nước vừa phòng, chống dịch COVID-19 vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, việc đẩy mạnh tuyên truyền để Cuộc vận động thực sự trở thành một trong những động lực giúp doanh nghiệp Việt phục hồi sản xuất, kinh doanh, đưa hàng Việt ngày càng có chỗ đứng trên thị trường và củng cố niềm tin trong nhân dân đối với hàng Việt.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị nghiệm thu.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng cho biết, qua ý kiến nhận xét đánh giá của hội đồng thì đây là sản phẩm có dung lượng đồ sộ; tiếp cận những thông tin, luận cứ khoa học để đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét. Đề tài khoa học có kết cấu truyền thống gồm 3 chương. Đề tài có sự đầu tư công sức, có quá trình khảo sát, nghiên cứu mang tính thực tiễn; đảm bảo đầy đủ các nội dung theo công trình nghiên cứu cơ bản. Đề tài còn có những nội dung khác với nhiều nhóm đề tài nghiên cứu khác nhau đó là đề cập đến các tổ chức thành viên như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam...
Để đề tài nghiên cứu hiệu quả hơn, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng đề nghị, đề tài cần có những nôi dung mang tính khái quát cao hơn, cần đề cập đến vai trò của Mặt trận địa phương và Mặt trận Trung ương khi triển khai thực hiện CVĐ này.
Quy hoạch Nam Định thành trung tâm sợi, dệt, nhuộm Ngày 1-7, đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương và đoàn công tác đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định về triển khai thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị và Dự thảo văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh...